- Bản án 155/2020/HSST của TAND TpHCM [33]
CÁC GIẢI PHÁP ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ĐỐI VỚI TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
3.2.3. Tăng cường khả năng, trình độ của đội ngũ áp dụng pháp luật
3.2.3.1. Nâng cao chất lượng công tác giải quyết, xử lý án vi phạm quy định về an toàn thực phẩm; tăng cường tranh tụng tại phiên tòa; xét xử kịp thời, nghiêm minh
Nhằm nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử án, TAND tối cao đã xác định và chỉ đạo các TAND thực hiện tốt 03 giải pháp:
- Tiếp tục thực hiện tốt tranh tụng tại phiên tòa theo hướng thực chất, đảm bảo dân chủ, công khai, đúng quy định của pháp luật.
- Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức.
- Tăng cường công tác tổng kết thực tiễn xét xử và đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật.
Trong các giải pháp nâng cao chất lượng công tác xét xử thì việc tăng cường tranh tụng tại phiên tòa được xác định là giải pháp đồng thời là yêu cầu hết sức quan trọng. TAND TpHCM tập trung làm tốt việc tranh tụng trong quá trình giải quyết tất cả các loại vụ án nói chung và án vi phạm quy định về ATTP nói riêng, tạo điều kiện cho luật sư nghiên cứu hồ sơ vụ án, triệu tập đầy đủ người tham gia tố tụng đến phiên tòa, lắng nghe ý kiến và tạo điều kiện cho bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ tố tụng, bình đẳng trong việc tranh tụng tại phiên tòa, chú trọng việc đánh giá các chứng cứ trong hồ sơ và các chứng cứ mới. Để thực hiện tốt việc điều hành tranh luận tại phiên toà, Hội đồng xét xử cần xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch xét hỏi và tranh luận theo hướng phát huy dân chủ, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân, đảm bảo cho các bên trình bày hết ý kiến của mình về những vấn đề liên quan tới việc giải quyết vụ án, từ đó các phán quyết của TAND căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà và trên cơ sở xem xét toàn diện, khách quan các chứng cứ của vụ án, nên chất lượng giải quyết, xét xử tiếp tục được đảm bảo và có những tiến bộ. Thơng qua việc tranh tụng, các tình tiết, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án được kiểm tra, xem xét, đối chứng tồn diện, kỹ càng, đồng thời góp phần nâng cao trình độ, kỹ năng xét xử của thẩm phán và hội thẩm toà án. TAND TpHCM đã xây dựng quy chế, chương trình phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân TpHCM nhằm đẩy mạnh tranh tụng. TAND TpHCM đã tiến hành nhiều hình thức sáng tạo, hiệu quả nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng tổ chức tranh tụng tại phiên tòa như: xác định các loại vụ án điểm, phức tạp để đưa ra tranh tụng… Các vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về ATTP đều được TAND TpHCM giải quyết trong thời hạn quy định của pháp luật và khơng có án q hạn luật định. Việc xét xử đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; chưa phát hiện trường hợp nào kết án oan người khơng có tội; hình phạt mà TAND TpHCM áp dụng đối với các bị cáo đảm bảo đúng pháp luật, tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội của các bị cáo, đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình hiện nay. Trong thời gian tới, TAND TpHCM cần tiếp tục phát huy những việc đạt được trên.
3.2.3.2. Nâng cao năng lực của người tiến hành tố tụng hình sự đối với tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm
Nâng cao năng lực của người tiến hành tố tụng hình sự đối với tội vi phạm quy định về ATTP chính là nâng cao năng lực về áp dụng pháp luật đối với người phạm tội vi phạm quy định về ATTP. Theo quy định của BLHS thì người tiến hành tố tụng hình sự bao gồm chánh án, phó chánh án tòa án, thẩm phán, hội thẩm nhân dân và thư ký tòa án nhân dân. Theo quy định của Luật Tổ chức Tịa án thì cơ cấu tổ chức của TAND gồm chánh án, phó chánh án TAND, thẩm phán, thư ký TAND và hội thẩm nhân dân. Như vậy, trong TAND thì chánh án, phó chánh án TAND, thẩm phán, thư ký TAND và hội thẩm nhân dân là những người tiến hành tố tụng hình sự. Trong đó, chánh án, phó chánh án TAND, thẩm phán, thư ký TAND là nhân sự của TAND, riêng hội thẩm nhân dân không thuộc biên chế của TAND mà làm việc trong nhiều ngành nghề khác nhau, được bầu bởi cơ quan quyền lực nhà nước để tham gia vào hoạt động xét xử. Đây là việc làm vô cùng cần thiết. TpHCM cần xây dựng các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn định kỳ để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ người tiến hành tố tụng nói chung của Tp:
