TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1.1. Đặc điểm địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- Vị trí địa lý: TpHCM có tọa độ địa lý 10°22’33"- 11°22’17" vĩ độ bắc và
106°01’25" - 107°01’10" kinh độ đông với điểm cực bắc ở xã Phú Mỹ (huyện Cần Giờ), điểm cực tây ở xã Thái Mỹ (Củ Chi) và điểm cực đông ở xã Tân An (huyện Cần Giờ). Chiều dài của thành phố theo hướng tây bắc - đơng nam là 150 km, cịn chiều tây - đông là 75 km. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 59 km đường chim bay. TpHCM có 12 km bờ biển, cách thủ đơ Hà Nội 1.730 km (đường bộ) về phía Nam.
Diện tích tồn thành phố là 2.056,5 km2, trong đó nội thành là 140,3km2, ngoại thành là 1.916,2km2. Độ cao trung bình so với mặt nước biển: nội thành là 5 m, ngoại thành là 16 m.
TpHCM được chia thành 22 quận trong đó có 12 quận đơ thị (từ quận 1 đến 12), 4 quận nội thành (Bình Thạnh, Gị Vấp, Tân Bình, Phú Nhuận), và 6 quận ngoại vi phần lớn là nơng thơn (Củ Chi, Hóc Mơn, Thủ Đức, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ).
- Đặc điểm dân số: Theo số liệu của Cục Thống kê TpHCM, tính đến 0 giờ
ngày 1/4/2019, dân số thành phố đạt hơn 8,99 triệu người, trở thành địa phương đông dân nhất cả nước, tăng 1,8 triệu người so với năm 2009; trong đó nam chiếm 48,7%, nữ chiếm 51,3%. Tỷ lệ tăng dân số bình quân 10 năm từ 2009-2019 của thành phố là 2,28%. Dân số thành phố phân bổ không đồng đều, tập trung nhiều nhất ở quận Tân Bình (hơn 784.000 người), huyện Bình Chánh (hơn 705.000 người) và thấp nhất là huyện Cần Giờ (gần 72.000 người). Mỗi năm, TpHCM thu hút
khoảng 2 triệu người vãng lai đến sống và làm việc từ các tỉnh, thành phố khác trong cả nước. Vì vậy TpHCM là một thị trường có sức tiêu thụ thực phẩm rất lớn so với các địa phương khác trong cả nước.
- Đặc điểm địa bàn phân phối thực phẩm:
Là đô thị lớn nhất trong cả nước, trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – cơng nghệ, TpHCM có lợi thế để phát triển thị trường thực phẩm so với các địa phương khác trong cả nước, bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, mạng lưới giao thơng, bưu chính viễn thông, hệ thống phân phối thực phẩm phong phú và đa dạng như siêu thị, trung tâm thương mại, chợ đầu mối, chợ truyền thống…
Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 239 chợ đang hoạt động (trong đó bao gồm 3 chợ đầu mối nơng sản thực phẩm Hóc Mơn, Bình Điền và Thủ Đức), 47 Trung tâm thương mại, 209 siêu thị (10 siêu thị lớn) và trên 2.360 cửa hàng tiện ích phân phối thực phẩm cho người dân thành phố. Chỉ riêng tại 3 chợ đầu mối nơng sản thực phẩm Hóc Mơn, Bình Điền và Thủ Đức, lượng thực phẩm tươi sống giao dịch qua các chợ đầu mối nông sản thực phẩm chiếm 70 - 80% tổng lượng thực phẩm lưu thông, tiêu thụ ở thành phố. Từ đây, nông sản thực phẩm được phân phối đến các chợ truyền thống, các cửa hàng kinh doanh... Chợ đầu mối cũng là nơi cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến và phân phối đến các tỉnh thành khác. Vì vậy, các chợ đầu mối nơng sản thực phẩm đóng vai trị quan trọng trong việc lưu thơng, phân phối nông sản, thực phẩm.
Sản xuất nông nghiệp tại TpHCM chỉ đáp ứng được khoảng 20 - 30% nhu cầu thực phẩm của người dân, phần cịn lại chủ yếu có xuất xứ từ các tỉnh hoặc nhập khẩu. Cụ thể: nguồn hàng nông sản do thành phố tự cung cấp tương đối hạn chế, chỉ đáp ứng được 33,3%; động vật sống: 10%; thủy sản và sản phẩm thủy sản: 15 -20%.. Từ thực tế cần thiết phải nâng cao hiệu lực quản lý ATTP trên cơ sở pháp luật; tăng cường hiệu quả thông tin, giáo dục, truyền thông, phổ biến về ATTP và các quy định về ATTP…