Thẩm quyền theo lãnh thổ

Một phần của tài liệu THẨM QUYỀN XÉT XỬ SƠ THẨM HÌNH SỰ CỦA TOÀ ÁN (Trang 44 - 49)

Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ là sự phân định thẩm quyền xét xử vụ án hình sự theo dấu hiệu địa điểm thực hiện tội phạm hoặc đã điểm kết thúc việc điều tra vụ án. Thông thưởng vụ án hình sự được xét xử ở Tịa án nơi tội phạm thực hiện. Trong trường hợp tội phạm được thực hiện ở nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tịa án có thẩm quyền xét xử là Tịa án nơi kết thúc việc điều tra. Với quy định trên của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 khơng thay đổi nhiều so với quy

định về thẩm quyền theo lãnh thổ của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

Hiện nay, thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án các cấp được quy định tại Điều 269 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Khoản 1 Điều 269 quy định: "Tịa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự thì Tịa án nơi tội phạm được thực hiện. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tịa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra. Việc quy định thẩm quyền thuộc về Tòa án nơi tội phạm được thực hiện là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xét xử như tạo điều kiện cho sự có mặt của những người tham gia tố tụng tại phiên toà, cho việc xem xét những vật chứng khơng thể đưa đến phiên tồ được cũng như khi cần xem xét tại chỗ nơi xảy ra tội phạm. Nhưng không phải khi nào tội phạm cũng chỉ xảy ra tại một địa bàn cố định như các băng cướp giật gây án trên địa bàn liên tỉnh và cũng có những trường hợp khơng xác định được nơi tội phạm xảy ra do các điều kiện khách quan cũng như chủ quan khi đó việc quy định Tịa án nơi kết thúc việc điều tra có thẩm quyền xét xử là hoàn toàn hợp lý.

Trường hợp bị cáo phạm tội ở nước ngồi thì thẩm quyền của Tòa án nhân dân được xác định theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy đinh như sau:

“Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì doTịa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp Chánh án Tịa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hoặc Tịa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử”. Như vậy, ngồi Tịa án nhân dân thành phố Hà Nội và Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thì Tịa án nhân dân thành phố Đà Nẵng cũng có thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự mà bị cáo phạm tội ở nước ngoài nhưng xét xử tại Việt Nam. Đây là điểm mới so với BLTTHS năm 2003.

Như vậy, vụ án về các tội phạm xảy ra ở nước ngoài bị đưa về nước xét xử sẽ thuộc thẩm quyền của Tịa án cấp tỉnh mà khơng phụ thuộc vào loại tội phạm được thực hiện. Bởi vì, chỉ có Tịa án cấp tỉnh mới có đủ điều kiện đảm bảo cho các hoạt động tố tụng ở nước ngoài, các quan hệ với các cơ quan tố tụng nước ngoài trong ủy

thác hoạt động tư pháp, trong tương trợ hoạt động tư pháp, trong tội phạm...

Việc quy định thẩm quyền xét xử thuộc về Tòa án nơi tội phạm được thực hiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn trong việc tiến hành các hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ, triệu tập người làm chứng hoặc những người liên quan trong vụ án. Mặt khác, việc xử lý vụ án tại nơi tội phạm được thực hiện cũng đảm bảo tốt hơn sự có mặt của những người tham gia tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.

Đối với những tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngồi khơng phận hoặc lãnh thổ của Việt Nam, Điều 270 Bộ luật tố tụng hình sự quy định:

“Những tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biến của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngồi khơng phận hoặc lãnh thổ Việt Nam thuộc thẩm quyền xét xử của Tịa án Việt Nam, nơi có sân bay hoặc bến cảng trở về đầu tiên hoặc nơi tàu bay, tàu biển đó được đăng ký”.