Một là, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho thẩm phán
Hiến pháp 2013 quy định: “TAND là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”. Nhiệm vụ của TAND là bảo vệ
công lý, bảo vệ quyền con người. TAND phải là nơi mà mọi cơng dân tìm đến lẽ phải, sự cơng bằng. Đặt trong bối cảnh đó thì thẩm phán được đánh giá là rất quan trọng trong thực hiện sứ mệnh bảo vệ quyền con người, bảo vệ công lý của TAND. Thẩm phán đảm nhận nhiệm vụ xét xử các vụ án, giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ hiến định. Thẩm phán là người áp dụng pháp luật, trên cơ sở xác định sự kiện pháp lý, sự thật khách quan của vụ án, thẩm phán áp dụng quy định của pháp luật để phán quyết về vi phạm pháp luật, tranh chấp pháp lý và phán quyết đó làm phát sinh hậu quả đối với con người, đối với xã hội. Mọi hoạt động nghề nghiệp của thẩm phán đều được thực hiện đúng với trình tự, thủ tục do pháp luật quy định; chịu sự tác động trực tiếp của pháp luật. Đặc biệt, thẩm phán là
người được giao thực hiện quyền lực nhà nước, phán quyết liên quan đến sinh mệnh chính trị, tự nhiên của con người, đến lợi ích xã hội, cộng đồng… cho nên hoạt động của thẩm phán ln chịu sự kiểm sốt của pháp luật; sự giám sát của cơ quan lập pháp, hành pháp, dư luận xã hội và của nhân dân theo quy định của pháp luật. Ngồi ra, thẩm phán cịn phải chịu sự giám sát trong nội bộ TAND. Vì thế, cần thiết phải thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn cho thẩm phán. Để làm được vậy thì TAND TpHCM cần thực hiện:
- Chú trọng bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ xét xử, trang bị những phương pháp khoa học, kinh nghiệm và kỹ năng áp dụng pháp luật đặc biệt là pháp luật hình sự và tố tụng hình sự vào việc giải quyết các tình huống cụ thể trong lĩnh vực cơng tác. Thường xuyên cử cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức lãnh đạo, quản lý; lớp đào tạo nghiệp vụ thẩm tra viên, thư ký toàn án, thẩm phán sơ cấp. Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, thẩm phán.
- Đồng thời tăng cường cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị cho các thẩm phán; tổ chức quán triệt thực hiện tốt Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của
thẩm phán; khắc phục có hiệu quả việc ngại va chạm trong xét xử án để thực hiện
tốt nguyên tắc “Khi xét xử thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp
luật”; rèn luyện bản lĩnh, phong cách của thẩm phán theo hướng tơn trọng lợi ích
của mọi người, có khả năng độc lập tron suy nghĩ và hành động đúng pháp luật, vững vàng và không bị chi phối bởi những tác động trái pháp luật.
Hai là, nâng cao năng lực cho đội ngũ hội thẩm nhân dân
Hội thẩm nhân dân là đại diện cho tiếng nói của người dân tham gia vào thành phần Hội đồng xét xử, qua đó nâng cao vai trị của người dân, để nhân dân được giám sát, tham gia, đưa ra ý kiến của mình. Theo luật định, cùng với thẩm phán, hội thẩm nhân dân là những người đưa ra mức hình phạt cuối cùng về một bản án. Do vậy, để bản án được xét xử khách quan, đúng pháp luật, đòi hỏi hội thẩm nhân dân phải là người có kiến thức pháp luật, hiểu biết xã hội, liêm khiết, trung thực. Để nâng cao chất lượng hoạt động cho các hội thẩm nhân dân khi tham gia xét
xử vụ án, cần tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ. Thông qua các hội nghị tập huấn, các hội thẩm nhân dân đã có thêm những kinh nghiệm phù hợp với thực tiễn, kiến thức pháp luật cần thiết phục vụ công tác chun mơn nghiệp vụ. Cùng với đó, ngồi việc nghiên cứu đọc hồ sơ vụ án được phân cơng giải quyết thì các hội thẩm nhân dân cũng cần dành nhiều thời gian để tìm hiểu những vụ việc liên quan đến pháp luật khác. Việc này không chỉ giúp hội thẩm nhân dân tự trau dồi thêm kiến thức mà còn rút kinh nghiệm cho bản thân khi xử lý, áp dụng pháp luật vào những tình huống tương tự.
