7. Cấu trúc luận văn
2.2. Hoạt động xây dựng văn hóa cơng sở tại Báo Thanh Hóa
VHCS là tổng hòa những giá trị hữu hình và vơ hình, bao gồm: mơi trường - cảnh quan, phương tiện làm việc, đạo đức nghề nghiệp, tác phong, mối quan hệ, ứng xử và các hoạt động tập thể do cán bộ công chức trong cơng sở đó tạo nên nhằm xây dựng một cơng sở văn minh, lịch sự, đúng luật pháp... Tuy nhiên, khi phân tích thực trạng hoạt động xây dựng VHCS ở BTH chúng tôi cũng chỉ tập trung vào những phương diện nổi bật theo quyết định 129 của chính phủ mà ở đó thể hiện rõ nhất cái gọi là văn hóa cơng sở tại cơ quan báo Thanh Hóa.
2.2.1. Nội quy, quy chế làm việc của Báo Thanh Hóa
2.2.1.1. Nội quy ra vào cơ quan
Ban biên tập BTH yêu cầu cán bộ, PV, viên chức, nhân viên đến cơ quan làm việc đúng giờ; trang phục gọn gàng, lịch sự. Thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính; Quy chế VHCS; chấp hành và sử dụng hiệu quả
thời gian làm việc. CBCCVC và người lao động BTH thực hiện đeo thẻ tên, chức vụ có kèm ảnh trong giờ làm việc. Cụ thể, đối với bộ phận phóng viên thì đeo thẻ phịng viên có ảnh, tên, phịng làm việc; kỹ thuật viên đeo thẻ kỹ thuật viên; nhân viên văn phòng đeo thẻ văn phịng… Ngồi ra đối với những cán bộ, nhân viên đi xe ơ tơ thì có thẻ ra vào cơ quan để trên xe để bảo vệ nhận biết. Trao đổi về vấn đề này ông Lê Duy Sơn, Trưởng phịng Hành chính - Tổ chức cho biết: “Từ năm 2015, cơ quan đã triển khai thực hiện làm
thẻ cho công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan. Tuy nhiên do tính chất cơng việc cán bộ, viên chức, người lao động tại BTH, đặc biệt là của các phóng viên thường xuyên đi tác nghiệp, thời gian làm việc tại cơ quan ít nên việc đeo thẻ chưa thực hiện thường xuyên. Cùng với đó, chưa thực hiện được quy định cán bộ, viên chức, người lao động, nhân viên ra vào cổng trường phải xuống xe máy, dắt bộ” [Phỏng vấn ngày 10/3/2021].
Về nội quy đi làm của cán bộ, phóng viên: Phóng viên đi làm tin, cơ sở phải báo cáo thời gian, địa điểm, nội dung làm việc với lãnh đạo phịng, lãnh đạo phịng báo lên nhóm của cơ quan vào chiều ngày hôm trước (trừ vấn đề đột xuất). Khi tác nghiệp giữ đúng đạo đức người làm báo, không gây phiền hà cho cơ sở.
Đối với khách đến làm việc, công tác quy định rõ, người vào làm việc tại cơ quan phải báo cáo, xuất tình giấy tờ tùy thân với thường trực bảo vệ cơ quan; tuân thủ sự hướng dẫn của thường trực bảo vệ khi ra, vào cơ quan. Xe ô tô, xe máy, xe đạp phải để đúng nơi quy định.
2.2.1.2. Quy chế làm việc
Quy chế làm việc của BTH được quy định tại Quyết định số 28 ngày 2 tháng 1 năm 2019 Về việc ban hành Quy chế làm việc của BTH. Theo quy định này tất cả cán bộ, PV, viên chức - lao động thuộc cơ quan BTH phải có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và trách nhiệm của cán bộ, PV, viên chức theo
quy định hiện hành của Chính phủ; các quy định của Tỉnh ủy Thanh Hóa và Nội quy - Quy chế BTH, được thể hiện cụ thể ở 10 quy định chung như sau:
BTH - Cơ quan ngôn luận của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa. Cùng với việc tuân thủ Pháp luật Nhà nước, cán bộ, PV, BTV, viên chức BTH phải phục tùng kỷ luật của Đảng, tôn trọng và bảo vệ nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng.
Những người là cán bộ, PV, BTV BTH phải hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao, có thể cộng tác với các báo, tạp chí khác nhưng không được làm người đại diện hay cùng lúc làm phóng viên cho cơ quan báo chí khác. Tin, bài, ảnh... trước hết phải sử dụng ở BTH, nếu gửi ra báo khác phải tuân theo quy định của Luật Báo chí, các quy định của Tỉnh ủy Thanh Hóa và Nội quy - Quy chế BTH .