Theo quy định của pháp luật quốc tế thì tàu bay, tàu biển mang quốc tịch quốc gia nào, dù đang hoạt động ngồi khơng phận hoặc ngồi lãnh thổ của quốc gia đó vẫn được coi là một bộ phận lãnh thổ quốc gia mà nó mang quốc tịch. Đây cũng là điểm mới so với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Do vậy, tội phạm xảy ra trên tàu bay, tàu biển của Việt Nam đã rời khỏi không phận hoặc ngoài lãnh thổ của Việt Nam vẫn là tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tịa án Việt Nam. Tịa án có thẩm quyền xét xử là Tịa án nơi có sân bay bến cảng mà tàu bay, tàu biển đó trở về đầu tiên ở trong nước hoặc Tịa án nơi tàu bay, tàu biển đó được đăng ký. Tùy vào tội phạm đó là tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng để xác định cấp Tòa án xét xử là Tòa án nhân dân cấp huyện hay Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Trong thực tiển xét xử các vụ án hình sự cịn có những bị cáo phạm nhiều tội. Đây là trường hợp một người thực hiện hai tội phạm trở lên, được Bộ luật hình sự định tội danh một cách độc lập và người phạm tội chưa bị xét xử về tội phạm nào trong số các tội phạm đó. Bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của Tòa án khác cấp là trường hợp bị cáo thực hiện hai tội phạm trở lên, trong đó có tội phạm thuộc

thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc Tòa án quân sự khu vực và tội phạm khác thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Tòa án quân sự cấp quân khu. Từ thực tế này, Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định thẩm quyền xét xử đối với bị cáo phạm nhiều tội của Tịa án khác cấp. Theo đó, Điều 271 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định cụ thể như sau: “Khi bị cáo phạm nhiều tội, trong đó có tội phạm thuộc thẩm quyên xét xử của Tồ án cấp trên, thì Tồ án cấp trên xét xử toàn bộ vụ án.

Như vậy, việc phân tích các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sẽ giúp chúng ta có được cái nhìn tồn diện về thẩm quyền xét xử theo sự việc của Tòa án nhân dân các cấp. Từ đó có thể thấy: tính chất, đặc điểm của các vụ án hình sự cũng như hành vi, đối tượng thực hiện tội phạm ... sẽ là căn cứ giúp chúng ta phân biệt thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện và thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Như vậy, có thể thấy thẩm quyền xét xử của Tịa án nhân dân theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có thẩm quyền rộng hơn, xét xử hầu hết các đối tượng phạm tội, trừ những đối tượng thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự đã được quy định trong điều 272, 273 BLTTHS năm 2015.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 ra đời đã đánh dấu một bước ngoặc quan trọng trong sự phát triển các quy định của pháp luật về thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của tịa án, góp phần khơng nhỏ trong việc tăng cường hiệu quả của cơng cuộc đấu tranh phịng chống các loại tội phạm từ thực tiển xét xử của tòa án.

Theo những quy định trên, Tòa án nhân dân cấp huyện xét xử sơ thẩm những tội phạm mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt từ 15 năm tù trở xuống, trừ những tội quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 268 Bơ luật tố tụng hình sự năm 2015.

So với các quy định về thẩm quyền xét xử trước đây, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 mở rộng thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tịa án nhân dân cấp huyện. Chúng tơi thấy việc mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện là hợp lý vì những lý do sau đây:

Thứ nhất, viêc tăng thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự cho Tịa án cấp huyện tránh được tồn đọng án ở Tòa án cấp tỉnh, tồn đọng án xét xử phúc thẩm của

Tòa án nhân dân cấp cao, dành thời gian cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh xét xử phúc thẩm và Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.

Thứ hai, trình độ chun mơn của Thẩm phán Tịa án nhân dân cấp huyện hiện nay hầu hết đã được nâng cao và có khả năng xét xử được những vụ án có khung hình phạt từ 15 năm tù trở xuống.

Thứ ba, việc tăng thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự cho Tịa án cấp huyện sẽ tiết kiệm được thời gian, tránh được việc hỗn phiên tồ vì lý do vắng mặt những người tham gia tố tụng.

Thứ tư việc xét xử hầu hết án hình sự ở Tịa án nhân dân cấp huyện, có hiệu quả kinh tế hơn vì người làm chứng nơi xảy ra vụ án và các thành phần tham gia tố tụng khác sẽ không phải đi xa.

Chương 3

Một phần của tài liệu THẨM QUYỀN XÉT XỬ SƠ THẨM HÌNH SỰ CỦA TOÀ ÁN (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)