Thẩm quyền xét xử theo vụ việc.

Một phần của tài liệu THẨM QUYỀN XÉT XỬ SƠ THẨM HÌNH SỰ CỦA TOÀ ÁN (Trang 42 - 44)

Trên phương diện tổ chức trong hệ thống Tòa án ở nước ta, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương và Tòa án quân sự khu vực (gọi chung là Tòa án cấp huyện) là cấp xét xử thấp nhất chỉ có thẩm quyền xét xử sơ thẩm. Tịa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự cấp quân khu (gọi chung là Tòa án cấp tỉnh) là Tòa án cấp thứ hai và cùng là Tịa án cấp cuối cùng có thẩm quyền xét xử sơ thẩm. Vì vậy, thẩm quyền xét xử theo vụ việc được nói tới ở đây chính là việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm giữa Tòa án cấp huyện và Tòa án cấp tỉnh.

Từ trước tới nay, Tịa án nhân dân cấp huyện ln được coi là cấp xét xử thấp nhất. Việc phân định thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định thẩm quyền giữa Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Do vậy, nếu thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện được quy định hợp lý, chặt chẽ thì phần lớn tội phạm xảy ra sẽ được xử lý kịp thời, phát huy được tác dụng giáo dục, răn đe và góp phần bảo vệ trật tự xã hội. Theo từng

giai đoạn lịch sử lập pháp và qua thực tiển xét xử các vụ án hình sự ở nước ta cho thấy, thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện ngày càng mở rộng một cách hợp lý điều đó chứng tỏ rằng Tịa án cấp huyện đóng vai trị rất quan trọng trong hoạt động xét xử hình sự. Vì vậy, tại khoản 1 điều 268 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định:

Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm:

Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;

Các tội phá hoại hồ bình, chống lồi người và tội phạm chiến tranh;

Các tội quy định tại các điều 123, 125, 126. 227,277, 278, 279, 280, 282, 283, 284, 286, 287, 288, 337. 368, 369, 370, 371. 399 và 400 cùa Bộ luật hình sự;

Các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thố nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo quy định trên thì Tịa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng (mà theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 thi đó là các tội phạm mà khung hình phạt từ 15 năm tù trở xuống), trừ những tội phạm mà việc điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm đó có khó khăn khơng phù hợp với năng lực hiện có của Tịa án nhân dân cấp huyện cũng như các cơ quan hỗ trợ khác do tính chất phức tạp của những loại tội này xâm phạm đến những quan hệ xã hội có tầm quan trọng lớn như xâm phạm đến an ninh quốc gia, phá hoại hịa bình, chống lồi người và tội phạm chiến tranh, xâm phạm đến tinh mạng người khác, vi phạm các quy định về bảo vệ tài ngun quốc gia, về bảo đâm an tồn giao thơng hàng khơng, hàng hải, về bảo vệ bí mật nhà nước, về sử dụng thông tin trên mạng hoặc xâm phạm các hoạt động tư pháp và xâm phạm nghĩa vụ trách nhiệm quân nhân.

Nếu một điều luật có nhiều khoản thì Tịa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử đối với các khoản thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng trừ những tội phạm quy định tại các điểm a, b. c,

d khoản 1 Điều 268 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 khơng kể đó là khoản nào trong điều luật đó.

Tịa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử cùng một lần cùng một người phạm nhiều tội nếu các tội đó đều thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng trừ các tội phạm quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 268 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Trong trường hợp một người đang chấp hành hình phạt theo bản án của bất cứ Tịa án cấp nào mà lại bị truy tố về tội thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện thì các Tịa án đó cũng có thẩm quyền xét xử, trừ trường hợp người bị kết án đã bị tuyên án tử hình hoặc tù chung thân mà chưa được giảm thời hạn chấp hành hình phạt. Trong các trường hợp trên khi tổng hợp hình phạt tù có thời hạn, Tịa án nhân dân cấp huyện có quyền quyết định hình phạt chung khơng đuợc vượt quá 30 năm tù.

Như vậy, thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện so với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì ở Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 khơng mở rộng thậm chí cịn bị thu hẹp bởi vì Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 không quy định đối với “Các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” không thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện như vậy ngầm hiểu nếu các tội được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể do cấp huyện xét xử. Tuy nhiên, thực tế những vụ án trên đều chuyển cho Tòa án cấp tỉnh xét xử. Nhưng với quy định không chặt chẽ như vậy sẽ dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Nhằm khắc phục những hạn chế trên nên Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định rõ ràng, chặt chẽ hơn.

Một phần của tài liệu THẨM QUYỀN XÉT XỬ SƠ THẨM HÌNH SỰ CỦA TOÀ ÁN (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)