Chủ động có kế hoạch để học tập, rèn luyện, phấn đấu hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao; thực hiện làm việc đúng giờ, đúng Luật Lao động, đúng định mức công việc được giao.
Giữ gìn mối đồn kết trong và ngồi cơ quan, khơng được phép giải quyết các mâu thuẫn bằng hành động, lời nói thiếu văn hóa, thiếu ý thức xây dựng, vi phạm Pháp luật và Quy chế cơ quan;
Không phát ngôn bừa bãi những vấn đề thuộc về quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước, những việc thuộc nội bộ cơ quan, làm người khác hiểu nhầm về nghiệp vụ báo chí, ảnh hưởng đến uy tín cơ quan và uy tín cá nhân; khơng tham gia vào các tệ nạn cờ bạc, cá cược, ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác. Cán bộ, viên chức là đảng viên thực hiện nghiêm những điều đảng viên không được làm do Trung ương quy định và các quy định khác của Tỉnh ủy Thanh Hóa.
Khơng lợi dụng danh nghĩa cơ quan, nhà báo để hoạt động làm phương hại đến uy tín của cơ quan và quy ước về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của báo chí Việt Nam;
Các quy định, quy ước, văn bản từ cấp phòng trở xuống phải tuân thủ các điều trong bản quy chế này, là sự cụ thể hoá quy chế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến chế độ, chính sách, quy trình làm việc của cán bộ, PV, BTV, người lao động quy trình xuất bản báo, các định mức lao động, chế độ thưởng, phạt. Phòng hoặc bộ phận nào làm trái sẽ bị khiển trách, xử lý và bãi bỏ các văn bản vi phạm quy chế.
Nếu tổ chức, cá nhân vi phạm một hay nhiều điều trên, tuỳ theo tính chất, mức độ, hậu quả mà bị xử phạt từ khiển trách đến buộc thôi việc. Trường hợp vi phạm nặng, hậu quả nghiêm trọng, có thể đề nghị truy tố trước Pháp luật.
Nêu cao tinh thần tiết kiệm trong công tác và trong sinh hoạt. Tham gia vào việc giữ gìn, bảo vệ tài sản chung của cơ quan, để phương tiện đi lại đúng nơi quy định.
Tích cực tham gia các hoạt động quảng bá, giới thiệu BTH thơng qua các hình thức; tham gia tích cực cơng tác phát hành, giới thiệu BTH khi có điều kiện.
Bên cạnh những quy định chung có tích chất chun mơn, nghiệm vụ. Quy chế làm việc của báo cũng đưa ra một số quy định về VHCS như quy định chế độ làm việc và mối quan hệ của báo với các cơ quan, tổ chức khác. Đồng thời quy định rõ nhiệm vụ, chức năng của mỗi phòng, ban tránh chồng chéo. Đặc biệt, quy chế cũng đưa ra một số quy định tại nơi làm việc Cán bộ, PV, BTV, nhân viên khi đến cơ quan phải giữ gìn vệ sinh chung, đảm bảo cảnh quan môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi, không phá hoại cây xanh, hút thuốc đúng nơi quy định, trang phục gọn gàng kín đáo lịch sự, lời nói, giao tiếp ứng xử phải đúng chuẩn mực tại nơi công sở...
Về thời gian làm việc, thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định chung của Tỉnh.
Đối với cán bộ hành chính: Thực hiện thời gian làm việc đúng theo quy định.
