1.2.4 .Hỗ trợ phát triển công nghệ, hiện đại hoá các SME
2.2.1. Hỗ trợ về khoa học công nghệ, đầu tư phát triển theo chiều sâu
Từ sau cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1973, nền kinh tế Nhật chuyển từ thời kỳ tăng trưởng cao sang thời kỳ tăng trưởng ổn định.
Một trong những chính sách mà chính phủ Nhật đã thực hiện trong giai đoạn này là tiết kiệm nguyên nhiên liệu. Tuy nhiên phương hướng giảm hàm lượng nguyên nhiên liệu trong sản xuất công nghiệp ở Nhật Bản không thể giải quyết triệt để nếu chỉ dừng ở các phương pháp tiết kiệm ngun nhiên liệu mà nó địi hỏi phải thay đổi một cách căn bản cơ cấu kinh tế, trước hết là cơ cấu công nghiệp theo hướng tri thức hố. Điều đó hồn tồn phù hợp với thực tế mơ hình phát triển cơng nghiệp dựa trên cơ sở tận dụng mọi nhân tố phát triển theo chiều rộng mà Nhật đã áp dụng thành công trong giai đoạn trước đã đạt tới giới hạn. Muốn phát triển tiếp tục Nhật Bản nhất định phải chuyển sang mơ hình tăng trưởng mới, chủ yếu sử dụng các nhân tố phát triển theo chiều sâu. Quá trình này được tiến hành ở cả cấp liên ngành và trong nội bộ ngành. Ở cấp liên ngành là thu hẹp công suất trong những ngành được coi là yếu kém, và chuyển sang các ngành cơng nghiệp có giá trị gia tăng cao và cần ít năng lượng, có hàm lượng khoa học cao, đáng kể là ngành vi điện tử. Ở nội bộ ngành công cuộc cải tổ cơ cấu công nghiệp được tiến hành theo hai hướng: hợp lý hoá sản xuất và chuyển sang những mặt hàng có hàm lượng khoa học cao. Theo đó, các biện pháp dành cho các SME đã thay đổi từ hướng hiện đại hóa thiết bị để nâng cao năng suất và mở rộng quy mô quản lý sang hướng chuyển
dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa tri thức, nhu cầu thơng tin, kỹ năng kỹ thuật của nguồn nhân lực trở nên đáng quan tâm.
Đáp ứng nhu cầu đó, Viện cơng nghệ và quản lý doanh nghiệp nhỏ đã được thành lập năm 1980 để đào tạo kỹ thuật, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các SME.
Để cung cấp thông tin dịch vụ nâng cao trình độ quản lý, nhiều trung tâm thông tin cho SME cũng đã được mở ở các địa phương.
Công ty doanh nghiệp nhỏ Nhật Bản ( Bộ công thương Nhật ) được thành lập năm 1980 theo luật về công ty doanh nghiệp nhỏ, nhằm phối hợp với Cục doanh nghiệp vừa và nhỏ để tiến hành các dự án tồn diện hỗ trợ SME. Các chương trình chủ yếu gồm: hướng dẫn và tài trợ các SME nâng cấp và hiện đại hóa cơ cấu; đào tạo cán bộ cho các SME tại các viện đào tạo của mình; cung cấp các dịch vụ về thông tin, cải tiến kỹ thuật, quốc tế hoá hoạt động kinh doanh, thiết lập và điều hành hệ thống tương trợ của các SME.
Ngoài ra, phù hợp với chính sách phát triển khoa học kỹ thuật chuyển từ vay mượn thành tựu nước ngoài sang tự đảm bảo những kỹ thuật và cơng nghệ tiên tiến, chính phủ Nhật đã có những biện pháp khuyến khích nghiên cứu và phát triển ở các SME.
2.2.2. Khuyến khích đầu tư ra nước ngồi
Từ những năm 70, đầu tư tư bản ra nước ngoài đã thực sự được tư bản Nhật sử dụng như một công cụ bành trướng chủ yếu, do việc chỉ dựa vào xuất khẩu hàng hố từ Nhật đã khơng cịn đủ nữa trước xu hướng bảo hộ ngày càng tăng trong thị trường tư bản chủ nghĩa thế giới và do sự địi hỏi của cơng cuộc tái triển khai công nghiệp trong nước. Thực tế, từ đầu những năm 70, đầu tư tư bản ra nước ngoài của Nhật Bản tăng rất mạnh. Chính sách đầu tư ra nước ngoài gồm hai hướng chính. Một là, đầu tư sang các nước công nghiệp phát triển nhằm chọc thủng hàng rào bảo hộ của các nước này với hàng Nhật, cạnh tranh với độc quyền Âu Mỹ ngay trên mảnh đất của họ. Hai là, đầu tư sang các nước đang phát triển, biến những nước này thành phân xưởng của nền kinh tế Nhật, thành một khâu trong dây chuyền sản xuất. Thực hiện những chính sách ấy, Chính phủ Nhật đã có nhiều biện pháp khuyến khích SME đầu tư ra nước ngoài.
