7. Cấu trúc của luận văn
1.2. Tổng quan về huyện Hậu Lộc
1.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, Hậu Lộc có đầy đủ các điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, du nhập nhiều nghề mới vào thúc đẩy kinh tế thị trường...Hậu Lộc hình thành 3 vùng kinh tế: Kinh tế vùng Đồng, kinh tế vùng Biển, kinh tế vùng Đồi, với cơ cấu kinh tế: Nông - Ngư, Diêm - Công - Dịch vụ.
Kinh tế nơng nghiệp: Ứng với vùng đồng: 22/23 xã có đồng (trừ Ngư Lộc chuyên đánh cá). Ba xã phía Tây là Triệu Lộc, Đại Lộc, Đồng Lộc vừa có kinh tế đồng, vừa có kinh tế đồi. 5 xã phía Đơng là Đa Lộc, Hưng Lộc, Ngư Lộc, Hải Lộc, Hồ Lộc vừa có kinh tế đồng vừa có kinh tế biển.
Tổng diện tích đất trồng trọt của Hậu Lộc là 17.168 ha. Đồng đất Hậu Lộc vào loại tốt. Từ năm 1919 ông BRERTON (người Pháp) đã viết: “Các huyện Yên Định, Hoằng Hố, Hậu Lộc, Đơng Sơn có nhiều ruộng nhất đẳng hơn cả” [7]. Kinh tế đồng là kinh tế trọng yếu của huyện, hàng năm sản xuất ra lượng lương thực, thực phẩm chiếm tỷ trọng hơn 80% kinh tế tồn huyện.
Kinh tế biển: Hậu Lộc có 12 km bờ biển, trong đó các xã Đa Lộc, Hưng Lộc, Minh Lộc, Hải Lộc, Hoà Lộc vừa làm ruộng (kinh tế đồng) vừa đánh cá (kinh tế biển). Riêng Ngư Lộc chuyên đánh cá. Hai xã Hải Lộc và Hoà Lộc vừa có đánh cá, vừa làm muối. Nghề đánh cá ở Hậu Lộc có từ lâu đời và khá phát triển. Sách "Lơ Thanh Hoa" viết: "Nghề đánh cá phát triển ở các đảo hòn Nẹ, hòn Sụp, đối diện với Lạch Trường và quanh các đảo phía Nam của tỉnh" [7].
Hậu Lộc cịn có trên 100 ha đồng muối ở 2 xã Hải Lộc và Hoà Lộc. Ven biển cũng có diện tích mặt nước lợ để ni trồng hải sản, đã đưa vào sử dụng 80 ha, 500 ha bãi bồi ở Đa Lộc đưa vào sử dụng 300 ha trồng sú vẹt [7].
Kinh tế đồi: Hậu Lộc có 1.485 ha đồi núi, tập trung chủ yếu ở các xã phía Tây, như: Triệu Lộc, Đại Lộc, Đồng Lộc, Tiến Lộc... phù hợp với trồng các loại cây công nghiệp như: chè, sắn, các loại cây ăn quả, các loại cây lấy gỗ, củi [7].
Ngành nghề và dịch vụ: Hậu Lộc có một số nghề truyền thống trong đó điển hình là nghề rèn ở Tiến Lộc. Khơng chỉ làm các sản phẩm truyền thống như công cụ cầm tay phục vụ nông nghiệp và đời sống nhân dân, giờ đây Tiến Lộc phát triển nhiều nghề mới, nhiều sản phẩm mới như: dập bản lề, hàn khung cửa, đục mặt sàng máy xay xát, máy nghiền, cán thép...Tuy mới phát triển trong những năm gần đây, nhưng dịch vụ đã phát huy mạnh mẽ ưu thế và tác động của nó. Dịch vụ ở Hậu Lộc chủ yếu là bn bán nhỏ. Đến nay đã xuất hiện nhiều hình thức dịch vụ mới như: khu vui chơi giải trí, vật liệu xây dựng, trung tâm tổ chức sự kiện, nhà hàng ăn uống,..Hiện nay Hậu Lộc có 6
trung tâm thương mại, 05 nhà máy may thu hút trên 10.000 lao động, 22/23 xã, thị trấn thành lập HTX dịch vụ nông nghiệp. Dịch vụ phát triển mạnh ở Thị trấn, Chợ Phủ, Hoa Lộc, Ngư Lộc, Minh Lộc, Hưng Lộc, Hoà Lộc.