Bảng 2.1. Quy định giờ làm việc cho cán bộ, nhân viên báo Thanh Hóa Thời gian Giờ bắt đầu Giờ kết thúc
Mùa đông (được tính từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau) 7h30 11h30 13h00 17h00 Mùa hè (được áp dụng từ tháng 4 đến tháng 9) 7h00 11h30 13h30 17h00
Nguồn: Báo Thanh Hóa
Tuy nhiên, do tính chất đặc thù nghề nghiệp thường xuyên di chuyển, tác nghiệp đội ngũ phóng viên chủ động phương tiện, thời gian làm việc sao cho phù hợp khi đi cơ sở. Bên cạnh đó, các bộ phận như Phòng thư ký tòa soạn và bộ phận kỹ thuật - chế bản, đọc Morat linh động giờ làm việc để đảm bảo số lượng và chất lượng báo đúng quy định. Do đó, phịng Thư ký tịa soạn phân cơng các thành viên trong phòng và bộ phận kỹ thuật - chế bản, Morat luân phiên trực nội dung và trực kỹ thuật - chế bản các số báo hàng tuần đến khi báo hồn chỉnh và chuyển file đến Cơng ty In. Kíp trực chịu trách nhiệm chính gồm 4 người: 1 đồng chí trong Ban Biên tập (trực xuất bản), 1 lãnh đạo Phòng Thư ký tịa soạn, 1 đồng chí thuộc bộ phận trình bày kỹ thuật - chế bản, bộ phận đọc Morat (có lịch trực). Nhiệm vụ của kíp trực là xử lý, hồn chỉnh tổng thể số báo đó về nội dung và kỹ thuật, chế bản. Thời gian trực số báo dự kiến kết thúc lúc 22 giờ 30. Trong trường hợp đặc biệt, thời gian trực có thể kéo dài hơn.
Quy định về xây dựng đề cương dự kiến: Các phịng chun mơn chủ
động làm báo cáo và đề cương tuyên truyền hàng tháng, dự kiến nội dung đề tài cho từng số báo; người thực hiện các tin, bài... Phóng viên gửi đề cương cho lãnh đạo phịng vào ngày 12 hàng tháng. Phòng gửi đề cương hàng tháng gửi về Phòng Thư ký tòa soạn vào ngày 15 hàng tháng. Phòng Thư ký tịa soạn có nhiệm vụ tổng hợp, đề xuất ý kiến (nếu có) với Ban Biên tập về đề cương tuyên truyền. Thời gian phát hành đề cương trước ngày 20 hàng tháng.
Về tổ chức các trang báo: Theo định hướng, trên trang phải có bài chính,
bài phụ hoặc chuyên mục; bài ngắn gọn, súc tích (bài chính của trang chú ý tính vấn đề, nội dung thông tin và dung lượng vừa phải, không quá dài); tăng cường các tin vắn trên lĩnh vực thơng tin của trang; chú ý các bức ảnh có tính báo chí, hạn chế những bức ảnh mang tính minh họa... Trưởng phịng chun mơn có trách nhiệm thẩm định, biên tập tác phẩm hoàn chỉnh và đề xuất maket cho trang của mình. Riêng đối với các loạt bài, các trưởng phịng chun mơn phải giao trước cho Ban Biên tập và Phòng Thư ký tòa soạn thẩm định trước khi bố trí vào trang (tránh việc thay bài giờ chót). Ngồi ra, trưởng phịng phải chuẩn bị bài dự phịng để có bài thay thế khi có bài khơng đạt yêu cầu.
Quy định về thời gian giao tin bài: Tin, bài, ảnh đảm bảo chất lượng, đã
được lãnh đạo phòng biên tập nội dung trước khi chuyển giao cho Thư ký tòa soạn chậm nhất vào 14 giờ của ngày làm báo. Tất cả các tin, bài trên trang phải được lưu trên hệ thống thư mục của mạng nội bộ (theo quy định). Những tin, bài phát sinh, đột xuất do yêu cầu của tính thời sự hoặc bài bổ sung cần thiết trên trang, có thể giao sau đó, nhưng phải báo cho Phòng Thư ký tòa soạn biết và đảm bảo yêu cầu về thời gian cho tiến độ xuất bản.
Giờ khép các trang nội dung là 15 giờ; giờ khép tin thời sự là 19 giờ của ngày làm báo đối với PV, cộng tác viên và 21 giờ đối với Tòa soạn, thời sự quốc tế trước 22 giờ, trừ những thông tin về các sự kiện diễn ra vào buổi tối hoặc những tin bài đột xuất theo yêu cầu bổ sung và thực hiện theo sự chỉ đạo của Ban Biên tập.
Về chế độ hội họp: Hội nghị giao ban đầu tuần: Gồm Ban Biên tập,
trưởng, phó các phịng. Bắt đầu lúc 8 giờ sáng, thứ hai hằng tuần. Riêng ngày thứ sáu, tuần đầu tiên hàng tháng, họp toàn thể cơ quan để đánh giá kết quả công tác tháng qua, phương hướng tháng tới và triển khai một số công việc khác của cơ quan. Kết thúc quý/6 tháng/năm hoặc những đợt tuyên truyền đặc
biệt có những cuộc họp để đánh giá, tổng kết và triển khai nội dung cần thiết (do Tổng Biên tập quyết định thời gian).
