4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1.2 Các giống vải đ−ợc trồng tại huyện Thanh Hà
Huyện Thanh Hà tỉnh Hải D−ơng quê h−ơng của cây vải, từ một cây vải cách đây khoảng gần 200 năm, đến nay trên tồn huyện có rất nhiều giống vải khác nhau, với các đặc điểm sinh học, nông học cũng nh− chất l−ợng khác nhau. Theo phân loại về thời điểm chín và thu hoạch, vải trồng tại vùng Thanh Hà đ−ợc phân thành 3 nhóm giống vải chính sau:
Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………43
* Nhóm giống vải chín sớm: Nhóm này bao gồm 2 giống U trứng và Lãng Xuyên chiếm khoảng 4 % diện tích trồng vải. Thời gian thu hoạch quả chín và cho thu hoạch cuối tháng 3, đầu tháng 4 (âm lịch). Quả của các giống vải này có chiều cao quả 3,1 - 3,3 cm, chiều rộng quả 4,3 - 4,6 cm. Tỷ lệ chiều cao/chiều rộng quả = 0,86. Dạng quả trịn.
* Nhóm giống vải chín trung bình: Gồm có giống vải U hồng, U thâm và Tàu lai hoa trắng, Tàu lai hoa đen, Thiều phú hộ chiếm khoảng 16% diện tích trồng vải. Thời gian chín và cho thu hoạch trong tháng 4 âm lịch. Quả của các giống vải này có kích th−ớc quả lớn nhất, chiều cao quả 4,3 - 4,6 cm, chiều rộng quả 3,8 - 4,0cm. Tỷ lệ chiều cao quả/chiều rộng quả 1,1 - 1,15. Quả có dạng hình bầu dục.
* Nhóm giống vải chín muộn - vải thiều
Nhóm này có duy nhất một giống mà ta th−ờng đ−ợc nghe đến: Vải thiều. Đây là giống vải chính vụ chiếm khoảng 80% diện tích trồng vải tồn huyện. Thời gian chín và cho thu hoạch từ đầu tháng 5 đến đầu tháng 6 âm lịch. Giống vải thiều là giống có kích th−ớc vải bé nhất trong tất cả các giống vải hiện nay, dạng quả hơi tròn. Chiều cao quả 3,3 - 3,4 cm, chiều rộng quả 3,4 - 3,5 cm. Tỷ lệ chiều cao quả/chiều rộng quả là 0,94 - 0,98 [12].
Hiện nay trên địa bàn huyện Thanh Hà có rất nhiều giống vải, để thuận tiện cho việc tính tốn và phân tích dựa vào thời điểm chín và thu hoạch vải, chúng tơi chia ra làm hai loại: vải vụ chính và vải vụ sớm.