Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm theo quy định của BLHS Trung Quốc

Một phần của tài liệu TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TỪ THỰC TIỄN (Trang 38 - 42)

Trung Quốc

BLHS Trung Quốc quy định loại tội phạm này thuộc nhóm các tội sản xuất và bán hàng giả, hàng kém chất lượng. Quy định cụ thể tại Điều 143 và Điều 144 Tội xâm phạm trật tự kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Cụ thể như sau:

“Điều 143: Người nào sản xuất, tiêu thụ thực phẩm không đủ tiêu chuẩn vệ sinh, đủ để gây ngộ độc thức ăn hoặc gây các bệnh nghiêm trọng có ngun nhân từ thực phẩm thì bị phạt tù đến 3 năm và bị phạt tiền hoặc chỉ bị phạt tiền từ ½ đến 2 lần số tiền bán hàng; nếu gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm và có thể bị phạt tiền bổ sung từ ½ đến 2 lần số tiền bán hàng; phạm tội với tình tiết đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 7 năm trở lên hoặc tù chung thân và có thể bị phạt tiền từ ½ đến 2 lần số tiền bán hàng hoặc bị tịch thu tài sản.”

“Điều 144: Người nào sản xuất, tiêu thụ thực phẩm bị pha trộn các nguyên liệu chứa độc tố có hại cho sức khỏe con người hoặc tiêu thụ các sản phẩm biết rõ là bị pha trộn các nguyên liệu chứa độc tố có hại cho sức khỏe con người thì bị phạt tù đến 5 năm hoặc cải tạo lao động và bị phạt tiền bổ sung từ ½ đến 2 lần số tiền bán hàng; nếu gây sự cố ngộ độc thức ăn nghiêm trọng hoặc các bệnh nghiêm trọng đến sức khỏe con người, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm và bị phạt tiền bổ sung từ ½ đến 2 lần số tiền bán hàng; nếu gây chết người hoặc gây tổn hại đặc biệt nghiêm trọng đến sức khỏe con người, thì bị xử phạt theo quy định của Điều 141 của Bộ luật này.”

Hành vi vi phạm quy định về ATTP trong BLHS Trung Quốc bao gồm: 1) Hành vi sản xuất, tiêu thụ thực phẩm không đủ tiêu chuẩn vệ sinh, gây ngộ độc thức ăn hoặc gây các bệnh nghiêm trọng có nguyên nhân từ thực phẩm.

2) Hành vi sản xuất, tiêu thụ thực phẩm bị pha trộn các nguyên liệu chứa độc tố có hại cho sức khỏe con người.

3) Hành vi tiêu thụ các sản phẩm biết rõ là bị pha trộn các nguyên liệu chứa độc tố có hại cho sức khỏe con người.

Hình phạt áp dụng cho tội phạm vi phạm quy định ATTP theo Bộ luật Hình sự Trung Quốc gồm hình phạt tù, cải tạo lao động và hình phạt tiền.

Điều 143: Khung hình phạt cơ bản là phạt tù đến 3 năm và bị phạt tiền hoặc chỉ bị phạt tiền từ ½ đến 2 lần số tiền bán hàng; [Điều 143]

- Khung hình phạt thứ 2 là phạt tù từ 3 năm đến 7 năm và có thể bị phạt tiền bổ sung từ ½ đến 2 lần số tiền bán hàng; [Điều 143]

- Khung hình phạt thứ 3 là phạt tù từ 7 năm trở lên hoặc tù chung thân và có thể bị phạt tiền từ ½ đến 2 lần số tiền bán hàng hoặc bị tịch thu tài sản. [Điều 143]

Điều 144: Khung hình phạt cơ bản là phạt tù đến 5 năm hoặc cải tạo lao động và bị phạt tiền bổ sung từ ½ đến 2 lần số tiền bán hàng;

- Khung hình phạt thứ 2 là phạt tù từ 5 năm đến 10 năm và có thể bị phạt tiền bổ sung từ ½ đến 2 lần số tiền bán hàng;

- Khung hình phạt thứ 3 là phạt tù từ 10 năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình và có thể bị phạt tiền từ ½ đến 2 lần số tiền bán hàng hoặc bị tịch thu tài sản.

