Đặc điểm về lịch sử, văn hóa

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa (Trang 42 - 47)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2. Tổng quan về huyện Hậu Lộc

1.2.3. Đặc điểm về lịch sử, văn hóa

Hậu Lộc là nơi có bề dày lịch sử và truyền thống văn hoá lâu đời. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lỵ sở của Thanh Hóa thời Lý được đặt ở vùng đất Duy Tinh (nay thuộc xã Thuần Lộc); Hiếm có vùng đất nào của Thanh Hố lại có đầy đủ những mốc nổi tiếng đánh dấu các giai đoạn lớn của lịch sử, từ tối cổ đến tận ngày nay. Do vậy, thiên nhiên và văn hoá Hậu Lộc đều thấm đượm sắc màu lịch sử.

Năm 1976 các nhà khảo cổ học đã phát hiện ở xã Phú Lộc di chỉ văn hố Gị Trũng, có niên đại cách đây 5000 năm. Việc phát hiện di chỉ Gò Trũng đã giúp cho ngành khảo cổ học có thêm những tư liệu cần thiết và quan trọng để nghiên cứu và lí giải con đường phát triển từ văn hóa Hịa Bình đến văn hóa Đa Bút, văn hóa Hoa Lộc và văn hóa Đơng Sơn [7].

Là một huyện ven biển ở Bắc miền Trung, Hậu Lộc như là cửa ngõ đón gió bão đổ vào Thanh Hố. Hàng năm trung bình có từ 1 - 2 trận bão, có năm lên đến 3 - 4 trận, từ 3 - 4 trận lũ sông và lũ đồng. Bão tố, lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Sống trong điều kiện tự nhiên đó, địi hỏi con người Hậu Lộc từ xa xưa phải cố kết với nhau, phải vươn lên để đấu tranh với thiên tai để trụ lại và khai phá mảnh đất vừa mẫu mỡ, vừa khắc nghiệt này. Với sức mạnh nội lực, với ý chí kiên cường, trải qua hàng ngàn năm, nhân dân Hậu Lộc đã bền bỉ lao động sáng tạo, xây dựng nên những xóm làng, những cánh đồng đẹp đẽ, tươi tốt như ngày nay.

Bước vào thời kỳ lịch sử của dân tộc, trên mảnh đất Hậu Lộc cũng để lại nhiều dấu ấn quan trọng. Khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh (Bà Triệu) lấy căn cứ chính là vùng Triệu Lộc thuộc huyện Hậu Lộc, nổ ra năm 248 được

nhân dân cả quận Giao Chỉ và Cửu Chân hưởng ứng, giết chết viên thứ sử Giao Châu, khiến sử Ngơ cũng phải ghi chép: Năm 248 "tồn thể châu Giao đều chấn động" [7]. Cuộc khởi nghĩa cuối cùng thất bại trước sự đàn áp dã man của kẻ thù. Tuy nhiên hình ảnh và sự tích về Bà vẫn không phai nhạt trong tâm tưởng của nhân dân.

Hậu Lộc là vùng đất có nhiều sự kiện và nhiều nhân vật nổi tiếng trong trường kỳ lịch sử chinh phục cải tạo thiên nhiên đấu tranh, xây dựng xã hội, chống xâm lược bảo vệ quê hương đất nước, Hậu Lộc đã sinh ra khơng ít những người con ưu tú, những nhân vật xuất sắc trên nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau (chính trị, quân sự, kinh tế, văn hố).

Nhìn chung Hậu Lộc mang đậm nét văn hóa đồng bằng ven biển. Yếu tố hội tụ đầy đủ đồi, đồng bằng, biển...đã tạo cho Hậu Lộc một ưu thế lớn về việc giao lưu tiếp biến văn hóa, tạo nên văn hóa Hậu Lộc phong phú, đa màu sắc và là một bộ phận tiêu biểu của văn hóa Xứ Thanh.

Có thể nói rằng yếu tố chính có tác động mạnh mẽ đến nguồn gốc hình thành và phát triển của một nền văn hóa là tổ chức cộng đồng và điều kiện tự nhiên sinh ra đặc thù nghề nghiệp. Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm đưa ra: “Bởi văn hoá là sản phẩm của con người và tự nhiên nên nguồn gốc sâu xa của mọi sự khác biệt về văn hố chính là do những khác biệt về điều kiện tự nhiên (địa lý- khí hậu) và xã hội (lịch sử - kinh tế) quy định” . Với cách nhìn như vậy, tác giả đã lần tìm ra mối quan hệ ảnh hưởng, chi phối giữa các mặt, theo thứ tự: điều kiện tự nhiên, môi trường sinh tồn - nghề nghiệp - đời sống - tâm lý, quan niệm…với văn hố; trong đó, tự nhiên - mơi trường là xuất phát điểm.

