Những hạn chế, nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa (Trang 82 - 87)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Đánh giá chung

2.3.2. Những hạn chế, nguyên nhân

2.3.2.1. Những hạn chế

Công tác quản lý nhà nước về văn hóa, thơng tin tuy đã đạt được nhiều thành tựu nhất định, nhưng vẫn cịn bộc lộ khơng ít những bất cập cần được giải quyết đó là:

Thứ nhất, Về nhận thức: Một bộ phận cán bộ, đảng viên, một số cấp ủy,

chính quyền, đặc biệt ở các cơ sở về vai trị của văn hóa đối với sự phát triển xã hội chưa đầy đủ, do vậy chưa quan tâm đúng mức đầu tư nguồn lực cho văn hóa.

Thứ hai, Cơ chế phối hợp, chỉ đạo giữa các cơ quan quản lý nhà nước

về văn hóa ở các cấp với các tổ chức chính quyền, đồn thể trong hệ thống chính trị cịn chưa chặt chẽ, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp. Cơ chế quản lý còn xem nhẹ, dẫn đến thiếu những biện pháp hữu hiệu trong việc xây và chống để phát huy những nhân tố mới, đẩy lùi tiêu cực.

Thứ ba, Đội ngũ cán bộ văn hóa, nhất là văn hóa ở cơ sở cịn thiếu số

lượng, chất lượng, trình độ chun mơn chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. Hiện nay, mỗi xã chỉ có một cán bộ phụ trách văn hóa, nên cùng lúc phải kiêm nhiệm nhiều công việc như tuyên truyền, phát thanh, trang trí,... dẫn đến hiệu quả không cao. Công tác bồi dưỡng, tập huấn cán bộ chưa được chú trọng nên chưa đáp ứng ngang tầm với u cầu và địi hỏi của cơng tác quản lý xây dựng đời sống văn hóa, quản lý dịch vụ văn hóa hiện nay.

Thứ tư, Hiện nay hệ thống cơ sở vật chất, phương tiện, kinh phí phục

vụ cho hoạt động tuyên truyền vẫn còn hạn chế, đó là: Hệ thống phương tiện phục vụ hoạt động tuyên truyền còn quá mỏng, tập trung chủ yếu ở khu vực thị trấn; tuyên truyền trên pano nhưng kích thước nhỏ, nội dung khẩu hiệu tuyên truyền thường quá dài, khó nhớ nên hiệu quả tuyên truyền không cao; số cột treo băng rôn ngang đường trên địa bàn Huyện hiện nay vẫn chưa đáp ứng được hoạt động tuyên truyền chính trị…

Thứ năm, Công tác quản lý các dịch vụ văn hóa tuy được quan tâm

nhưng việc thực hiện quyền tác giả, quyền liên quan trong hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa vẫn chưa thực hiện nghiêm túc; tình trạng bán băng, đĩa

lậu vẫn còn tiếp diễn và tồn tại; hiện tượng lưu hành, sử dụng băng đĩa ca nhạc không tem nhãn, kiểm duyệt, hoạt động quá giờ quy định của một số cơ sở kinh doanh karaoke, internet gây ồn ào mất an ninh trật tự khu vực, ảnh hưởng tới sinh hoạt của người dân xung quanh vẫn tồn tại. Chế độ đãi ngộ cán bộ làm công tác văn hóa ở cơ sở cịn thấp. Cơ sở vật chất đầu tư cho phát triển văn hóa cịn hạn chế, việc sử dụng ngân sách chi cho văn hóa cịn chưa tương xứng, chưa đáp ứng và theo kịp sự phát triển của văn hóa; việc biểu dương, khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có cống hiến, đóng góp cho sự phát triển văn hóa trên địa bàn huyện chưa được quan tâm, chưa động viên kịp thời.

