Căn cứ vào hiệu quả kinh tế của hoạt động xét xử và các hoạt động tố tụng khác

Một phần của tài liệu THẨM QUYỀN XÉT XỬ SƠ THẨM HÌNH SỰ CỦA TOÀ ÁN (Trang 25 - 27)

mặt dẫn đến kéo dài thời gian giải quyết vụ án, gây khó khăn cho việc xét xử. Nếu vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp huyện thì việc đảm bảo sự có mặt của những người tham gia tố tụng sẽ tốt hơn, các thời hạn tố tụng cũng sẽ có điều kiện thực hiện đúng hơn so với vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tịa án cấp tỉnh. Vì vậy, khi quy định thẩm quyền xét xử của Tòa án phải căn cứ vào mối liên hệ với các chế định pháp lý khác của tố tụng hình sự.

1.2.6. Căn cứ vào hiệu quả kinh tế của hoạt động xét xử và các hoạt động tố tụng khác tố tụng khác

Luật tố tụng hình sự là cơng cụ sắc bén của Nhà nước trong cơng cuộc đấu tranh phịng và chống tội phạm, là căn cứ pháp lý để các cơ quan tiến hành tố tụng

giải quyết vụ án hình sự, nhằm phát hiện nhanh chóng, xử lý cơng minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm là mục đích của tố tụng hình sự. Để đạt mục đích này, các cơ quan tiến hành tố tụng được quyền tiến hành các hoạt động tố tụng. Khi tiến hành các hoạt động tố tụng phải tính tốn đển hiêu quả kinh tế sao cho vẫn đạt được kết quả cao nhưng với chi phí thấp nhất. Yêu cầu này được đặt ra ngay khi xây dựng các quy phạm pháp luật. Vì thẩm quyền xét xử là điều kiện cần thiết để xác định thẩm quyền điều tra, truy tố nên khi quy định thẩm quyền xét xử chẳng những phải tính đến hiệu quả kinh tế của hoạt động xét xử mà cịn phải tính cả hiệu quả kinh tế của hoạt động điều tra, truy tố. Hiệu quả kinh tế của các hoạt động tố tụng có thể xem xét ở các phương diện sau:

- Một là, về chi phí cho các hoạt động điều tra: Nếu vụ án do Cơ quan điều tra cấp huyện hoặc Cơ quan điều tra hình sự khu vực điều tra thì tốn kém ít, nếu do cơ quan điều tra cấp tỉnh hoặc qn khu điều tra thì chi phí nhiều hơn. Ví dụ, khi tiến hành khám nghiệm hiện trường, thực nghiệm điều tra, khám xét,...cơ quan điều tra, Viên kiểm sát phải đi xa, nhất là ở địa bàn miền núi lại càng khó khăn; việc dẫn giải người phạm tội trên đường,...tất cả đều phải chi phí lớn hơn nhiều so với cơ quan điều tra cấp huyện hoặc cơ quan điều tra hình sự khu vực điều tra.

- Hai là, về chi phí cho hoạt động xét xử: Nếu vụ án được xét xử ở Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc Tòa án quân sự cấp khu vực sẽ chi phí thấp hơn khi xét xử ở Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Tòa án quân sự cấp quân khu. Vụ án xét xử ở Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc Tịa án qn sự cấp khu vực khi có kháng cáo, kháng nghị sẽ do Tòa án cấp tỉnh hoặc Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử phúc thẩm. Việc xét xử phúc thẩm có thể được tiến hành tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Tòa án quân sự cấp quân khu đó, có thể được xét xử lưu động tại địa bàn nơi xảy ra tội phạm. Khoảng cách từ tỉnh hoặc quân khu xuống nơi xảy ra tội phạm cũng không xa nên chi phí đi lại, tổ chức phiên tồ xét xử cũng không lớn. Những vụ án này nếu do Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm thì khi có kháng cáo hoặc kháng nghị sẽ do Tịa án nhân dân cấp cao hoặc Tòa án quân sự Trung ương xét xử phúc thẩm. Hiện nay cả nước chỉ có 3 Tịa án nhân dân cấp cao (tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phổ Hồ Chí Minh). Mỗi Tịa án

nhân dân cấp cao phải phụ trách nhiều tỉnh khác nhau. Với phạm vi như vậy, các Tòa án nhân dân cấp cao khi tổ chức xét xử lưu động tại các địa phương phải chi phí cho xét xử nhiều hơn so với Tòa án cấp tỉnh xét xử phúc thẩm.

Từ những phân tích trên đây, có thể thấy rằng vụ án hình sự được xét xử ở TAND cấp huyện sẽ giảm được chi phí của Nhà nước cho các hoạt động điều tra, xét xử cũng như giảm phần chi phí của những người tham gia tố tụng hình sự.

Vì vậy, thẩm quyền xét xử phải được quy định làm thế nào đế viêc xét xử đảm bảo đúng đắn, khách quan nhưng với chi phí thấp nhất cho hoạt động điều tra cũng như xét xử.

Một phần của tài liệu THẨM QUYỀN XÉT XỬ SƠ THẨM HÌNH SỰ CỦA TOÀ ÁN (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)