7. Cấu trúc luận văn
1.5. Tổng quan về Báo Thanh Hóa
Thanh Hóa - một tỉnh “địa linh nhân kiệt”, giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Vào giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, Nhân dân Thanh Hóa cùng cả nước đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm. “Tháng 4/1927, Lê Hữu Lập tổ chức Hội nghị thành lập Tỉnh bộ Việt Nam Cách mạng thanh niên tỉnh Thanh Hóa. Ngày 29/7/1930 dựa trên 3 cơ sở Chi bộ cộng sản đầu tiên trong tỉnh (Hàm Hạ, Thiệu Hóa, Thọ Xn). Đồng chí Nguyễn Dỗn Chấp thay mặt xứ ủy Bắc Kỳ tổ chức hội nghị tại làng Yên Trương, xã Thọ Lập (Thọ Xuân) thành lập Đảng bộ Cộng sản Thanh Hóa, bầu ban chấp hành đảng bộ gồm 3 thành viên, cử đồng chí Lê Thế Long làm bí thư Tỉnh ủy” [53; tr.7-8]. Hội nghị đã đề ra nhiệm vụ trước mắt là tích cực xây dựng, phát triển cơ sở Đảng, cơ sở cách mạng, thành lập cơ quan in ấn, phát hành báo Tiến Lên - cơ quan ngôn luận đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa do đồng chí Lê Oanh Kiều phụ trách. Từ khi ra đời và hoạt động báo Tiến lên đã truyền bá mục đích lý tưởng, chính cương, Điều lệ của Đảng, khích lệ cổ vũ quần chúng đấu trạng chống áp bức bóc lột. Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh vang dội làm cho chính quyền thực dân, phong kiến phải đau đầu.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời mở ra chương mới cho lịch sử dân tộc. Để phục vụ cho công tác tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức Nhân dân xây dựng bảo vệ chế độ dân chủ Nhân dân, Tỉnh ủy chỉ đạo Ban cán sự Việt Minh tổ chức in ấn phát hành báo Tiến Lên cơ quan ngôn luận của Mặt trận Việt Minh tỉnh Thanh Hóa. “Báo Tiến lên được in bằng máy, khổ rộng và được phát hành cơng khai. Nhờ đó chủ trương của Đảng được phổ biến sâu rộng, quân và dân toàn tỉnh được động viên cổ vũ tham gia các phong trào “Tuần lễ vàng”, Tuần lễ đồng” xây dựng quỹ độc lập; đóng góp tiền của ủng hộ lực lượng vũ trang cách mạng mua sắm vũ khí; đóng góp lương thực, thực phẩm ni dưỡng dân quân, du kích và bộ đội địa phương luyện tập và chiến đấu bảo vệ quê hương” [53; tr.18].
Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, báo Tiến lên đổi thành báo Chống Giặc và chuyển thành cơ quan ngôn luận của Uỷ ban kháng chiến tỉnh Thanh Hóa. Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp thắng lợi, đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền. Tỉnh ủy chỉ đạo Ủy ban hành chính tỉnh tổ chức biên soạn, in ấn, phát hành Tờ tin Thanh Hóa - Cơ quan ngơn luận của Ủy ban hành chính tỉnh Thanh Hóa. Tờ tin Thanh Hóa đã tích cực tun truyền hướng dẫn Nhân dân trong tỉnh hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, phát triển kinh tế - văn hóa, đấu tranh chống Mỹ - Diệm. Tuyên truyền cổ vũ Nhân dân tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực kinh tế- xã hội.
Sau 15 năm hoạt động (1930 -1945), những tờ báo cách mạng của Đảng bộ tỉnh in ấn, phát hành đã thực sự trở thành công cụ tuyên truyền, tổ chức cách mạng sắc bén của Tỉnh ủy trong công cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột, đánh đổ thực dân phong kiến mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội trên quê hương tỉnh Thanh. Đồng thời tạo ra tiền đề nền tảng vững chắc cho việc ra đời BTH - Cơ quan ngơn luận của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa.