3.2.3.3. Tổng kết thực tiễn về áp dụng pháp luật đối với người phạm tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm
Tổng kết thực tiễn xét xử và đảm bảo áp dụng pháp luật đối với người phạm tội là một trong 3 giải pháp mà TAND tối cao đã đề ra nhằm nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử án. Hàng năm, TAND tối cao yêu cầu các TAND địa phương 6 tháng 1 lần tổng hợp những vướng mắc trong thực tiễn xét xử các loại vụ án, báo cáo TAND tối cao. Tại TAND TpHCM đều đặn tổ chức sơ kết 6 tháng và tổng kết năm công tác. Báo cáo sơ kết và tổng kết công tác của TAND TpHCM đều tổng kết thống kê công tác giải quyết án hình sự ở các mặt: tỷ lệ án hình sự được giải quyết, tỷ lệ án hình sự xét xử lưu động, số án sai bị sửa, số án sai bị hủy, số bị cáo bị tuyên hình phạt tù theo trình tự sơ thẩm, số án quá hạn, số án tuyên không rõ ràng… Qua đó, đánh giá những mặt thành cơng, hạn chế. Nguyên nhân khách quan của các hạn chế chủ yếu là về việc áp dụng pháp luật, số lượng án thụ lý gia tăng hàng năm, án phức tạp trong đánh giá chứng cứ… Nguyên nhân chủ quan của các hạn chế là năng lực của thẩm phán, hội thẩm nhân dân cịn hạn chế. Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân của hạn chế, TAND TpHCM rút ra các bài học kinh nghiệm, kiến nghị giải pháp khắc phục đặc biệt là kinh nghiệm cho cán bộ tòa án khắc phục các vướng mắc trong thu thập, đánh giá chứng cứ, áp dụng khi ra quyết định hình phạt cụ thể, chính xác cho từng bị cáo. Tuy nhiên việc tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật đối với người phạm tội vi phạm quy định về ATTP chưa được TAND TpHCM thực hiện riêng. Một phần nguyên nhân là số lượng án tội vi phạm quy định về ATTP
không nhiều, từ năm 2018-2020, mỗi năm chỉ có 1 án, thiệt hại không đáng kể, không gây bức xúc, hoang mang, lo lắng trong dư luận. Mặc dù vậy, để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự về tội vi phạm qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm, TAND TpHCM nên thực hiện việc tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật đối với người phạm tội vi phạm quy định về ATTP. Có thể tổng kết 5 năm 1 lần, qua đó cơng bố, chọn lọc và hệ thống hóa quyết định, đưa bản án trở thành điển hình đáng tin giúp TAND TpHCM giải quyết các án tương tự sau này. Việc tổng kết cũng có thể được thực hiện với nhiều hình thức như:
- Lồng ghép tại hội nghị triển khai cơng tác tịa án, báo cáo chun đề tổng kết về kinh nghiệm xét xử của TAND TpHCM về tội vi phạm quy định về ATTP trong đó nêu ra những ưu điểm, hạn chế, bất cập, khó khăn, vướng mắc trong công tác giải quyết, xét xử các vụ án, đề xuất các giải pháp xử lý những vấn đề vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật về ATTP.
- Từ thực tiễn công tác xét xử, TAND TpHCM tập hợp các vướng mắc trong áp dụng pháp luật về ATTP để đề nghị TAND tối cao hướng dẫn áp dụng thống nhất.
- Trong quá trình giải quyết án vi phạm quy định về ATTP, TAND TpHCM có cơng văn trao đổi nghiệp vụ với các tịa khác, qua đó tổng hợp các vướng mắc và đề xuất hướng xử lý.
- Thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chia sẻ kinh nghiệm xét xử hoặc các giải pháp đã được TAND TpHCM vận dụng trong thực tiễn xét xử.
Thực hiện tốt công tác tổng kết thực tiễn xét xử án vi phạm quy định về ATTP sẽ giúp cho công tác đảm bảo áp dụng pháp luật về ATTP của TAND TpHCM có những chuyển bến tích cực.
Tiểu kết chương 3
Chương 3 tác giả trình bày các nội dung:
Một là, làm rõ các yêu cầu áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi
phạm quy định về ATTP mà Đảng và Nhà nước đề ra trong các văn kiện.
Hai là, đề xuất các giải pháp áp dụng luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm
quy định về ATTP. Các giải pháp đưa ra bao gồm:
1. Tăng cường nhận thức đúng, ý thức đúng, nâng cao năng lực về áp dụng pháp luật đối với người phạm tội vi phạm quy định về ATTP, tập trung vào: tăng cường hiệu quả thông tin, giáo dục, truyền thông, phổ biến về ATTP và các quy định về ATTP; nâng cao hiệu lực quản lý ATTP trên cơ sở pháp luật; tăng cường công tác kiểm tra, xử lý kịp thời, nghiêm minh, công bằng mọi hành vi vi phạm quy định về ATTP
2. Hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay về tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm
3. Tăng cường khả năng, trình độ của đội ngũ áp dụng pháp luật, chú trọng: nâng cao chất lượng công tác giải quyết, xử lý án vi phạm quy định về ATTP; tăng cường tranh tụng tại phiên tòa; xét xử kịp thời, nghiêm minh; Nâng cao năng lực của người tiến hành tố tụng hình sự đối với tội vi phạm quy định về ATTP; tổng kết thực tiễn về áp dụng pháp luật đối với người phạm tội vi phạm quy định về ATTP.
KẾT LUẬN
Thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn “tội vi phạm quy định
về an tồn thực phẩm từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” đã giải quyết được các
vấn đề như sau:
1. Hệ thống hóa khái niệm và phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về ATTP; phân biệt tội vi phạm quy định về ATTP với một số tội khác; trình bày quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy định về ATTP; chỉ ra những hạn chế, thiếu sót của BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 trong quy định về tội vi phạm quy định về ATTP. Trình bày tội vi phạm quy định về ATTP trong luật hình sự của Anh, Thái Lan và Trung Quốc.
2. Khái quát về đặc điểm địa bàn và tình hình tội vi phạm quy định về ATTP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Phân tích thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt tội vi phạm quy định về ATTP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam về tội vi phạm quy định về ATTP trên địa bàn TpHCM, tác giả chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân.
3. Trình bày yêu cầu áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy