Vai trị của việc xây dựng văn hóa cơng sở

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng văn hóa công sở tại báo Thanh Hóa (Trang 32 - 35)

7. Cấu trúc luận văn

1.4. Vai trị của việc xây dựng văn hóa cơng sở

VHCS có vai trị rất quan trọng trong sự phát triển của đơn vị, tổ chức, cơ quan cũng như chính bản thần mỗi CBCCVC, nhân viên. Có thể kể tới các vai trò của VHCS như sau:

* VHCS góp phần xây dựng “thương hiệu” của cơng sở

Mỗi công sở cần xây dựng cho mình một nền VHCS vững mạnh. Sự khác biệt trong VHCS là sức mạnh cạnh tranh của cơng sở đó. Nó chính là bản sắc, là phong thái của cơng sở đó. Một cơng sở nếu muốn đi sâu vào nhận thức lâu dài của người dân thì cơng sở đó phải tạo ấn tượng về một đặc trưng nổi bật nào đó. Tất cả những yếu tố đó chính là những biểu hiện của VHCS của chính cơng sở đó. Nó là đặc điểm để phân biệt các công sở với nhau và tạo nên uy tín, thương hiệu của cơng sở đó. Bởi lẽ khi chúng ta đến làm việc với một cơ quan nhưng phong cách phục vụ lại rất kém, nhân viên cáu gắt, luộm thuộm, khuôn viên công sở mất vệ sinh, tất yếu chúng ta sẽ không cảm thấy hài lịng. Vì vậy VHCS rất quan trọng trong việc tạo dựng niềm tin của người đến làm việc với cơ quan công quyền.

VHCS không chỉ dừng lại ở việc sử dụng trang phục sao cho đúng, sao cho lịch sự mà VHCS còn đem đến cho những con người làm việc trong công sở những chuẩn mực về cách ứng xử giữa những thành viên trong cơ quan tổ chức, tác phong làm việc và còn là thái độ và trách nhiệm của chính họ đối với

cơng việc, với cơ quan, tổ chức mà họ đang phục vụ. Một công sở chỉ được xem là làm trịn nhiệm vụ và chức năng của nó khi tạo dựng được mối quan hệ tốt giữa cán bộ công chức trong công việc, các chuẩn mực ứng xử, các nghi thức tiếp xúc hành chính, ý thức chấp hành kỷ luật trong và ngồi cơ quan.

Chính vì vậy, các nhà lãnh đạo tổ chức ngày càng nhận thức rõ vai trò quan trọng của việc tạo dựng các giá trị văn hoá tổ chức để nâng cao sức cạnh tranh và tạo khả năng phát triển bền vững.

* VHCS góp phần phát triển tồn diện con người

Các chuẩn mực về VHCS giúp các cá nhân làm việc trong công sở tự chấn chỉnh các hành vi, thái độ, tác phong làm việc và đồng thời cũng hiểu rõ được trách nhiệm của bản thân mình đối với nhà nước với Nhân dân. Chúng ta nói VHCS góp phần phát triển tồn diện con người cả về tinh thần và nhân cách vì các tiêu chí đánh giá VHCS đã bao hàm hầu như đầy đủ các giá trị tinh thần, nhân cách của con người. Nếu thực hiện tốt các quy định và tiêu chí của VHCS sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển tinh thần và nhân cách của con người một cách toàn diện. Những chuẩn mực về VHCS sẽ giúp con người ngày càng hoàn thiện. Sức ảnh hưởng của VHCS lại không chỉ dừng lại ở môi trường công sở, hay chỉ áp dụng khi làm việc tại công sở mà những giá trị của nó cịn tồn tại và áp dụng cả trong cuộc sống thường ngày tại các thời điểm khi các cá nhân không làm việc tại công sở.

Một công sở giống như một xã hội thu nhỏ. Ở đó có sự hiện diện của tất cả các mối quan hệ. Mỗi cá nhân trong công sở không đơn giản chỉ là thực hiện công việc được phân cơng, mà cịn là việc đối nhân xử thế giữa những con người trong công sở với nhau, giữa các cá nhân trong công sở với cơ quan và cá nhân bên ngồi. Vì thế, để tồn tại và khẳng định vị trí của mình trong mơi trường cơng sở thì cần phải tn thủ và làm tốt những chuẩn mực trong VHCS.

* VHCS giúp củng cố lịng tin, sự nhiệt tình của nhân viên và khích lệ quy trình đổi mới sáng tạo

Một mơi trường VHCS lành mạnh thì sẽ giữ chân người làm lâu dài. Người lao động khơng chỉ lao động vì tiền mà họ còn quan tâm đến những yếu tố về văn hóa và mơi trường làm việc. Trong môi trường làm việc phù hợp và được khích lệ, người lao động sẽ được phát huy được hết tiềm năng và thế mạnh của mình. Sự khích lệ này góp phần phát huy tính năng động sáng tạo của nhân viên, là cơ sở cho quá trình nghiên cứu và sáng tạo. VHCS thiết lập một bầu khơng khí tin cậy trong cơng sở; tạo nên sự tự nguyện phấn đấu, cống hiến cho công việc. Do vậy, VHCS góp phần xây dựng một nề nếp làm việc khoa học, có kỷ cương, góp phần tạo nên sự đồn kết và sáng tạo giữa các thành viên trong cơ quan.

* Đối với BTH

Với nhận thức báo chí vừa là bộ phận của văn hóa, vừa là phương tiện truyền tải, phổ biến văn hóa tới cơng chúng, vì thế bên cạnh chức năng tun truyền, báo chí cịn có vai trị định hướng, hình thành, lan tỏa chuẩn mực văn hóa trong đó có VHCS. Với quan niệm đó, ban lãnh đạo BTH ln xác định vai trò quan trọng của VHCS. Trong bối cảnh hiện nay VHCS giúp xây dựng hình ảnh và thương hiệu của Báo trong hệ thống báo chí nói chung và hệ thống báo chí Thanh Hóa nói riêng. Đồng thời VHCS cịn giúp định hình và tạo nên sự khác biệt giữa báo của tỉnh này với báo của tỉnh khác, giữa tờ báo này với tờ báo khác. VHCS cũng giúp cho BTH khẳng định được vị trí, vai trị của mình trong thời đại đa dạng, phong phú về các phương tiện truyền thơng. Chính vì thế, việc xây dựng VHCS tại BTH ln được khuyến khích nhằm xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh, dân chủ, tích cực thân thiện và cởi mở giúp người lao động thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Mỗi tổ chức, dù có ý thức hay vơ thức, đều hình thành nên một phong cách làm việc riêng. Có thể nói, việc xây dựng VHCS ở mỗi cơ quan, đơn vị góp phần tạo nên uy tín, thương hiệu và dấu ấn riêng của các tổ chức. Để tạo nên hiệu quả ấy, cần phải chú ý đến các thành tố hình thành nên VHCS. Từ đó, chúng ta càng khẳng định VHCS có vai trị quan trọng, quyết định hiệu quả hoạt động hay chất lượng cơng việc của cơ quan hành chính nói chung, góp phần xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp, văn minh và hiện đại.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng văn hóa công sở tại báo Thanh Hóa (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)