Về chức năng, nhiệm vụ của BTH thực hiện theo Luật Báo chí năm 2016; Quyết định số 875-QĐ/TU ngày 5/9/2017-QĐ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, mối quan hệ cơng tác của BTH và các quy định có liên quan của Đảng, Pháp luật của Nhà nước. Thực hiện đúng quy định báo chí là phương tiện thơng tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân.
Trong khí thế của tỉnh đang thi đua thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thức V, thực hiện những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ dạy, Tỉnh ủy quyết định thành lập Tòa soạn BTH tổ chức biên soạn, phát hành BTH đổi mới phục vụ công tác tuyên truyền vận động cách mạng. Trải qua những năm tháng chiến tranh, đội ngũ cán bộ, PV BTH đổi mới đã lớn lên về số lượng và chất lượng. “Ban đầu chỉ có hơn 20 cán bộ, PV đến năm 1966, cơ quan báo đã có 40 cán bộ, PV, nhân viên” [53; tr.32]. Để đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng, kịp thời mà các kênh thông tin của Trung ương như báo, tạp chí, đài phát thanh có thể bị gián đoạn bất cứ lúc nào, Bộ Chính trị và Ban tuyên huấn trung ương đã chỉ đạo, tờ báo địa phương nào mang tên địa phương ấy. Vì vậy, ngày 6/5/1966 BTH đổi mới được đổi tên thành BTH. Nội dung báo không ngừng thay đổi theo hướng nâng cao chất lượng.
Đến thời điểm năm 2018, đội ngũ cán bộ, PV, nhân viên BTH có tổng số 60 người trong đó 95% có trình độ Đại học, có 5 thạc sĩ, 17 người có 2 bằng Đại học, 9 người có trình độ cử nhân, cao cấp chính trị. Cùng với sự phát triển của tờ báo, đội ngũ cán bộ, PV đã trưởng thành cả về số lượng, trình độ chun mơn nghiệp vụ.
Để đáp ứng với tình hình mới ngày 8-1-2021, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 83/QĐ-UBND về việc chấm dứt hoạt động của Báo Văn hóa và Đời sống. Theo đó 33 cán bộ, viên chức, người lao động; tài chính, tài sản của Báo Văn hóa và Đời sống được chuyển giao về BTH. Sau khi sáp nhập Báo Văn hóa và Đời sống vào BTH, BTH có thêm 2 ấn phẩm gồm: Báo in Thanh Hóa cuối tuần với 16 trang/1 kỳ và Chuyên trang điện tử Văn hóa và Đời sống.
Hiện tại BTH có 94 cán bộ, nhân viên với trình độ chun mơn nghiệp vụ bao gồm 01 cán bộ có trình độ Tiến sĩ; 15 cán bộ có trình độ Thạc sĩ; Cán bộ trình độ Đại học có 82 người; trình độ Cao đẳng có 01 cán bộ. Về trình độ lý luận chính trị có 17 cán bộ có trình độ cao cấp, cử nhân chính trị; 15 cán bộ có trình độ trung cấp chính trị.
Bảng 1.1. Bảng số liệu thống kê trình độ đội ngũ cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Thanh Hóa năm 2021
(Đơn vị: người) TT Trình độ Số lượng 1 Tiến sĩ 01 2 Thạc sĩ 15 3 Đại học 82 4 Cao đẳng 01 6 Tổng 94
(Nguồn: Báo Thanh Hóa)
Về độ tuổi của cán bộ BTH, hầu hết tuổi đời còn trẻ nên rất nhiệt huyết, say mê với công việc.
Bảng 1.2. Bảng số liệu thống kê độ tuổi đội ngũ cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Thanh Hóa năm 2021
(Đơn vị: người)
TT Độ tuổi Số lượng
1 Từ 25-35 10
2 Từ 35-50 79
3 Từ 50-60 05
(Nguồn: Báo Thanh Hóa)
Về cơ cấu tổ chức trước năm 2018 BTH có Ban biên tập và 10 phịng chun mơn gồm: Phòng thư ký tòa soạn, Phòng xây dựng Đảng - Nội chính, Phịng kinh tế, Phịng văn hóa - xã hội, phịng báo điện tử, Phòng báo hằng tháng, Phòng bạn đọc - tư liệu, Phịng miền núi, Phịng thơng tin - quảng cáo, Phịng hành chính tổ chức.