Từ các quy định về tội vi phạm quy định về ATTP của Anh, Thái Lan và Trung Quốc dễ thấy có những điểm tương đồng: thứ nhất, quy định về các hành vi vi phạm quy định về ATTP (Anh quy định 2 hành vi, Thái Lan quy định 6 hành vi, Trung Quốc quy định 3 hành vi), thứ hai, quy định về xử phạt rất đầy đủ cho tất cả các vi phạm. Hình phạt có thể là tù giam và/hoặc phạt tiền. Anh có 2 khung hình phạt, Thái Lan và Trung Quốc đều có 6 khung hình phạt. Mức phạt tù giam có thể lên tới tù chung thân (Anh). Đặc biệt Thái Lan quy định nếu doanh nghiệp vi phạm thì người chịu trách nhiệm ở doanh nghiệp đó sẽ bị coi là phạm tội và kết án theo luật định. So sánh với quy định về tội vi phạm quy định về ATTP trong điều 317 BLHS năm 2015 của Việt Nam thì các quy định về tội vi phạm quy định về ATTP của Anh, Thái Lan và Trung Quốc không quy định chi tiết các hành vi vi phạm, mức độ nghiêm trọng gây tổn hại sức khỏe con người và khung hình phạt cho tất cả các hành vi vi phạm như Việt Nam. Tuy nhiên dễ nhận thấy quy định về khung hình

phạt của cả Anh, Thái Lan và Trung Quốc cao hơn Việt Nam, qua đó dễ phát huy tối đa hiệu quả trong răn đe, phòng ngừa chung trong xã hội và trong việc xử lý vi phạm của cơ quan xét xử.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, tác giả đã làm rõ được các nội dung cơ bản sau:

Một là, xây dựng được khái niệm tội vi phạm quy định về ATTP dựa trên các

quy định của pháp luật, từ đó chỉ ra các dấu hiệu pháp luật của tội phạm này; phân biệt tội vi phạm quy định vê ATTP với một số tội khác.

Hai là, trình bày quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm

quy định về ATTP trước khi ban hành BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 cho thấy lần đầu tiên hành vi vi phạm quy định về VSTP được pháp điển hóa trong BLHS năm 1985. BLHS năm 1999 quy định trực tiếp về tội vi phạm quy định về VSATTP (Điều 244). BLHS năm 2015 có nhiều điểm sửa đổi, bổ sung và quy định mới về tội vi phạm quy định về VSATTP tại điều 317. Đến này 20/6/2017, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 2015 tiếp tục sửa đổi, bổ sung Điều 317 có nhiều điểm mới, tiến bộ, hợp lý, khắc phục được những hạn chế, bất cập của quy định trước đây.

Ba là, tác giả đã chỉ ra được 4 nhóm hạn chế, thiếu sót của BLHS năm 2015,

sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội vi phạm quy định về ATTP: 1) quy định người phạm tội phải biết rõ thực phẩm mà học chế biến, cung cấp hoặc bán là chất cấm; 2) phi tội phạm hóa các hành vi sản xuất, ni trồng thực phẩm mà người vi phạm biết rõ là không đảm bảo tiêu chuẩn ATTP; 3) quy định phải có hậu quả làm chế người hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 1 người với tỉ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; 4) chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể thế nào là gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Bốn là, dẫn chứng quy định luật hình sự một số nước: Anh, Thái Lan và

Trung Quốc.

Những nội dung trên đây là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả tiếp cận đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam đối với tội vi phạm quy định về ATTP trên địa bàn TpHCM trong chương 2.

Chương 2

Một phần của tài liệu TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TỪ THỰC TIỄN (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)