TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.2. Thực tiễn định tội danh tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Tổng hợp số liệu báo cáo các năm trong giai đoạn 2018-2020, TAND TpHCM đã xét xử tổng cộng 16.118 vụ án với 30.395 bị cáo. Tuy nhiên, số vụ án, bị cáo tội vi phạm quy định về ATTP mà TAND TpHCM đã xét xử trong các năm 2018-2020 chỉ chiếm một số lượng khiêm tốn gồm 3 vụ án với 3 bị cáo. Trong đó năm 2018 có 1 vụ án (1 bị cáo), năm 2019 khơng có vụ án, bị cáo nào, năm 2020 có 2 vụ án (2 bị cáo). Cụ thể như trong bảng số liệu 2.4 dưới đây:
Bảng 2.4: Tổng số vụ án, bị cáo tòa án nhân dân thành phố xét xử các năm 2018-2020
Năm Tổng số vụ án, bị cáo đã xét xử Số vụ án, bị cáo tội vi phạm quy định về ATTP Vụ án Bị cáo Vụ án Bị cáo 2018 4.336 9.972 1 1 2019 5.877 10.181 0 0 2020 5.905 10.242 2 2 Tổng 16.118 30.395 3 3 (Nguồn:[28], [30], [31])
Nghiên cứu các bản án mà TAND TpHCM đã xét xử về tội vi phạm quy định về ATTP trong các năm 2018-2020 trên địa bàn TpHCM cho thấy các vụ án đều đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm. Cụ thể như sau:
- Bản án số 223/2018/HSST ngày 19/6/2018 của TAND TpHCM [29] Khoảng tháng 5/2015, Nguyễn Thị H sinh năm 1980, trú tại thôn Đ, xã C, huyện T, TpHCM làm nghề sản xuất, kinh doanh rượu nhưng không đăng ký kinh doanh, rượu khơng có nhãn hiệu, khơng rõ nguồn gốc. Đến đầu năm 2016, H xây dựng lán trại tại thôn Đ, xã C, huyện T, TpHCM để sử dụng làm nơi sản xuất, pha chế rượu. H mua can nhựa loại 05 lít, 10 lít và 20 lít, vỏ chai nhựa Lavie loại 500ml, vỏ chai rượu Hà Nội của các cửa hàng phế liệu rồi thuê chị Nguyễn Thị T (sinh năm 1982, trú tại thôn Đ, xã C, huyện T) xúc, rửa, vệ sinh chai; thuê anh Lưu
Đức T sinh năm 1981, trú tại tổ 9, phường X, quận Y in tem nhãn các loại: “Rượu gia truyền, Rượu nếp ngâm hạ thổ”; Rượu gia truyền - Rượu nếp ngâm hạ thổ”; “Rượu gia truyền - Rượu táo mèo”; “Rượu chuối hột” trên các loại tem nhãn đều in các thông tin như: “số điện thoại, địa chỉ. Thành phần 100% gạo nếp lức và men truyền thống. Đặc biệt đã qua chế độ khử độc tố cho phép trên dây truyền công nghệ tiên tiến Nhật Bản. Quá trình sản xuất rượu, H mua rượu trắng loại rượu nấu bằng sắn của anh Đỗ Trọng Q sinh năm 1968, trú tại thôn Đ, xã M, huyện X, TpHCM với giá 7.200 đồng/01 lít; mua cồn 96 độ của chị Phạm Thị Thanh D, sinh năm 1963, trú tại số 8, phố H, phường HG, quận 1, TpHCM với giá 13.000 đồng/ 01 lít; mua máy bơm nước, thùng phuy nhựa, vỏ thùng sơn loại 20 lít, quả táo mèo, đường đỏ, gạo nếp lức về nấu thành cơm ủ với men rượu rồi ngâm với rượu màu trắng đã pha chế. Sau khi mua cồn của chị D, rượu của anh Q, H tự pha chế theo tỷ lệ 50 lít rượu, 50 lít cồn và 50 lít nước máy cho vào thùng phuy, dùng máy bơm hút từ đáy thùng rồi xả lại vào thùng với thời gian khoảng 30 phút để trộn đều nhau. Đối với rượu trắng, H san chiết ra chai nhựa Lavie loại 500ml, can 05 lít, 10 lít và 20 lít. Đối với rượu nếp hoặc táo mèo, H đổ rượu trắng đã pha chế vào can rượu nếp hoặc can rượu táo mèo rồi san chiết ra chai thủy tinh và dán tem vào chai tương ứng từng loại rượu. H giao bán rượu trắng với giá 6.000 đồng đến 8.000 đồng/01 chai loại 500ml, rượu nếp hoặc táo mèo 8.000 đồng đến 10.000 đồng/01 chai loại 500ml cho các quán cơm, cửa hàng tạp hóa tại khu vực quận 1, quận 2, quận 3, TpHCM.