Ở thời điểm hiện tại BTH hiện có Ban biên tập và 9 phòng chuyên mơn. (Sáp nhập phịng báo hàng tháng và phòng miền núi lấy tên là phòng chuyên đề)
Bảng 1.3. Bảng số liệu thống kê các phòng chuyên mơn Báo Thanh Hóa
TT Tên phịng chức năng
1 Phịng Hành chính - Tổ chức 2 Phịng Thư ký - Tòa soạn
3 Phịng Xây dựng Đảng - Nội chính 4 Phịng Kinh tế
5 Phịng Văn hóa - Xã hội 6 Phịng Chun đề
7 Phòng Báo điện tử 8 Phòng Bạn đọc - Tư liệu 9 Phịng Thơng tin - Quảng
Sau hơn 20 năm thực hiện công nghiệp hóa, hiện địa hóa quê hương đất nước, cán bộ, PV, nhân viên BTH khơng ngừng rèn luyện phẩm chất chính trị, trau rồi chun mơn nghiệp vụ, tiếp tục hồn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị mà Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh giao phó. Tịa soạn báo có bước phát triển tồn diện, vượt bậc về số lượng, chất lượng các ấn phẩm và chỉ số phát hành BTH.
Là cơ quan ngơn luận của Đảng bộ Tỉnh Thanh Hóa, BTH đã góp phần làm cho đồng bào các dân tộc Thanh Hóa vững lịng tin vào sự lãnh đạo của Đảng. Thông qua hoạt động thực tiễn, BTH từng bước phát triển, trưởng thành.
Tiểu kết chương 1
Trên cơ sở các vấn đề lý luận về VHCS, trong chương 1 tác giả đã nêu bật được một số khái niệm công cụ liên quan đến đề tài. Đồng thời tác giả cũng chỉ ra vai trò quan trọng của VHCS đối với mỗi cơ quan, đơn vị. Trong quá trình xây dựng, phát triển VHCS, cần phải chú ý đến các thành tố hình thành nên VHCS, trong đó đặc biệt là ba giá trị cốt lõi bao gồm văn hóa giao tiếp, ứng xử cơng sở, trang phục và bài trí cơng sở. Các yếu tố này tựa như chất keo gắn kết các thành viên lại thành một khối, tạo ra những dư luận tích cực hạn chế những biểu hiện tiêu cực trái với quy tắc, chuẩn mực thông thường của tổ chức. Đồng thời hạn chế những nguy cơ mâu thuẫn và xung đột, từ đó làm tăng hiệu quả các hoạt động trong nhà trường, trên cơ sở đó mà dần dần tạo nên những nét đặc trưng khác biệt cho cơng sở đó. Đây là một trong những yếu tố góp phần nâng cao uy tín, “thương hiệu” của mỗi cơng sở, tạo đà cho các bước phát triển cao hơn.
Báo chí cách mạng tỉnh Thanh Hóa ra đời ngay sau khi Đảng bộ Tỉnh được thành lập. Tại hội nghị thành lập Đảng bộ Tỉnh Thanh Hóa tại làng Yên Trường, xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân, Tỉnh ủy đã quyết định phát hành báo Tiến Lên - Cơ quan ngôn luận đầu tiên của tỉnh. Từ đó đến nay song hành
cùng với quá trình đấu tranh cách mạng của Đảng, trải qua hơn 90 năm hình thành và phát triển với nhiều tên gọi khác nhau, tờ báo của Đảng bộ Tỉnh vẫn ln giữ vững vị trí và vai trị dặc biệt quan trọng là tiếng nói của Đảng bộ, là vũ khí đấu tranh cách mạng sắc bén vì mục tiêu độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, góp phần thực hiện đường lối đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Chương 2:
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HĨA CƠNG SỞ TẠI BÁO THANH HÓA