II. Những bài học kinh nghiệm từ chính sách phát triển SME của Nhật
4. Khuyến khích hình thành các liên kết kinh tế
Ở Nhật Bản, điều quan trọng hàng đầu là truyền thống của một cộng đồng hơn là của cá nhân, và đặc trưng này đã đóng góp nhiều vào tính chất đồng nhất của xã hội Nhật Bản. Trong nền kinh tế nói chung và trong khu vực kinh tế của các SME nói riêng, đặc điểm này cũng đóng một vai trị quan trọng. Có thể thấy điều đó qua những đóng góp của các keiretsu và các hiệp hội doanh nghiệp đối với các thành tựu mà kinh tế Nhật đã đạt được trong nhiều thập niên qua. Sự hình thành và phát triển của các keiretsu cũng như sự liên kết giữa các cơng ty Nhật có thể xuất phát từ đặc điểm truyền thống, từ yêu cầu của tình hình thực tế nhưng cũng không thể phủ nhận được những tác động của các chính sách mà chính phủ Nhật đã thực hiện.
Chính phủ đã có nhiều chính sách khuyến khích việc thành lập sự liên kết giữa các doanh nghiệp. Nhờ đó, các doanh nghiệp có thể liên kết chặt chẽ hơn, có sự hợp tác hỗ trợ nhau nhiều hơn. Mặc dù, những sự liên kết này có thể là một trong những yếu tố tạo ra tính chất "co cụm và khép kín" của thị trường Nhật Bản nhưng khi so sánh với những gì mà nó đã làm được cho nền kinh tế Nhật thì quả thật điều đó là xứng đáng. Hơn nữa, sự liên kết chặt chẽ của các doanh nghiệp với chính quyền các cấp, các viện, các trường đại học…cũng rất đáng để Việt Nam học tập.
Với điểm xuất phát thấp, năng lực cạnh tranh không cao, các doanh nghiệp Việt Nam chắc chắn sẽ không đủ khả năng chống chọi với những doanh nghiệp lớn, những công ty xuyên quốc gia. Vì vậy, nếu muốn tồn tại các SME Việt Nam khơng cịn con đường nào khác phải tăng cường các mối liên kết kinh tế. Đối với các SME Việt Nam hiện nay, vấn đề trước mắt vẫn là thầu phụ công nghiệp. Trong những nghiên cứu mới đây về thầu phụ công nghiệp do Trung tâm hỗ trợ SME đưa ra thì các SME Việt Nam dường như đang rất khó khăn trong việc lọt vào chuỗi cung cấp nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Cho dù đây được xem như là một trong những chiến lược thị trường ngách tối ưu song những gì mà sản phẩm Việt Nam len chân được vào các hãng tên tuổi cho tới thời điểm này chỉ là thùng carton và xốp chèn. Do vậy, liên kết giữa SME với hệ thống ngân hàng, các cơ quan chính phủ, các hiệp hội ngành nghề và với các SME chính là cơ hội để các SME của Việt Nam định vị trong chuỗi giá trị toàn cầu, là con đường để các SME Việt Nam lớn mạnh.