Phát triển cơ sở hạ tầng về thông tin
Công việc đầu tiên mà các SME cần thiết phải thực hiện khi tiến hành đầu tư tại một quốc gia là phải nghiên cứu về mơi trường đầu tư tại quốc gia đó. Đối với các tập đồn, các quốc gia lớn thì việc tìm hiểu, nghiên cứu này sẽ khơng vấp phải quá nhiều khó khăn, nhưng đối với các SME thì quả thật điều thách thức lớn. Do vậy, sự phát triển cơ sở hạ tầng về thông tin sẽ giảm thiểu những gánh nặng mà các SME phải đối mặt trong quá trình lập kế hoạch, bắt đầu triển khai tại nước ngồi. Chính phủ Nhật thực sự đã thực hiện tốt công tác này. Tại các quốc gia được đầu tư, nhiều tổ chức đã được thành lập để thu thập thơng tin một cách nhanh chóng và hiệu quả về môi trường đầu tư. Trong đó phải kể đến Tổ chức xúc tiến thương mại JETRO, Tổ chức đổi mới các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản(SMRJ), Phịng thương mại và cơng nghiệp JCCI…Tại đây các chuyên gia cao cấp sẵn sàng tư vấn miễn phí cho các SME trong từng lĩnh vực. Bằng cách này, phát hiện và loại bỏ được những khó khăn mà các doanh nghiệp phải đối mặt. Nhật Bản rất quan tâm đến những người lao động hiện tại hoặc những người lao động trước đây có hoạt động trong lĩnh vực thương mại hoặc trong các công ty sản xuất, các luật sư, các kế toán và các chuyên gia khác giàu kinh nghiệm kinh doanh tại các quốc gia nhận đầu tư. Những chuyên gia này có thể tư vấn cho các SME về việc quốc tế hoá, cho phép các SME làm việc về vấn đề quốc tế hoá cùng với ý thức về sự an tồn của tồn bộ tiến trình. Chỉ riêng tổ chức SMRJ đã phát triển một hệ thống hơn 300 chuyên gia, bao gồm những người sinh sống ở nước nhận đầu tư và những người này có thể tiến hành trả lời những câu hỏi điều tra, cũng như tư vấn cách giải quyết các vấn đề.
Ngoài ra, Nhật cũng đã phát triển các hệ thống tư vấn về luật, thuế, lao động
và các vấn đề khác như tổ chức các hội chợ thương mại, các cuộc triển lãm, kết nối các SME với các đối tác, hỗ trợ đàm phán thương mại giữa các bên khi họ bắt đầu tiến hành các hoạt động tại nước ngoài.
Hỗ trợ đào tạo cán bộ
Một xu hướng mà chính phủ Nhật cũng khuyến khích và tư vấn các SME là
đào tạo nguồn nhân lực địa phương. Điều này sẽ giúp giảm thiểu số lượng những nhà quản lý người Nhật tại các quốc gia này. Hỗ trợ đào tạo bao gồm việc phát hiện
những người có năng lực về quản lý kinh doanh và cung cấp hỗ trợ tích cực đối với việc đào tạo nguồn nhân lực địa phương, đặc biệt về lĩnh vực kỹ thuật. Hiệp hội tổ chức kỹ thuật nước ngoài và Hiệp hội giao lưu Nhật Bản cũng đào tạo những nhà quản lý và các kỹ sư địa phương trong khi Tổ chức phát triển Nhật Bản ở nước ngoài gửi các chuyên gia tới các doanh nghiệp thầu phụ ở nước ngoài.
Nhật Bản rất chú ý đến xây dựng những hệ thống hỗ trợ linh hoạt tại các quốc gia nhận đầu tư. Bởi lẽ điều này sẽ giúp cho việc cấp vốn đối với việc đầu tư vào các thiết bị và nhà máy tại nước ngoài được dễ dàng hơn. Hơn nữa tính an tồn của đồng vốn cũng được nâng cao.