Năm 2007, chị Nguyễn Thị L sinh năm 1959, ở tại 879, ĐLT, phường NK, quận 4, TpHCM mở quán bán bún, phở tại 54, đường NCT, phường LT, quận 4, TpHCM. Quá trình bán hàng ăn, chị L thường nhập lẻ của H loại rượu trắng đựng trong vỏ chai nhựa Lavie 500ml với giá 8.000đồng/01 chai để bán cho khách đến quán ăn bún, phở. Ngày 28/2/2017, H giao bán cho chị L 05 chai rượu đựng trong chai nhựa Lavie loại 500ml. Đến khoảng 17h30 phút cùng ngày, anh Nguyễn Minh K (sinh năm 1980) cùng vợ con đến ăn tại quán bún, phở của chị L. Tại đây, anh K ăn phở bò và mua, uống 02 chén rượu trắng, loại rượu do chị L mua của H đựng trong chai nhựa Lavie loại 500ml. Sau khi ăn và uống rượu xong, anh K cùng vợ,
con về nhà. Khoảng 30 phút sau, anh K thấy nhức gáy, gai người, nổi da gà, đến khoảng 02h00 ngày 01/3/2017 thì thấy mệt hơn. Đến 6h00 ngày 01/3/2017, anh K được mọi người đưa đến Bệnh viện cấp cứu trong tình trạng hơn mê, da xanh, niêm mạc hồng nhạt, tuyến giáp không to, hạch ngoại vi khơng sưng đau; chẩn đốn xác định: Ngộ độc cấp Methanol. Tại bản kết luận giám định pháp y thương tích số 964 ngày 14/11/2017 của Trung tâm pháp y - Sở Y tế TpHCM kết luận thương tích anh Nguyễn Minh K:
1. Ổ tổn thương não vùng nhân bèo thùy trán hai bên: 35%.
2. Hai mắt phù gai thị nghi do ngộ độc Methanol, không ảnh hưởng thị lực: Thông tư số 20/2014/TT-BYT ngày 12/6/2014 khơng có chương mục nào quy định tỷ lệ tổn hại sức khỏe đối với tổn thương này.
3. Hiện chưa đánh giá được mức độ di chứng tổn thương gan, rối loạn thần kinh sau ngộ độc. Đề nghị giám định bổ sung nếu có căn cứ.
4. Nhiều khả năng thương tổn do ngộ độc đường ăn uống gây nên. Tỷ lệ tổn hại sức khỏe: 35%.
Tại Cơ quan điều tra, Nguyễn Thị H khai nhận hành vi sản xuất rượu tại thôn Đ, xã C, huyện T và bán rượu cho chị Nguyễn Thị L bằng các cách thức như đã nêu trên. Quá trình điều tra, anh Nguyễn Minh K yêu cầu Nguyễn Thị H phải bồi thường tổng số tiền là 20.428.000 đồng; gồm 14.428.000 đồng tiền chi phí khám, điều trị do bị ngộ độc Methanol và 6.000.000 đồng tiền mất thu nhập ngày công lao động.
Áp dụng điểm e khoản 1 Điều 317; điểm b, s khoản 1, 2 Điều 51; điều 65 Bộ luật hình sự năm 2015. Tuyên bố bị cáo Nguyễn Thị H phạm tội “Vi phạm quy
định về an toàn thực phẩm”
Đánh giá về tội danh: Bản án hình sự số 223/2018/HSST ngày 19/6/2018 của TAND TpHCM đã kết án bị cáo theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 317 BLHS năm 2015 là đúng pháp luật. Bị cáo Nguyễn Thị H được TAND TpHCM kết luận có hành vi phạm tội vi phạm quy định về ATTP là có đủ cơ sở, phù hợp với lời khai của bị cáo trong giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử; phù hợp khách quan với
lời khai của người bị hại, lời khai của người làm chứng, các kết luận giám định, vật chứng đã thu giữ tại nơi ở và nơi pha chế rượu của bị cáo. Theo đó, từ năm 2016, bị cáo đã có hành vi chế biến rượu và bán lẻ cho các quán cơm, cửa hàng tạp hóa tại khu vực quận 1, 2, 3 TpHCM. Do bị cáo khơng đăng ký chất lượng hàng hóa, chế biến rượu bằng các công cụ thô sơ, pha chế thủ công giữa rượu nấu với cồn công nghiệp và nước lã, không bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định về an tồn thực phẩm nên có hàm lượng Methanol cao, khi anh Nguyễn Minh K sinh năm 1980, sử dụng vào buổi chiều ngày 28/02/2017 đã bị ngộ độc cấp Methanol, gây ra ổ tổn thương não vùng nhân bèo thùy trán hai bên, tỷ lệ tổn hại sức khỏe là 35%. Với hành vi phạm tội của bị cáo như đã nêu ở trên.