Thực tiễn quyết định hình phạt tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TỪ THỰC TIỄN (Trang 55 - 60)

- Bản án 155/2020/HSST của TAND TpHCM [33]

2.3. Thực tiễn quyết định hình phạt tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Qua nghiên cứu 3 bản án điển hình số 223/2018/HSST ngày 19/6/2018; số 65/2020/HS-ST ngày 26/05/2020 và số 155/2020/HS-ST của TAND TpHCM, có thể thấy rằng TAND TpHCM đã nhận định chính xác về nội dung vụ án, việc định tội danh và định hình phạt cho bị cáo phù hợp với quy định của pháp luật. Cụ thể:

Bản án số 223/2018/HSST ngày 19/6/2018 của TAND TpHCM [29]

- Bị cáo Nguyễn Thị H bị tuyên xử phạt 18 (mười tám) tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Thời gian thử thách 36 tháng tính từ ngày tuyên án phúc thẩm 25/02/2019; bị cáo phải thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật Thi hành án hình sự. Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tịa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Căn cứ xét hưởng án treo như sau:

1) Bị cáo bị xử phạt 18 tháng tù, có nhân thân tốt, khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải. Về trách nhiệm dân sự: Anh K - người bị hại yêu cầu bị cáo bồi thường tổng số tiền 20.428.000 đồng gồm 14.428.000 đồng chi phí khám, điều trị do ngộ

khi xét xử sơ thẩm, bị cáo đã bồi thường cho anh K với số tiền 40.000.000 đồng, vượt cả yêu cầu của người bị hại, thể hiện bị cáo có trách nhiệm rất cao trong việc bồi thường, khắc phục hậu quả do mình gây ra. Người bị hại - Anh K cũng đã có đơn xác nhận việc đã nhận số tiền 40.000.000 đồng và cho biết sức khỏe đã ổn định, đề nghị Tòa án xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, cho bị cáo được hưởng án treo. Bị cáo có con trai thứ hai bị bệnh teo não, mọi sinh hoạt cá nhân của cháu đều do bị cáo chăm sóc (có xác nhận của Phó chủ tịch UBND xã C, huyện T, Tp HCM). Như vậy, bị cáo có hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm b, s khoản 1 và hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2 của Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015. Bị cáo khơng có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và có nơi cư trú rõ ràng.

2) Đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015 về án treo và quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 2 Nghị quyết số 02/2018/NQ- HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo, Hội đồng xét xử xét thấy bị cáo có khả năng tự cải tạo và việc cho bị cáo hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, nên sẽ chấp nhận kháng cáo của bị cáo, khơng cần phải bắt bị cáo chấp hành hình phạt tù.

- Hồ sơ vụ án khơng có tài liệu xác định các sản phẩm rượu mà bị cáo đã bán ra thị trường có giá trị từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hay khơng? Tịa án không buộc bị cáo cũng chịu trách nhiệm bị xử phạt hành chính về các hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều 317 BLHS năm 2015, chưa bị kết án về tội này…

Bản án 65/2020/HS-ST ngày 26/05/2020 của TAND TpHCM [32]

Tại phiên tòa sơ thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân TpHCM sau khi phân tích tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và nhân thân bị cáo, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đề nghị Hội đồng xét xử: Áp dụng điểm a khoản 1 Điều 317; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 65; Điều 50 của Bộ luật Hình sự; xử phạt bị cáo Hồng Thị T từ 15 đến 18 tháng tù, cho hưởng

án treo, thời gian thử thách từ 30 đến 36 tháng về tội “Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm”

Về hình phạt bổ sung: Đề nghị áp dụng khoản 5 Điều 317; Điều 35 của BLHS: Phạt Hoàng Thị T từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng sung ngân sách Nhà nước.

Về xử lý vật chứng: Đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng Điều 47 của Bộ luật Hình sự; Điều 106 của Bộ luật Tố tụng hình sự: Tịch thu tiêu hủy 01 chiếc chảo, 01 dao, 01 chiếc thớt nhựa, 01 chiếc cân đĩa loại 05kg, 01 chiếc muôi kim loại, 01 chiếc thìa kim loại, 01 chiếc chậu, 01 chai nước mắm nhãn hiệu Nam Ngư sử dụng dở, 01 gói mỳ chính nhãn hiệu Ajimoto; 125 chiếc khn giị, 01 chiếc khn chả bằng kim loại; 01 máy xay thịt; 01 chiếc nồi điện luộc giị là những tài sản, cơng cụ, nguyên liệu sản xuất giị, chả khơng đảm bảo an tồn thực phẩm.

Hội đồng xét xử tuyên phạt:

- Xử phạt bị cáo Hoàng Thị T 15 (mười lăm) tháng tù, cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 30 (ba mươi) tháng tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.

- Hình phạt bổ sung: Phạt Hoàng Thị T 3.000.000đ (ba triệu đồng) sung Ngân sách Nhà nước.