Xúc tiến việc cải thiện cơ sở hạ tầng
Một trong những khó khăn làm hạn chế rất nhiều hoạt động của các SME là vấn đề cơ sở hạ tầng tại quốc gia nhận đầu tư. Ví dụ như vấn đề hệ thống giao thơng kém phát triển. Do vậy, việc cải thiện cơ sở hạ tầng tại các quốc gia nhận đầu tư cũng là một trong những biện pháp mà Nhật thực hiện nhằm hỗ trợ hoạt động đầu tư của các SME nói riêng và các doanh nghiệp đầu tư nói chung.
Hỗ trợ với việc mở rộng thương hiệu quốc tế
Trợ giúp việc mở rộng thương hiệu quốc tế bao gồm những nỗ lực thiết lập các thương hiệu sản phẩm, tạo sự đứng vững trên thị trường thế giới. Hoạt động này bao hàm việc cải tiến kỹ thuật, bí quyết sản xuất, tận dụng phát triển các truyền thống văn hoá và các nguồn lực địa phương đặc biệt khác.
Ngoài ra, đối với những SME có tiềm năng, sản phẩm có chất lượng, chính phủ Nhật cũng hết sức khuyến khích phát triển thị trường ngồi nước.
2.2.3.Phát triển các SME trong lĩnh vực dịch vụ
Từ nửa cuối những năm 70, nền kinh tế Nhật Bản đã phát triển đến mức đòi hỏi ngày càng nhiều và đa dạng các loại hình dịch vụ. Sự phát triển các loại hình dịch vụ mới: dịch vụ cho thuê, tin học, chuyển giao công nghệ, tư vấn, cung cấp chuyên gia ở Nhật Bản đã thực sự tạo điều kiện cho việc áp dụng nhanh hơn các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại vào phát triển kinh tế.
Trong sự phát triển chung của khu vực dịch vụ, các ngành dịch vụ sản xuất được quan tâm hơn vì vai trị quan trọng của nó đối với quá trình chuyển cơ cấu
kinh tế Nhật sang sử dụng các nhân tố phát triển theo chiều sâu. Ngành dịch vụ sản xuất có thể chia thành hai nhóm. Thứ nhất là các ngành phục vụ sản xuất mới : tư vấn về quản lý, cơng nghệ, tài chính, marketing, thiết kế…Thứ hai là các ngành dịch vụ truyền thống: cho thuê thiết bị, cung cấp lao động tạm thời, soạn thảo và lưu trữ tài liệu…Những công ty tham gia vào lĩnh vực dịch vụ như vậy chủ yếu là các SME. Đó là do chính phủ đã có nhiều biện pháp khuyến khích thành lập các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ để rất cần thiết để đẩy nhanh sự phát triển theo chiều sâu, tạo thuận lợi cho bước nhảy vọt về chất trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân.
III. THỜI KÌ ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU KINH TẾ ( TỪ NĂM 1985 ĐẾN NAY)
1. Đặc điểm nền kinh tế
Một là, đồng yên tăng giá. Nguyên nhân là do bước vào những năm 80, dư
thừa cán cân bn bán và thanh tốn của Nhật Bản ngày càng gia tăng. Tình trạng mất cân đối ngày càng nghiêm trọng có lợi cho Nhật này đã phá vỡ sự cân bằng của nền kinh tế thế giới, khiến các quan hệ kinh tế của Nhật Bản với các nước khác ngày càng xấu, tâm lý bảo hộ chủ nghĩa ở các nước tư bản Âu Mỹ ln có nguy cơ bùng nổ thành những địn trừng phạt kinh tế chống hàng Nhật, thậm chí đe doạ trở thành vấn đề chính trị. Cho rằng việc Nhật Bản cố tình duy trì một đồng yên rẻ là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng mất cân đối nói trên nên năm 1985, hội nghị các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương của 5 nước công nghiệp lớn đã thoả thuận nâng giá đồng yên. Điều này đã khiến cho các hàng xuất khẩu của Nhật nhanh chóng rơi vào thế bất lợi trên thị trường quốc tế và các hàng nhập khẩu giành được thế cạnh tranh tại thị trường Nhật.
