II. Những vấn đề chung về chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và
1. Các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển SME của các nước trên thế giới
1.1. Tạo khung khổ pháp lý khuyến khích các SME
Đây là một trong những vấn đề rất cơ bản, làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện những chính sách, giải pháp hỗ trợ các SME. Do vậy, ở các nước, ngoài cơ sở pháp lý chung cho các doanh nghiệp cịn có luật về SME. Dưới đây là một số luật đặc thù cho các SME ở một số nước :
- Cộng hoà Liên bang Đức có Luật doanh nghiệp nhỏ (1996) quy định điều
kiện được công nhận là doanh nghiệp nhỏ, tiêu thức về đào tạo nghề và điều kiện tay nghề của những người dạy nghề đối với doanh nghiệp nhỏ, kiểm tra tay nghề đối với các đốc công, điều kiện cung cấp tài chính,…
- Đài Loan có Sắc lệnh của Tổng thống (1991) và Đạo luật về cấp vốn cho
việc phát triển các SME( Budgeting for Small and medium Scale Business Development Act). Đạo luật này quy định về phân loại SME, khuyến khích giúp đỡ và hỗ trợ các SME , cung cấp tài chính, khuyến khích mở rộng thị trường, miễn giảm thuế, thành lập uỷ ban hoạch định chính sách…
- Hàn Quốc có 12 đạo luật về SME: Đạo luật cơ bản về doanh nghiệp nhỏ
các thành phần của doanh nghiệp vừa và nhỏ (1961), Luật khuyến khích hệ thống thầu phụ (1975), Luật khuyến khích doanh nghiệp vừa và nhỏ (1978), Luật về mua sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (1981), Luật về thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới thành lập (1986), Luật hỗ trợ quản lý và đổi mới cơ cấu doanh nghiệp vừa và nhỏ (1962), Luật tài trợ các doanh nghiệp SME sử dụng cơng nghệ mới (1989) …
Tóm lại, hệ thống khung khổ các nước được tạo ra nhằm: - Thiết lập khái niệm chung về SME
- Khẳng định vai trò của các SME ( được thừa nhận về mặt pháp lý).
- Khuyến khích tìm kiếm mọi giải pháp nhằm phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.