7. Cấu trúc luận văn
3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng văn hóa cơng sở tại báo
3.3.2. Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức và kỹ năng về văn hóa cơng
sở cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên của Báo Thanh Hóa
3.3.2.1. Nâng cao nhận thức về văn hóa cơng sở cho cán bộ, cơng chức, viên chức, nhân viên của Báo Thanh Hóa.
Nhận thức đóng vai trị quan trọng trong việc kiểm soát, điều chỉnh hành vi của con người. Nhận thức đúng đắn sẽ giúp con người hành động đúng đắn, tự giác. Nhận thức là một q trình, vì thế để có nhận thức đúng
đắn, toàn diện, sâu sắc về VHCS cần phải kiên trì thực hiện thường xuyên bằng nhiều hình thức, giải pháp. Người ta có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của tồn cơng sở thơng qua tác phong làm việc của cán bộ, cách điều hành của lãnh đạo, thói quen, lề lối làm việc của cơ quan...Trong đó, yếu tố tác động trực tiếp dễ thấy nhất là tác phong người lao động. Tác phong làm việc được thể hiện qua rất nhiều yếu tố, từ trang phục, đi đứng, giao tiếp đến ý thức chấp hành quy chế, các thao tác nghiệp vụ, cách xử lý cơng việc... Do đó cần nâng cao nhận của cán bộ, PV, nhân viên trong cơ quan công sở.
Ban Biên tập, Đảng ủy, các đoàn thể khi xây dựng chương trình, kế hoạch cơng tác hằng năm phải có nội dung về cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, học tập chính trị, chun mơn, nghiệp vụ của cán bộ, phóng viên, viên chức trong cơ quan. Để cán bộ, viên chức, người lao động hiểu được trách nhiệm của chính mình từ đó nâng cao các hành vi văn hóa cơng sở, thay đổi cung cách làm việc, thay đổi nhận thức và suy nghĩ về thái độ, hành vi ứng xử.
Cán bộ, phóng viên, viên chức, người lao động trong cơ quan báo Thanh Hóa, trước hết là Ban Biên tập, lãnh đạo các phịng phải có kế hoạch tự học tập chính trị, nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ được giao. Nếu được cử đi học phải báo cáo kết quả học tập cho Ban Biên tập, Phòng HC-TC và lãnh đạo phịng biết; coi đó là một nội dung để đánh giá, nhận xét cán bộ cuối năm. Việc nâng cao nhận thức về VHCS cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại BTH có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc thực hiện VHCS giúp người lao động ln có ý thức tự giác trong chấp hành và thực hiện công việc được giao.
Sản phẩm báo chí có sức lan tỏa mạnh, tác động nhanh chóng đến dư luận và đời sống xã hội. Nếu nhà báo khơng có đạo đức nghề nghiệp thì những sản phẩm báo chí họ sáng tạo ra khơng đảm bảo tính chính xác, trung
thực và từ đó sẽ gây nên những hậu quả vơ cùng nghiêm trọng cho xã hội. Do đó nhà báo cần không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp để có thái độ ứng xử, có trách nhiệm xã hội, trách nhiệm công dân trong các mối quan hệ giữa nhà báo với công chúng, nhà báo với xã hội, nhà báo với nguồn tin, nhà báo với tòa soạn, với đồng nghiệp...
Đời sống xã hội càng phát triển, càng phong phú, đa dạng, phức tạp đòi hỏi mỗi nhà báo cần có nền tảng kiến thức vững vàng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Vì vậy, để các sản phẩm báo chí có chất lượng, có văn hóa đến được với độc giả thì những người cầm bút cần tuân thủ các quy định trong Luật báo chí năm 2016 và Quy định về đạo đức nghề nghiệp người làm báo bao gồm 10 điểu đã được hội nhà báo Việt Nam thông qua. Cụ thể, trong thời gian tiếp theo cán bộ, PV, người lao động BTH cần thực nghiệm một số quy định như:
Trong giao tiếp, ứng xử: Trong giao tiếp phải ln có thái độ lịch sự,
tôn trọng đồng nghiệp, ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng và mạch lạc. Ứng xử với lãnh đạo phải lễ phép, đồng nghiệp vui vẻ thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong quá trình phối hợp làm việc. Với đối tượng khai thác thông tin cần khéo léo, tế nhị.
Trang phục: Hướng tới sự lựa chọn trang phục phù hợp khi tác
nghiệp tại cơ sở. Thông qua đây cũng thể hiện thái độ nghiêm túc, lối sống văn minh, lịch sử và thể hiện sự tôn trọng với người đối diện và với những người xung quanh.
Thực hiện các quy định chung của cơ quan: Đi làm đúng giờ, nộp bản
thảo đúng thời gian quy định. Giữ gìn vệ sinh chung, khơng vứt rác bừa bãi. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tài sản của cơ quan và chấp hành nghiêm những quy định của BTH.