Để bảo vệ thị trường và tránh tăng giá, chính phủ và giới kinh doanh Nhật đã kiên quyết giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm từng xu trong mọi khâu sản xuất. Tuy nhiên những biện pháp này không thể giải quyết triệt để vấn đề đồng yên lên giá. Một biện pháp hữu hiệu hơn mà chính phủ Nhật đã thi hành lúc này là điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Mở rộng nhu cầu trong nước như cải thiện vấn đề nhà cửa, nâng cấp và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, cơng trình cơng cộng…Cắt giảm mạnh có hệ thống ở nhiều ngành cơng nghiệp khơng cịn sức cạnh tranh như than, hố dầu, phân bón, dệt, đóng tàu…Đồng thời mở rộng sang những lĩnh vực kinh doanh mới đầy hứa
hẹn như vật liệu mới, thơng tin máy tính, kỹ thuật điện tử, bán dẫn, sinh học…Thực hiện cơ cấu cơng nghiệp hài hồ quốc tế như mở rộng đầu tư trực tiếp vào cơ sở chế tạo ở nước ngoài, đảm bảo sự cạnh tranh công bằng giữa các công ty Nhật và nước ngoài, cải thiện việc thâm nhập thị trường Nhật và tăng cường nhập khẩu thành phẩm…
Hai là, cuộc khủng hoảng bắt đầu bằng sự đổ vỡ của nền kinh tế bong bóng.
Hiện tượng này xảy ra là do khi các ngân hàng và quỹ tiết kiệm đã cho vay quá mức khi dựa vào giá đất và bất động sản được thổi phồng gấp bội so với giá trị thực tế. Khi đó, chỉ cần một số con nợ rơi vào tình trạng phá sản thì việc thanh tốn số nhà đất được dùng làm thế chấp đã không bù đắp lại đủ món nợ. Điều này khiến các ngân hàng và quỹ tiết kiệm lỗ. Những người gửi tiền trong các ngân hàng này mất tin tưởng và đua nhau rút tiền. Vì thế một mặt, các tổ chức tài chính tín dụng ngày càng không đủ vốn để cho vay thúc đẩy sản xuất. Mặt khác, các ngân hàng cũng như các tổ chức tài chính bị tê liệt, không dám cho vay, do bị ngập trong đống thế chấp chẳng cịn mấy giá trị dưới dạng chứng khốn và bất động sản đang bị mất giá và núi nợ khó địi khơng có cơ lấy lại.
Ba là, q trình tồn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ. Trong hồn cảnh đó, Nhật
cũng phải chuẩn bị sẵn sàng để hội nhập vào thế giới và khu vực. Q trình đó diễn ra cả trong và ngoài nước. Trong nước, một mặt Nhật đã tiến hành cải cách các thể chế kinh tế, xã hội và văn hố nhằm giảm bớt tính khép kín và hướng nội, tạo cho nước Nhật có tính mở, quốc tế hố và dân chủ hơn, chuyển nền kinh tế Nhật thành một nền kinh tế có tính thị trường cao hơn. Mặt khác, cùng với việc tiếp tục khuyến khích các cơng ty và hàng hố Nhật Bản thâm nhập mạnh ra thị trường thế giới, Nhật còn từng bước mở cửa khơng những thị trường hàng hóa thơng thường mà cả các thị trường lao động, tài chính, xây dựng và đầu tư cho các cơng ty, các tổ chức tài chính và nhân cơng nước ngồi vào hoạt động. Ngồi nước, các công ty Nhật từ giữa những năm 1980 đã tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ( FDI ) nhằm một số mục đích chủ yếu là thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nước bằng cách chuyển các ngành, các xí nghiệp và công nghiệp cần thu hẹp, chủ yếu thuộc các ngành công nghiệp chế tạo nhiều lao động và nguyên nhiên liệu, gây ô
nhiễm môi trường, sang nước khác. Còn trong nước tập trung phát triển những ngành và công nghệ với những đặc điểm ngược lại Như thế, Nhật có thể tận dụng những lợi thế tại chỗ và cung cấp cho thị trường địa phương, xuất khẩu sang nước thứ ba nhằm tránh hàng rào bảo hộ đang được dựng lên ở một số nước để chống lại hàng hoá xuất khẩu từ Nhật. Việc đầu tư sản xuất ở nước ngồi khơng chỉ góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường trong nước, giảm ô nhiễm môi trường trong nước, giảm nhẹ việc phải nhập nguyên nhiên liệu thơ, mà cịn làm giảm nhẹ vấn đề lao động tại Nhật Bản và sức ép đòi mở cửa thị trường lao động Nhật cho lao động nước ngồi. Chuyển từ sự phân cơng lao động theo chiều dọc giữa Nhật Bản và các nước đang phát triển thành sự phân công lao động theo chiều ngang nội bộ ngành, nội bộ công ty. Tức là giữa các công ty mẹ ở Nhật và các công ty con hay chi nhánh ở khu vực và thế giới hình thành nên một mạng lưới sản xuất, kinh doanh toàn cầu thống nhất, mỗi công ty, nhà máy đảm nhận một khâu của quá trình sản xuất và kinh doanh đó, chúng bổ sung và phụ thuộc lẫn nhau trên cơ sở tận dụng những lợi thế so sánh ở từng nước.