Thứ sáu, Công tác kiểm tra chưa được duy trì thực hiện thường xuyên,

việc kiểm tra vẫn chủ yếu tập trung vào các dịp cao điểm trong năm; sự phối kết hợp giữ các ngành, các đơn vị chưa tốt, dẫn đến chồng chéo trong kiểm tra giữa các đoàn; chưa xử lý nghiêm đối với những trường hợp vi phạm. Công tác quản lý di tích và lễ hội tuy đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn cịn tồn tại khơng ít những khó khăn như: Trong các lễ hội vẫn cịn các hình thức kinh doanh các trị chơi ăn tiền, ăn xin và mất vệ sinh an toàn thực phẩm... Hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn công tác xây dựng tại các di tích cịn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội hiện nay; chưa ban hành được quy chế hướng dẫn tổ chức bộ máy và hoạt động tại các ban, tổ quản lý di tích. Vai trị và sự quan tâm của một số xã đối với vấn đề bảo tồn di tích cịn chưa cao... Ý thức chấp hành pháp luật và xây dựng nếp sống văn minh ở một bộ phận cư dân còn hạn chế, đặc biệt là việc chấp hành luật giao thơng, vệ sinh mơi trường... cịn chuyển biến chậm.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Trong hoạt động quản lý Nhà nước về văn hóa hiện nay vẫn cịn những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân là do yếu tố chủ quan lẫn khách quan mang lại, chủ yếu như sau.

Thứ nhất, nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về vị trí, vai

trị của văn hóa chưa đầy đủ, sâu rộng dẫn đến việc chỉ đạo, thực hiện các hoạt động văn hóa nhất là ở cơ sở, trong đó có quản lý nhà nước về văn hóa chưa tương xứng, đúng tầm nên hiệu quả còn hạn chế nhất định.

Thứ hai, Cùng với sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, q trình

đơ thị hóa đang đặt ra cho văn hóa những hệ lụy, các hiện tượng phi văn hóa, biến tướng… địi hỏi phải nâng cao năng lực quản lý nhà nước về văn hóa.

Thứ ba, đội ngũ cán bộ và bộ máy cán bộ làm cơng tác văn hóa, quản lý

văn hóa cịn mỏng, trình độ, năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ phát triển và quản lý văn hóa trong giai đoạn hiện nay. Chính sách hỗ trợ cho cán bộ làm công tác quản lý về văn hóa chưa chưa đủ mạnh để khuyến khích, động viên và hỗ trợ trong thực hiện nghiệp vụ và yêu cầu công tác.

Thứ tư, Năng lực điều hành của chính quyền cơ sở ở một số địa phương

cịn yếu, chưa làm tốt chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn, đặc biệt là quản lý các dịch vụ văn hóa, quản lý di sản, việc nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Quản lý nhà nước về văn hóa là nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng và phát triển nền văn hóa phù hợp với sự phát triển chung của đất nước. Văn hóa là một lĩnh vực đa ngành, đa nghề nên việc quản lý văn hóa cũng hết sức phức tạp và khó khăn. Hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, an tồn xã hội và đóng góp quan trọng trong thành tựu chung của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện nhà. Tuy nhiên qua thực trạng quản lý các hoạt động văn hóa đặt ra cho cơng tác quản lý văn hóa trên địa bàn huyện nhiều vấn đề cần giải quyết như việc quán triệt các văn bản của cấp trên đơi khi cịn nặng hình thức, thiếu chương trình hành động cụ thể; vai trị tham mưu của đội ngũ cán bộ văn hóa các cấp cịn hạn chế, thiếu chủ động; việc thực hiện xã hội hóa hoạt động văn hóa triển khai cịn chậm; một số thiết chế văn hóa hiện có chưa được quan tâm đúng mức.

Quản lý nhà nước về văn hóa khơng phải chỉ là cấp giấy phép, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, mà nhiệm vụ chính của cơng tác này là tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động văn hóa phát triển, khuyến khích các hoạt động văn hóa nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu của người dân, bên cạnh đó tác động, điều chỉnh bằng pháp luật đối với mọi hoạt động văn hóa trong đời sống xã hội, thúc đẩy sự nghiệp văn hóa của nhân dân không ngừng lớn mạnh, mơi trường văn hóa phát triển phù hợp với định hướng của Đảng, pháp luật của Nhà nước và góp phần vào xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đối mặt với những thác thức về công tác quản lý văn hóa trên địa bàn, trong thời gian tới các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cần tăng cường hơn nữa các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa.

Chương 3.

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẬU LỘC

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)