Bài trí cơ quan: Cơ quan bố trí sơ đồ chỉ dẫn đến các phịng và những
sơ đồ này cần được dán ngay ở khu vực cổng vào, chân cầu thang máy để tạo thuận lợi cho khách đến liên hệ làm việc; sắp xếp, bài trí phịng làm việc phải bảo đảm gọn gàng, ngăn nắp, khoa học, hợp lý. Trồng thêm cây xanh tạo môi trường công sở xanh - sạch - đẹp.
Như vậy, để thực hiện tốt VHCS thì cơng tác cán bộ cần tập trung vào một số nội dung chủ yếu như: Chú trọng bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức của người cán bộ, đảng viên; xây dựng ý thức tự rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức cách mạng, phấn đấu làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; thực hiện chế độ quản lý, nâng cao kiến thức VHCS cho người làm báo để đáp ứng nhu cầu phát triển hiện nay.
3.3.2.2. Nâng cao kỹ năng về văn hóa cơng sở cho cán bộ, cơng chức, viên chức, nhân viên của Báo Thanh Hóa
Ở trên, chúng ta đã nói đến vai trị to lớn của VHCS. Vậy, để có thể thực hiện và đạt hiệu quả cao các thành tố của VHCS cần đảm bảo những yếu tố nào?
Giao tiếp, ứng xử là nội dung quan trọng thể hiện VHCS của CBCCVC, người lao động nói chung cũng như người lao động tại BTH nói riêng. Tuy nhiên vấn đề đào tạo kỹ năng mềm trong giao tiếp, ứng xử cho đội ngũ cán bộ, PV, người lao động tại BTH đến nay vẫn chưa được quan tâm, chú trọng, đầu tư đúng mức. Điều này có tác động trực tiếp tới việc triển khai thực hiện các quy định về VHCS tại BTH.
Trước hết, kỹ năng giao tiếp là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên thành cơng cho cuộc giao tiếp. Có thể hiểu kỹ năng giao tiếp là sự vận dụng những tri thức, kinh nghiệm, quy tắc và nghệ thuật về cách ứng xử đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện vào hoạt động giao tiếp giúp việc giao tiếp đạt được hiệu quả và mục đích đặt ra trong những trường hợp cụ thể.
Tiếp theo phải nói đến vai trị của các yếu tố giao tiếp phi ngơn ngữ. Trong văn hóa giao tiếp, điều gây ấn tượng đầu tiên với người đối diện chính là những biểu cảm của khuôn mặt. Người giao tiếp với lời nói dễ nghe cộng với cử chỉ nhã nhặn, nét mặt tươi vui, nụ cười thân thiện đảm bảo sẽ chiếm được thiện cảm của người đối diện. Chỉ cần một chút tinh tế chúng ta sẽ nhận ra rằng chúng ta không chỉ giao tiếp bằng lời nói mà bằng cả ngơn ngữ của cơ thể. Ngơn ngữ của cơ thể phản ánh cảm xúc thực sự bên trong nên hiểu được nó, chúng ta có thể sử dụng chúng một cách có lợi nhất.
Kỹ năng nghe cũng góp phần vào thành cơng của giao tiếp nơi công sở. Nghe vừa là biết lắng nghe, vừa là tôn trọng người đối diện, từ việc lắng nghe sẽ có sự thấu cảm và biết ứng xử phù hợp trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể nhất định, như khi người đối diện gặp chuyện vui biết nói lời chúc mừng và bày tỏ sự cảm thơng, chia sẻ nếu họ gặp khó khăn. Đồng thời còn biết lắng nghe quan điểm của mọi người một cách chân thành, khơng nói xấu đồng nghiệp mà góp ý thẳng thắn với tinh thần xây dựng.
Về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kĩ năng của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của BTH tùy theo đối tượng, cần có khung chương trình hợp lý để đưa nội dung VHCS vào các lớp bồi dưỡng. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cần tập trung vào các vấn đề như kỹ năng giao tiếp, ứng xử nơi công sở như: Trách nhiệm của CBCCVC, người lao động, quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên, tác phong nơi công sở, kĩ năng giao tiếp với đối tượng khai thác thông tin, ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường. Việc đào tạo bồi dưỡng để nâng cao kỹ năng về VHCS có thể được thực hiện lồng ghép với các chương trình đào tạo bồi dưỡng nói chung để đảm bảo tính tổng thể, tiết kiệm.
Có thể nói, để thực hiện tốt VHCS thì cơng tác cán bộ có vai trò quan trọng, cần tập trung vào một số nội dung chủ yếu như: Chú trọng bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức của nhà báo cách mạng; xây dựng ý thức tự rèn luyện, tu
dưỡng phẩm chất, đạo đức cách mạng, phấn đấu làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; xây dựng quy hoạch cán bộ và bồi dưỡng nhà báo cách mạng theo hướng đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài đáp ứng nhu cầu phát triển hiện nay.