Căn cứ vào tình hình tội phạm và yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong những giai đoạn nhất định

Một phần của tài liệu THẨM QUYỀN XÉT XỬ SƠ THẨM HÌNH SỰ CỦA TOÀ ÁN (Trang 27 - 28)

tội phạm trong những giai đoạn nhất định

Cũng như mọi hiện tượng xã hội, tình hình tội phạm khơng ở trạng thái tĩnh tại, bất biến mà thường xuyên biến đổi. Tình hình tội phạm là một hiện tựợng xã hội có quan hệ chặt chẽ biện chứng với các hiện tượng xã hội khác.

Những thay đổi về tình hình kinh tế, xã hội dẫn đến thay đổi tương ứng của tình hình tội phạm. Khi nền kinh tế của chúng ta chuyển từ tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường thì nhiều tội phạm khơng cịn tồn tại trên thực tế nhưng nhiều tội phạm mới lại xuất hiện dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu tội phạm trong Bộ luật hình sự. Sự biến đổi về tình hình tội phạm đó làm cho số lượng vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của các cấp Tịa án cũng thay đổi, có thể tăng lên hoặc giảm đi. Vì vậy, quy định thẩm quyền xét xử của Tòa án phải căn cứ vào diễn biến của tình hình tội phạm. Chính những căn cứ này cộng với những thay đổi về chính trị, kinh tế, xã hội ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau mà yêu cầu đấu tranh phòng và chống tội phạm cũng khác nhau. Yêu cầu này thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong đấu tranh với tội phạm để phục vụ kịp thời cho sự nghiệp phát triển đất nước. Vì thế khi quy định thẩm quyền xét xử của Tòa án phải căn cứ vào các yêu cầu đó. Thực tiễn việc quy định thẩm quyền xét xử hình sự của Tòa án các cấp trong thời gian qua đã căn cứ vào yêu cầu đấu tranh phịng và chống tội phạm. Ví dụ, trong thời kỳ đất nước có chiến tranh thì các tội phản cách mạng được giao cho Tòa án quân sự xét xử, nhưng hiện nay các tội này lại thuộc thẩm quyền xét xử của

Tòa án nhân dân. Qua đó cho chúng ta thấy căn cứ vào yêu cầu đấu tranh phòng và chống tội phạm ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau mà thẩm quyền xét xử hình sự của Tồ án cũng khác nhau.

Qua phân tích nêu trên, chúng ta thấy các căn cứ này quy định thẩm quyền xét xử sơ thẩm về hình sự có liên quan mật thiết và có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Những căn cứ đó có thể bổ sung cho nhau nhưng cũng có thể trái ngược nhau. Ví dụ, xét về khả năng những người tiến hành tố tụng thì vụ án càng được Tòa án cấp cao hơn xét xử càng đảm bảo tính đúng đắn bởi vì theo các Luật qui định về chức danh Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân thì các cơ quan tiến hành tố tụng cấp cao hơn đòi hỏi đội ngũ người tiến hành tố tụng phải có năng lục cao hơn. Thế nhưng xét về khía cạnh hiệu quả kinh tế thì vụ án được xét xử ở Tịa án cấp thấp hơn càng chi phí ít hơn. Vì vậy, vấn đề quan trọng là tìm ra được sự kết hợp hợp lý nhất giữa các căn cứ nêu trên, tìm ra phương án tối ưu nhất trong hoạt động lập pháp.

Một phần của tài liệu THẨM QUYỀN XÉT XỬ SƠ THẨM HÌNH SỰ CỦA TOÀ ÁN (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)