7. Cấu trúc luận văn
3.1. Các yếu tố tác động đến công tác xây dựng văn hóa cơng sở
3.1.3. Trình độ, năng lực nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức và người lao động
Mọi thành công hay thất bại trong hoạt động của công sở phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố chủ yếu nhất là con người và hành vi ứng xử văn hóa nơi cơng sở của các cá nhân, từ cấp lãnh đạo, quản lý, điều hành cho tới các nhân viên phục vụ.
Các cá nhân là những thành viên trong công sở nhưng lại là chủ thể xây dựng và thực hiện VHCS. Xây dựng VHCS không chỉ đẹp ở hình thức bên ngồi mà cơ bản nhất phải là cốt lõi bên trong, đó chính là tố chất của mỗi con người, thể hiện bằng kỹ năng sống ở từng cá nhân; là hiệu quả công việc của từng người. Sự khác biệt của cá nhân về khả năng, nền tảng gia đình, nhân cách, nhận thức, thái độ, giá trị, kinh nghiệm... sẽ dẫn đến những cách ứng xử khác nhau trong từng tình huống cụ thể. Mỗi một cá nhân là một tính cách khác nhau, trách nhiệm, cách ứng xử và phong cách làm việc không giống nhau. Nhà quản lý có thể dựa trên đặc điểm này để phân công, giao việc rõ ràng cho từng thành viên và tạo điều kiện để họ phát huy ưu điểm, tính sáng tạo trong cơng việc, góp phần hình thành nên bản sắc văn hố riêng của công sở. Một sự bố trí cơng việc khơng phù hợp có thể dẫn đến những hậu quả xấu như: nhân viên khơng phát huy tính sáng tạo, khơng có niềm đam mê, yêu thích với cơng việc, làm việc qua loa, đại khái mang tính chất đối phó... Do đó, sự hài lịng hay khơng của cá nhân trong công sở cũng ảnh hưởng tới kết quả của tập thể. Tập thể mạnh là tập thể luôn lấy văn hóa làm tiền đề để xây dựng nhân cách cho mọi người.
Một tập thể mà đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức và người lao động có ý thức kỷ luật cao, đúng mực trong giao tiếp, xử sự; tác phong làm việc nghiêm túc thì tập thể đó dĩ nhiên sẽ là một tập thể vững mạnh, văn hố. Ngược lại một cơng sở mà đa số cán bộ, nhân viên là những người thiếu ý
thức thì thật khó để xây dựng và thực hiện những nét đẹp VHCS dù cho có điều kiện làm việc tốt, lãnh đạo có phẩm chất, năng lực.
Biểu hiện cụ thể của VHCS là tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ công việc, ý thức chấp hành kỷ luật của đội ngũ CBCCVC, lao động cùng với ý thức trau dồi kiến thức văn hóa, kiến thức chun mơn, nghiệp vụ và trình độ hiểu biết pháp luật để thực hiện công việc một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Nếu CBCCVC, lao động nhận thức đầy đủ các yêu cầu trên sẽ quyết định tác phong làm việc, chi phối hiệu quả cơng việc. Nó khơng đơn thuần chỉ là vẻ bề ngồi, cá tính riêng của mỗi người mà là một thành tố quan trọng của VHCS vì nó phản ánh phẩm chất, trình độ chun mơn và cách ứng xử của con người trong công việc. Giá trị văn hóa chung khơng tồn tại biệt lập mà luôn đặt trong sự ảnh hưởng của những giá trị văn hố thành phần. Do đó, văn hố của một tổ chức được đúc kết từ văn hóa của các thành viên, văn hóa của các cá nhân sẽ tạo nên văn hóa chung của tổ chức.