Bản án 65/2020/HSST ngày 26/05/2020 của TAND TpHCM [32]

Một phần của tài liệu TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TỪ THỰC TIỄN (Trang 51 - 53)

Hộ gia đình Hồng Thị T sản xuất, kinh doanh giò, chả heo từ năm 2015, nhưng khơng đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Ngày 19/10/2019, T nhận sản xuất hơn 100kg giò, chả heo cho 03 người khách về làm cỗ đám cưới, mỗi người đặt cọc trước 500.000đ và hẹn sáng 20/10/2019 sẽ giao nhận hàng. Rạng sáng ngày 20/10/2019, T đi chợ mua thịt heo sống về xay giị, chả. Trong q trình xay, T đã cho hàn the vào thịt sống để xay cùng, sau đó gói và luộc chín. Khoảng 05h ngày 20/10/2019 đoàn kiểm tra Ban Quản lý ATTP TpHCM đã tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất giò chả của gia đình T. Quá trình kiểm tra đã phát hiện một số mẫu giị chả đều dương tính với hàn the. Đồn kiểm tra đã lập biên bản theo quy định.

Vật chứng thu giữ gồm: 125 chiếc giị đã chín với tổng trọng lượng là 164,4kg (cả khuôn); 9,9kg chả heo thành phẩm và 2,3kg giò heo sống nghi chứa chất hàn the, 02 hộp nhựa trắng chứa chất bột mịn màu trắng nghi là hàn the có tổng trọng lượng 985g (cả hộp); 01 chiếc chảo, 01 dao, 01 chiếc thớt nhựa, 01 chiếc cân đĩa loại 05kg, 01 chiếc mi kim loại, 01 chiếc thìa kim loại, 01 chiếc chậu, 01 chai nước mắm nhãn hiệu Nam Ngư sử dụng dở, 01 gói mỳ chính nhãn hiệu Ajimoto; 125 chiếc khuôn giị, 01 chiếc khn chả bằng kim loại; 01 máy xay thịt; 01 chiếc nồi điện luộc giò.

Ngày 23/10/2019, Viện Kiểm nghiệm an tồn vệ sinh thực phẩm quốc gia có các phiếu kết quả kiểm nghiệm của toàn bộ mẫu vật gửi kiểm nghiệm xác định: tồn bộ các mẫu vật gồm giị, chả, giị sống, phụ gia đều chứa hàn the.

Tại bản kết luận định giá tài sản số 97/2019 ngày 04/11/2019 của Hội đồng định giá tài sản TpHCM, kết luận: “124kg giò nạc lợn giá 14.880.000đ; 01 kg giò

tai heo giá 150.000đ; 9,9kg chả heo giá 1.098.000đ; 2,3kg giò nạc heo sống giá 230.000đ”. Tổng cộng là 16.358.000 đồng.

Từ nội dung trên, bản cáo trạng số 54/CT-VKS-PL ngày 24/3/2020 của Viện kiểm sát nhân dân TpHCM đã truy tố Hoàng Thị T về tội “Vi phạm quy định về ATTP” theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 317 của BLHS.

Bị cáo đã khai nhận toàn bộ hành vi đã thực hiện tương tự như bản cáo trạng đã truy tố và nhất trí với bản cáo trạng mà Viện kiểm sát đã công bố tại phiên tòa. Bị cáo khơng tranh luận bào chữa gì.

TAND TpHCM tun bố: Bị cáo Hồng Thị T phạm tội “Vi phạm quy định

về an toàn thực phẩm”.

Đánh giá về tội danh: Đối chiếu lời khai nhận tội của bị cáo tại phiên tòa

với lời khai của bị cáo trong quá trình điều tra, cơ bản phù hợp với nhau, phù hợp với lời khai của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án về thời gian, địa điểm, diễn biến vụ án, phù hợp với kết quả kiểm nghiệm của Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia, kết quả định giá tài sản cũng như các tài liệu chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án đã được cơ quan điều tra thu thập. Như vậy, có đủ cơ sở kết luận: Ngày 20/10/2019, tại thơn B, xã L, TpHCM, Hồng Thị T đã sử dụng hàn the (tên khoa học là Natri tetraborat) là chất phụ gia thực phẩm nằm ngoài Phụ lục I “Danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực phẩm” ban hành kèm theo Thông tư số 24/2019/TT-BYT ngày 30/8/2019 của Bộ y tế quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm có hiệu lực từ ngày 16/10/2019, để sản xuất 137,2kg giò, chả (tổng trị giá sản phẩm là 16.358.000đ), mục đích bán cho người tiêu dùng thì bị Đồn kiểm tra của Ban Quản lý an toàn thực phẩm TpHCM phát hiện.

Hành vi nêu trên của Hoàng Thị T đã phạm tội “Vi phạm quy định về an tồn thực phẩm” tội phạm và hình phạt được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 317 của BLHS. Quan điểm truy tố của Viện kiểm sát nhân dân TpHCM đối với bị cáo như bản cáo trạng đã nêu là có căn cứ, phù hợp pháp luật.

Một phần của tài liệu TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TỪ THỰC TIỄN (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)