Ban Biên tập phối hợp với Đảng ủy xây dựng kế hoạch tổ chức cho cán bộ, PV, BTV, kỹ thuật viên, nhân viên trong cơ quan được nghiên cứu, học tập các nghị quyết, chỉ thị của Đảng; thông báo với Đảng ủy, Ban Chấp hành Cơng đồn chương trình cơng tác 6 tháng, năm và những công tác trọng tâm trong năm để Đảng ủy, Ban Chấp hành Cơng đồn cơ quan tham gia ý kiến và phối hợp thực hiện. Cho ý kiến vào đề án nhân sự tham gia cấp ủy, Ban Chấp hành các đoàn thể của cơ quan.
Đảng ủy cơ quan thảo luận, tham gia với Ban Biên tập về công tác tổ chức bộ máy của cơ quan, có trách nhiệm đánh giá, nhận xét về tư cách đảng viên trong việc quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, bổ nhiệm, luân chuyển; khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, PV, BTV, kỹ thuật viên, nhân viên theo quy định.
Những quy định này giúp người lao động dần từng bước hình thành và thực hiện một cách tự giác, quy cũ VHCS.
2.2.1.3. Quy ước xây dựng cơ quan văn hóa Báo Thanh Hóa
Nhằm kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc, trên cơ sở nghị quyết hội nghị trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” đồng thời phát huy truyền thống vẻ vang của báo chí cách mạng tỉnh Thanh. Ngày 18 tháng 3 năm 2003, Chủ tịch UBND TPTH đã ký quyết định số 438/QĐ- CT về việc phê chuẩn bản quy ước xây dựng cơ quan văn hóa BTH. Theo đó, bản quy ước xây dựng cơ quan văn hóa BTH bao gồm 5 chương và 72 điều quy định cụ thể chi tiết những yếu tố để xây dựng cơ quan văn hóa bao gồm: Những quy định chung; Quy định về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; Thực hiện chính sách pháp luật và
vệ sinh mơi trường và quy định về mối quan hệ công tác phối hợp làm việc để thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao.
Việc xây dựng cơ quan BTH thành cơ quan văn hóa dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy, Ban biên tập, phát huy cao độ quyền làm chủ của đội ngũ cán bộ, PV, KTV, người lao động, giữ vững và phát huy sự đoàn kết thống nhất; chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; Nghị quyết của Đảng ủy; Quy chế, chế độ làm việc; quy chế xuất bản và quy chế sử dụng tài sản của cơ quan.
Ban chỉ đạo xây dựng cơ quan văn hóa BTH gồm 01 trưởng ban, 02 phó ban, thư ký và một số ủy viên, được ban biên tập BTH quyết định chuẩn y. Hàng tháng, Ban chỉ đạo họp 01 lần, 06 tháng họp sơ kết 01 lần, cuối năm tổng kết rút kinh nghiệm.
Sự ra đời của Quy ước xây dựng cơ quan văn hóa có vai trị vô cùng quan trọng. Đây là cơ sở để bình xét thi đua, khen thưởng tại cơ quan. Trong khen thưởng hằng năm, ban chỉ đạo xây dựng cơ quan văn hóa lấy kết quả hồn thành nhiệm vụ chun mơn gắn với việc thực hiện Quy ước xây dựng cơ quan văn hóa làm cơ sở bình xét các danh hiệu thi đua. Đồng thời kỷ luật tập thể, cá nhân vi phạm Quy ước xây dựng cơ quan văn hóa tùy theo mức độ đề nghị Hội đồng kỷ luật xem xét các hình thức kỷ luật. Nếu vi phạm nghiêm trọng đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
2.2.2. Xây dựng văn hóa giao tiếp, ứng xử tại Báo Thanh Hóa
Quyết định 129/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành cách đây hơn 10 năm là một chủ trương đúng đắn, nhằm xây dựng phong cách chuẩn mực của CBCCVC trong hoạt động công sở. Thực hiện quyết định trên của Thủ tướng Chính phủ, những năm qua phong cách ứng xử của CBCCVC
ở nhiều cơ quan đã có chuyển biến, tiến bộ, tạo nên nề nếp văn hố mới trong các cơng sở.
Một cá nhân không thể tồn tại đơn lẻ trong một cơ quan, công sở. Dù là ai, ở đâu con người cũng cần có những mối quan hệ xã hội và luôn tồn tại trong những mối quan hệ xã hội. Xây dựng VHCS trong giao tiếp, ứng xử là