- Xử lý vật chứng: tịch thu tiêu hủy: 01 chiếc chảo, 01 dao, 01 chiếc thớt nhựa, 01 chiếc cân đĩa loại 05kg, 01 chiếc mi kim loại, 01 chiếc thìa kim loại, 01 chiếc chậu, 01 chai nước mắm nhãn hiệu Nam Ngư sử dụng dở, 01 gói mỳ chính nhãn hiệu Ajimoto, 125 chiếc khn giị, 01 chiếc khn chả bằng kim loại, 01 máy xay thịt, 01 chiếc nồi điện luộc giị. Vật chứng trên có đặc điểm, tình trạng được ghi trong biên bản giao nhận vật chứng ngày 29/4/2020 giữa Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TpHCM với Chi cục Thi hành án dân sự TpHCM.

Đánh giá về hình phạt:

*Hình phạt chính: Hành vi phạm tội của bị cáo Hoàng Thị T là nguy hiểm

cho xã hội, hành vi đó đã xâm phạm trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của nhân dân được pháp luật bảo vệ, hành vi phạm tội của bị cáo còn gây mất an toàn trong sản xuất kinh doanh lương thực thực phẩm trên địa bàn TpHCM, gây tâm lý hoang

mang, lo lắng cho quần chúng nhân dân. Bị cáo thực hiện hành vi bởi lỗi cố ý. Do đó, bản án nghiêm tương xứng với hành vi phạm tội mà bị cáo đã gây ra nhằm răn đe, giáo dục, cải tạo bị cáo trở thành một công dân tốt.

Tuy nhiên, khi lượng hình cân nhắc đến các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và nhân thân của bị cáo để áp dụng hình phạt phù hợp:

- Về tình tiết tăng nặng: Bị cáo không phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nào.

- Về tình tiết giảm nhẹ: Q trình điều tra và tại phiên tồ bị cáo thành khẩn khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình, chồng bị cáo có thời gian tham gia quân đội xuất ngũ trở về địa phương, mẹ đẻ bị cáo là Hội viên cựu thanh niên xung phong làm theo lời Bác, nên bị cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.

- Về nhân thân: Bị cáo có nhân thân tốt, chưa có tiền án tiền sự, phạm tội lần đầu. Xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và nhân thân của bị cáo nêu trên và xem xét quan điểm của đại diện Viện kiểm sát nhân dân Tp HCM, Hội đồng xét xử cho rằng bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, có nơi cư trú rõ ràng, nên khơng cần thiết phải cách ly bị cáo ra khỏi xã hội mà cho bị cáo cải tạo tại địa phương cũng đủ tác dụng giáo dục và phòng ngừa chung trong cộng đồng, đây cũng là thể hiện tính khoan hồng của pháp luật.

*Hình phạt bổ sung: Bị cáo sản xuất thực phẩm có sử dụng chất phụ gia (hàn

the) làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng nhằm thu lời bất chính, nên cần thiết phải áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền theo quy định tại Điều 35; khoản 5 Điều 317 của BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

*Về xử lý vật chứng:

- Đối với 01 chiếc chảo, 01 dao, 01 chiếc thớt nhựa, 01 chiếc cân đĩa loại 05kg, 01 chiếc mi kim loại, 01 chiếc thìa kim loại, 01 chiếc chậu, 01 chai nước mắm nhãn hiệu Nam Ngư sử dụng dở, 01 gói mỳ chính nhãn hiệu Ajimoto; 125 chiếc khn giị, 01 chiếc khuôn chả bằng kim loại; 01 máy xay thịt; 01 chiếc nồi

điện luộc giò là tài sản, cơng cụ, ngun liệu sản xuất giị, chả khơng đảm bảo an tồn thực phẩm, nên cần tịch thu tiêu hủy.

- Đối với số chả heo Viện kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia không nhận bàn giao, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TpHCM đã bàn giao cho Công ty cổ phần môi trường X thuộc địa bàn huyện T, TpHCM xử lý tiêu hủy là phù hợp pháp luật.

- Đối với tồn bộ số giị heo chín và sống, chả, 02 hộp nhựa trắng chứa chất bột mịn màu trắng là chất phụ gia chứa hàn the, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TpHCM bàn giao cho Viện kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia kiểm nghiệm đã được sử dụng hết trong q trình kiểm nghiệm, khơng cịn mẫu lưu tại Viện.

Bản án 155/2020/HS-ST của TAND TpHCM [33]

Tại phiên tòa, Kiểm sát viên giữ nguyên quan điểm truy tố và đề nghị áp dụng điểm b khoản 1 Điều 317, điểm s, x khoản 1 Điều 51 và Điều 35 Bộ luật Hình sự năm 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017) để xử phạt tiền bị cáo N từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Hội đồng xét xử tuyên xử phạt bị cáo Vũ Đức N 100.000.000 đồng (Một trăm triệu đồng).

Bị cáo khơng có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự; Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là bị cáo tỏ thái độ thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; Bị cáo có cha là liệt sĩ nên xem xét áp dụng điểm s, x khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015 giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo.

Có thể thấy, các bị cáo trong 3 bản án trên được định hình phạt nghiêm tương xứng với hành vi phạm tội mà bị cáo đã gây ra nhằm răn đe, giáo dục, cải tạo bị cáo trở thành một cơng dân tốt. Tuy nhiên, khi lượng hình TAND TpHCM đã cân nhắc đến các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và nhân thân của bị cáo để áp dụng hình phạt phù hợp. Qua đó đánh giá đúng tính chất, mức độ, hậu quả do hành vi phạm tội bị cáo gây ra.

Một phần của tài liệu TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TỪ THỰC TIỄN (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)