Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân tối cao

Một phần của tài liệu THẨM QUYỀN XÉT XỬ SƠ THẨM HÌNH SỰ CỦA TOÀ ÁN (Trang 37 - 39)

Nghị định số 3881/TTG ngày 20-10-1959, của Thủ tướng Chính phủ xác định Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hồ. Tịa án nhân dân tối cao xét xử sơ đồng thời là chung thẩm những vụ án mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao và những vụ án đặc biệt mà Viện công tố Trung ương hoặc Tòa án nhân dân tối cao thấy phải do Tòa án nhân dân tối cao xét xử.

Theo quy định tại Điều 21 Luật tổ chức Tòa án năm 1960 thì Tịa án nhân dân tối cao có thẩm quyền xét xử: “Sơ thẩm những vụ án do pháp luật quy định

thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao và những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp dưới mà Tòa án nhân dân tối cao lấy lên để xét xử”. Pháp lệnh về tổ chức Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân địa phương ngày 23-3- 1961, quy định rõ thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao. Pháp lệnh xác định Tịa án nhân tối cao có thẩm quyền xét xử: “Sơ thẩm đồng thời là chung thẩm những vụ án do pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp dưới nhưng Tòa án nhân tối cao xét thấy cần lấy lên để xét xử”.

Ngày 03-7-1981, Quốc hội ban hành Luật tổ chức Tòa án nhân dân mới thay cho Pháp lệnh tổ chức Tòa án nhân dân năm 1961. Theo Điều 21 Luật tổ chức Tòa án năm 1981, thì Tịa án nhân tối cao có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp. Nhưng Luật hình sự khơng quy định tội đặc biệt nghiêm trọng nên việc xác định tội phạm nào thuộc loại tội đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp phải xét xử theo thủ tục sơ thẩm đồng thời chung thẩm là vấn đề vướng mắc trong thực tiễn thực hiện thẩm quyền. Để áp dụng đúng thẩm quyền, ngày 22-12-1982, Tòa án nhân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ ra Thông tư số 05-TT hướng dẫn về những trường hợp nghiêm trọng, phức tạp cần xét xử theo thủ tục sơ thẩm đổng thời chung thẩm đó là :

-Về loại tội: Đó là nhữmg tội đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm đến an ninh chính trị, tài sản xã hội chủ nghĩa hoặc tài sản của công dân làm cho nhân dân rất căm phẫn, yêu cầu chính trị địa phương đòi hỏi phải trừng trị nghiêm khắc, kịp thời. -Về đối tượng phạm tội: Bị cáo là những tên phản cách mạng, lưu manh côn đồ, những tên chuyên làm ăn phi pháp, những cán bộ sa đọa biến chất.

-Trong vụ án khơng có nhiều bị cáo, chứng cứ rõ ràng, khơng cịn nghi ngờ vấn đề về tội phạm.

- Mức độ phạm tội của bị cáo đặc biệt nghiêm trọng và phải được trừng trị bằng hình phạt cao nhất.

Theo Điều 19 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1992 và khoản 3 Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, thì Tịa hình sự Tịa án nhân dân tối cao, Tịa án quân sự trung ương xét xử sơ thẩm đồng thời chung những vụ án đặc biệt nghiêm

trọng, phức tạp. Tuy nhiên theo qui định của pháp luật hình sự những vụ án đặc biệt nghiêm trọng là những vụ án về những tội phạm có chế tài rất nghiêm khắc. Còn những vụ án đặc biệt phức tạp là những vụ án rất khó về đánh giá chúng cứ để xác định tội phạm và ngời phạm tội. Vì thế những vụ án này phải được xét xử rất thận trọng ở nhiều cấp Tòa án khác nhau. Những vụ án được xét xử theo thủ tục sơ thẩm đổng thời chung thẩm thì bản án có hiệu lực pháp luật ngay, bị cáo và những người tham gia tố tụng khơng có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát khơng có quyền kháng nghị phúc thẩm. Qui định xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm đã vi phạm quyền kháng cáo của bị cáo, kháng nghị của Viện kiểm sát, không phù hợp với xu thế thời đại. Do đó, Luật sửa đổi, bổ sung một sổ điều của Bộ luật tố tụng hình sự được Quốc hội thơng qua ngày 09-6-2000, thì thủ tục xét xử sơ chung thẩm quy định tại Điều 145 đã bị bỏ; Tịa hình sự Tịa án nhân dân tối cao và Tịa án quân sự trung ương khơng cịn thẩm quyền xét xử sơ chung thẩm nữa.

Một phần của tài liệu THẨM QUYỀN XÉT XỬ SƠ THẨM HÌNH SỰ CỦA TOÀ ÁN (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)