Điểm xuất phát đầu trong lịch sử của Hậu Lộc là từ sơ kỳ thời đại kim khí khi phát hiện ra các dấu tích người Việt cổ tại di chỉ Hoa Lộc, các hiện vật khai quật được chủ yếu là cuốc đá, đồ đất nung, sành... nên có thể khẳng định gốc khởi nguồn của văn hóa Hậu Lộc là từ nơng nghiệp. Hậu Lộc nói riêng,

Thanh Hóa nói chung được xếp vào vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ. Cư dân ở đây sống với nghề trồng lúa nước, làm nông nghiệp một cách thuần túy, biển và rừng bao bọc quanh vùng đồng bằng. Người nông dân nơi đây đắp đê lấn biển trồng lúa, làm muối và đánh cá ở ven biển. Ngồi cây lúa, người dân Hậu Lộc cịn nhiều loại cây khác phù hợp với chất đất từng vùng và khí hậu từng mùa. Mang nét văn hóa nơng nghiệp lúa nước nên biểu hiện xã hội thể hiện rõ trong những phong tục, tập quán, tín ngưỡng và tổ chức xã hội theo trật tự.

Do yếu tố đặc thù nghề nghiệp cũng như các quan niệm nảy sinh trong cuộc sống thuần túy nên trong tín ngưỡng, phong tục liên quan đến sản xuất nơng nghiệp có thể nhìn thấy rõ ràng như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên; thờ Mẫu; Thờ thần Thành Hoàng Làng; Lễ hạ điền, thượng điền; Tục đảo vũ (Cầu mưa; Tục thờ Cá Voi (Cá Ông); Tục thờ Đức Vua Đảo Nẹ; Thờ Đức Thánh Cả - Tứ vị Thánh Nương…

Sự hình thành làng là hình thức của cộng đồng dân cư. Nét đặc trưng của văn hóa làng ở Hậu Lộc mang đặc điểm, đặc thù của nghề nghiệp bắt nguồn từ sự sinh tồn. Bắt đầu manh nha hình thành từ một nhóm người sống trong hang đá, những bãi cát, cồn cát ven biển. Sự tập trung ấy được nâng lên một mức cao hơn khi hình thành những bộ tộc người và nâng lên một văn minh mới đó là làng rồi đến xã. Tại Hậu Lộc, có những làng xã mang đặc thù của nghề nghiệp như nông nghiệp thuần túy, nông nghiệp đan xen ngư nghiệp và nay có thêm hình thức làng nơng nghiệp có yếu tố dịch vụ mới. Chỉ có duy nhất xã Ngư Lộc với hình thức hình thành làng mang đậm yếu tố văn hóa biển thuần túy, nhưng đến nay cũng đan xen thêm yếu tố dịch vụ. Nghiên cứu khảo sát hiện nay có thể phân loại làng ở Hậu Lộc ra các loại chính sau:

- Làng nơng nghiệp. - Làng ngư nghiệp. - Làng chài.

- Làng nghề thủ cơng. - Làng vùng đồi núi. Văn hóa ẩm thực

Ăn uống là văn hóa, chính xác hơn nó là văn hóa tận dụng mơi trường tự nhiên. Đối với người Việt Nam cơ cấu bữa ăn bộc lộ dấu ấn của truyền thống văn hóa nơng nghiệp lúa nước. Đó là cơ cấu ăn thiên về thực vật và trong thực vật lúa gạo đứng đầu. Đối với làng Hậu Lộc do đặc điểm tự nhiên của vùng miền, có biển, có đồng màu, nên vị trí đứng thứ hai sau lúa gạo là rau củ và các loại thủy sản khai thác được trong tự nhiên. Với ưu thế nghề biển hải sản trở thành nguồn thức ăn dồi dào của người dân Hậu Lộc. Ngoài cá tươi người dân nơi đây còn chế biến thành các dạng như: cá kho nồi, cá nướng, cá khô, làm các loại mắm… bữa ăn thêm phong phú và giàu chất dinh dưỡng.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về văn hóa là những vấn đề lý luận và thực tiễn hết sức phong phú, đa dạng, nhiều mặt, bao gồm nhiều nội dung. Trong hệ thống quản lý nhà nước về văn hóa ở nước ta hiện nay, quản lý văn hóa cấp huyện có vai trị quan trọng trong việc thực hiện đường lối, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Đảng và Nhà nước.

Để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quản lý nhà nước đối với văn hóa cấp huyện, trước hết cần phải nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn, đặc biệt là phải có sự khảo sát, đánh giá thực trạng văn hóa các cơ sở. Huyện Hậu Lộc có lịch sử văn hóa lâu đời, nơi lưu giữ những dấu ấn của quá trình hình thành và phát triển trong tiến trình phát triển của văn hóa Xứ Thanh và văn hóa Việt Nam.

Trong bối cảnh đổi mới, hội nhập và phát triển hiện nay, Hậu Lộc tiếp tục tăng cường về công tác quản lý nhà nước về văn hóa của cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện các nhiệm vụ văn hóa. Kết quả nghiên cứu về phương diện lý luận ở Chương 1 là tiền đề quan trọng để khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý văn hóa trong thời gian qua, làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng cơng tác quản lý về văn hóa trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

Chương 2.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)