Thực tiễn áp dụng thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự sau khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm

Một phần của tài liệu THẨM QUYỀN XÉT XỬ SƠ THẨM HÌNH SỰ CỦA TOÀ ÁN (Trang 59 - 61)

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Như đã trình bày trong Chương 2 của luận văn này, thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự của Tịa án nhân dân cấp huyện được quy định trong nhiều văn bản pháp luật và Bộ luật Tố tụng hình sự. Tuy ở từng giai đoại khác nhau thì thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự có những quy định khác nhau, nhưng tất cả đều tập trung ở một điểm là làm sao cho việc điều tra, truy tố, xét xử được tiến hành một cách thống nhất và có hiệu qủa nhất, tạo điều kiện cho Tòa án cấp sơ thẩm hoạt động xét xử một cách thuận lợi nhất.

Trong thực tiễn xét xử sơ thẩm của các Tòa án đã áp dụng đúng đắn các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thẩm quyền xét xử của các Tòa án. Hàng năm các Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử hàng chục ngàn vụ án hình sự. Thế nhưng các vi phạm về thấm quyền xét xử xảy ra không nhiều; các vụ án bị hủy để xét xử lại vì sai thẩm quyền chiếm tỷ lệ ít.

Tuy nhiên, điều đó khơng có nghĩa các quy định của pháp luật về thẩm quyền xét xử hình sự đã chính xác, đầy đủ và việc áp dụng các quy định đó trong thực tiễn khơng có gì tranh cải. Mặt khác, do sự phát triển của nền kinh tế thị trường nước ta và do những yêu cầu của hội nhập kinh tế Quốc tế mà chúng ta tham gia, địi hỏi phải có một hệ thống Pháp luật thống nhất và bình đẳng, phù hợp với tình hình thực tế, nên Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng, trong đó có Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

3.3.2. Thực tiễn áp dụng thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự sau khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Như đã nêu trên, thực tế trong những năm trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Tịa án nhân dân cấp huyện đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong việc thực hiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự, điều này chứng tỏ trình độ

chun mơn, nghiệp vụ của đội ngũ Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện cũng như cơ sở vật chất của Toà án nhân dân cấp huyện đã được nâng lên và đáp ứng được yêu cầu xét xử, vì vậy việc quy định giao thêm Thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự cho Tịa án nhân dân cấp huyện là cần thiết, tuy nhiên do tình hình của mỗi địa phương nên lộ trình thực hiện việc tăng thẩm quyền phải được tiến hành theo từng giai đoạn.

Trên tinh thần Nghị quyết 110/2015/QH13 và Nghị quyết 144/2016/QH13, các cơ quan tố tụng đã khẩn trương củng cố cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ để thực hiện thống nhất thẩm quyền xét xử theo quy định mới từ ngày 01-7-2016.

Nhận xét, đánh giá qúa trình thực hiện xét xử theo thẩm quyền mới đối với các Tòa án cấp huyện và tương đương được giao thẩm quyền, thì thấy các Tịa án được giao thấm quyền mới đã làm tốt công tác xét xử thể hiện là đã giải quyết được một 1ượng hổ sơ đáng kể, chất 1ượng xét xử cao khơng có trường hợp án bị xét xử oan, sai chứng tỏ yêu cầu đặt ra đã được đáp ứng. Hàng năm vẫn có những tranh chấp thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân dân với nhau, giữa Tòa án nhân dân với Tòa án quân sự, hoặc giữa các Tòa án quân sự với nhau.

Theo thống kê qua số liệu xét xử sơ thẩm hình sự của Tịa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy số vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp huyện hằng năm là rất lớn (hơn 5.000 vụ/năm), nhưng chỉ có một vài vụ có tranh chấp thẩm quyền.

Ví dụ tranh chấp thẩm quyền giữa các TAND cấp huyện: TAND huyện Bình Chánh đã hỗn phiên tịa hình sự đối với bị cáo Trương Gia Bảo về hành vi cưỡng đoạt tài sản vì có tranh chấp thẩm quyền với TAND quận 5 do bị cáo thực hiện hành vi phạm tội tại địa bàn huyện Bình Chánh và tại Quận 5.

Ví dụ tranh chấp thẩm quyền giữa TAND cấp huyện và TAND cấp tỉnh: TAND huyện Bình Chánh xét xử và tổng hợp hình phạt đối với bị cáo Phạm Tuất Linh về tội “trộm cắp tài sản” với mức hình phạt là tử hình là vi phạm nghiêm trọng về thẩm quyền và bản án của TAND huyện Bình Chánh bị VKSND thành phố kháng nghị và TAND thành phố Hồ Chí Minh hủy và rút lên giải quyết theo thẩm quyền.

Việc thực hiện thẩm quyền sơ thẩm về hình sự của Tịa án nhân dân cấp huyện nêu trên tuy phù hợp với thực trạng hiện nay, nhưng cũng chỉ là giải pháp tình thế, tạm thời. Chính vì vậy, cùng với viêc nghiên cứu mở rộng thẩm quyền xét xử về hình sự đối với Tịa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực, vấn đề tăng cường năng lực hoạt động xét xử của Tòa án cấp này cần được đặt ra như một nhiệm vụ trọng tâm trong lộ trình triển khai thực hiện thẩm quyền xét xử mới về hình sự đổi với các Tịa án nhân dân cấp huyện trên phạm vi toàn quốc giai đoạn 2020-2030.

Một phần của tài liệu THẨM QUYỀN XÉT XỬ SƠ THẨM HÌNH SỰ CỦA TOÀ ÁN (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)