Kết luận và khuyến nghị

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh tế trồng vải của các hộ nông dân huyện thanh trà, tỉnh hải dương (Trang 103 - 106)

II. Chi phí về lao động Cơng

5. Kết luận và khuyến nghị

5.1 Kết luận

Qua nghiên cứu hiệu quả kinh tế trồng vải của các hộ nông dân huyện Thanh Hà chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Cơ sở lý luận và thực tiễn về quá trình phát triển vải quả ở Thanh Hà đã chứng tỏ vị trí, vai trị khơng thể thiếu đ−ợc của cây vải trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập của ng−ời trồng vải.

- Diện tích cây vải năm 2006 chiếm 92,51% diện tích cây ăn quả tồn huyện. Điều này cho thấy cây vải có vị trí quan trọng so với các loại cây ăn quả khác đ−ợc trồng ở Thanh Hà.

- Về tình hình cơ bản của chủ hộ: Diện tích đất trồng vải bình qn một hộ là 2803m2, trong đó nhóm hộ khá có diện tích đất trồng vải lớn nhất, thấp nhất là nhóm hộ kém.

- Về trình độ văn hố của các chủ hộ: Các chủ hộ sản xuất vải có trình độ văn hố t−ơng đối cao, chủ hộ có trình độ văn hố trên cấp 3 chiếm 10,18%, trình độ văn hố cấp 3 chiếm 44,44%, trình độ cấp 2 chiếm 45,38% , khơng có chủ hộ có trình độ văn hố cấp 1.

- Về kết quả, hiệu quả kinh tế trồng vải của các hộ:

+ Năng suất bình quân vải vụ sớm là 52,41 tạ/ha trong đó vải vụ chính là 75,22 tạ/ha nh−ng giá bán vải vụ sớm cao hơn so với giá bán vải vụ chính.

+ Giá bán vải năm nay thấp nhất trong mấy năm trở lại đây, do cung v−ợt cầu.

+ Hiệu quả kinh tế trồng vải vụ sớm cao hơn vải vụ chính.

+ Chi phí sản xuất vải vụ chính cao hơn vải vụ sớm, nguyên nhân là do vải vụ chính chi phí cơng lao động nhiều hơn.

+ Hiệu quả kinh tế trong sản xuất vải ảnh h−ởng rất lớn của các yếu tố lao động, tuổi cây vải và phân bón kali.

Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………95

+ Đa số các hộ mới đạt năng suất vải từ 70% đến 90% mức năng suất có thể đạt đ−ợc, còn 3,7 % tức 4 hộ trong 108 hộ điều tra chỉ đạt năng suất từ 40% đến 50%. Bình qn tồn huyện hiệu quả kỹ thuật mới đạt 78% so với mức có thể đạt đ−ợc.

- Về chế biến: Sản l−ợng vải chế biến phụ thuộc vào sản l−ợng thu hoạch hàng năm. Sản l−ợng chế biến năm 2006 chỉ bằng 9,87% sản l−ợng thu hoạch, trong khi đó theo số liệu điều tra 2007 sản l−ợng chế biến 59,4% sản l−ợng thu hoạch. Chế biến vải khơ có hiệu quả kinh tế hơn sản xuất vải t−ơi.

- Về thị tr−ờng tiêu thụ: Tr−ờng tiêu thụ vải t−ơi chủ yếu là thị tr−ờng trong n−ớc nh− thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phịng, Quảng Ninh và nội tỉnh Hải D−ơng…. Trong khi đó thị tr−ờng tiêu thụ vải khơ chủ yếu là thị tr−ờng Trung Quốc chiếm 90% sản l−ợng vải sấy khô.

5.2 Khuyến nghị

5.2.1 Đối với Nhà n−ớc

- Cần quy hoạch diện tích, cơ cấu các giống vải ở mỗi địa ph−ơng một cách hợp lý, tránh tình trạng trồng tràn lan, khơng kiểm sốt đ−ợc nh− hiện nay. Bên cạnh đó xúc tiến th−ơng mại, tìm những thị tr−ờng tiêu thụ mới cho vải Thiều.

- Đầu t− cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống giao thông để sản phẩm vải đ−ợc tiêu thụ nhanh chóng.

- Tập trung phát triển cơng nghiệp chế biến vào các ngành có lợi thế và nguyên liệu dồi dào đồng thời các nhà máy chế biến phải có khả năng tinh chế đ−ợc nhiều loại rau, củ, quả… thành nhiều chủng loại khác nhau với chất l−ợng cao, mẫu mã đẹp.

- Để giải quyết khó khăn về vốn, các cấp chính quyền từ trung −ơng đến địa ph−ơng yêu cầu ngành ngân hàng xem xét, tháo gỡ những v−ớng mắc trong việc cho nông dân, các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn để đầu t− cho sản xuất kinh doanh vải.

Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………96

5.2.2 Đối với các cấp chính quyền địa ph−ơng

Mặc dù cái thời “cây vải – cây vàng” hiện nay khơng cịn nữa, nh−ng hiệu quả kinh tế trồng vải mà nó đem lại là khơng thể phủ nhận. Với đặc điểm địa hình, thổ nh−ỡng của Thanh Hà thì trồng vải vẫn có giá trị kinh tế cao hơn trồng lúa. Vì vậy, về phía các cấp chính quyền xã cần có sự quan tâm nhiều hơn tới sản xuất và tiêu thụ vải, cần phải:

- Thực hiện tốt chính sách của Nhà n−ớc có liên quan đến sự phát triển sản xuất vải ở địa ph−ơng.

- Huyện cần có biện pháp kích thích sản xuất theo h−ớng thâm canh tăng năng suất, nâng cao chất l−ợng vải quả t−ơi và sản phẩm sấy khô, hỗ trợ tiêu thụ và mở rộng thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm, thực hiện tốt chính sách khuyến khích tiêu thụ nơng sản hàng hố thơng qua hợp đồng.

- Thành lập kênh thông tin về sản phẩm tới ng−ời tiêu dùng.

5.2.3 Đối với hộ sản xuất vải

- Cần bổ sung giống vải mới để rải vụ thu hoạch và hạn chế rủi ro.

- Các hộ cần thực hiện đúng quy trình sản xuất vải, tăng c−ờng thâm canh trên diện tích sẵn có của hộ nhằm tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực đất đai và lao động gia đình.

- Có chế độ chăm sóc phù hợp với từng độ tuổi cây vải nhằm đáp ứng nhu cầu dinh d−ỡng cho cây sinh tr−ởng và phát triển tốt đạt năng suất và chất l−ợng cao.

- Các hộ nên mạnh dạn đầu t− tiền vốn, lao động nhằm nâng cao ổn định năng suất vải.

- Các hộ tăng c−ờng liên kết, trao đổi học hỏi kinh nghiệm sản xuất vải quả lẫn nhau. Tăng c−ờng mối liên hệ giữa ng−ời sản xuất và các tác nhân tham gia hệ thống thị tr−ờng sản phẩm vải quả.

Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………………………97

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh tế trồng vải của các hộ nông dân huyện thanh trà, tỉnh hải dương (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)