.Về kinh tế

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của nhật và bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 76 - 78)

1 .Tương đồng

1.3 .Về kinh tế

1.3.1. Về khởi điểm xây dựng kinh tế sau chiến tranh

Sau những năm dài chiến tranh, Nhật Bản là một nước bại trận thì Việt Nam là một nước thắng lợi vẻ vang trước các cường quốc lớn. Nhưng cả Việt Nam và Nhật Bản đều gặp rất nhiều khó khăn trong công cuộc khôi phục nền kinh tế đất nước. Nhật Bản không những bị thiệt hại nặng nề về người và của mà còn phải chi trả một khoản bồi thường chiến tranh lớn. Còn Việt Nam sau chiến tranh mới chỉ là một đất nước non trẻ với nhiều khó khăn về tài chính, cơ sở hạ tầng…phải đối mặt với sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

Thời kỳ tăng trưởng nhanh của Nhật Bản những năm 50 và của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đều gắn với xu hướng hội nhập vào nền kinh tế thế giới diễn ra mạnh mẽ. Nhật Bản trong những năm 50 là đất nước Nhật đang đứng trước ngưỡng cửa phải gia nhập vào tổ chức GATT và các tổ chức thế giới khác. Hiện nay Việt Nam cũng đang phấn đấu tích cực để tham gia vào các tổ chức của khu vực, thế giới nhất là tổ chức thương mại thế giới WTO. Là một nước nghèo nàn về tài nguyên, Nhật Bản đã nhận ra rằng Nhật Bản sẽ không thể phát triển nền kinh tế của mình nếu khơng dựa vào bên ngoài. Trong giai đoạn hiện nay tình hình thế giới cũng đã thay đổi rất nhiều, xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế đang được mở rộng, một quốc gia không thể tồn tại và phát triển được nếu chỉ dựa vào nguồn lực bên trong. Chính vì thế, xu hướng tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới là một điều tất nhiên, không thể tránh khỏi. Như vậy nhu cầu tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới của Nhật trong những năm 50 và Việt Nam trong những năm 90 tương đối giống nhau.

1.3.3. Về những động lực phát triển của nền kinh tế

Một nhân tố hỗ trợ cho sự tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trong suốt thời kỳ tăng trưởng cao là Nhật Bản sẵn có một lực lượng lao động dồi dào. Điều này rất giống với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Cũng như Việt Nam, Nhật Bản hàng năm cũng có một lực lượng lớn thanh niên tham gia vào lực lượng lao động, và cũng có nhiều cơng dân nơng nghiệp di chuyển từ các vùng quê kiếm việc làm trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ở các thành phố lớn. Nhưng sự thật là so với người Việt Nam thì có thể nói người Nhật lao động chăm chỉ và tỉ mỉ hơn. Họ cần mẫn và lặng lẽ làm việc hết mình, khơng chỉ cho riêng bản thân, mà còn cho gia đình, cho cơng ty… của mình. Nhất là họ ln ln phấn đấu cho sự lớn mạnh của công ty mà họ gắn bó suốt đời với nó thơng qua chế độ làm việc suốt đời.

Trong những năm 50, 60 là những năm của thời kỳ tăng trưởng cao, Nhật Bản đã biết tận dụng được lợi thế so sánh về nhân công. Trong những năm này, tiền lương của người lao động thấp hơn nhiều so với các nước khác, nên các sản phẩm sử dụng nhiều sức lao động có sức cạnh tranh rất lớn trên thị trường. Như đã đề cập

trong chương II, các sản phẩm của ngành công nghiệp nhẹ chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu sản xuất những năm 50 và đầu những năm 60. Điều đó có nghĩa là Nhật Bản đã ban đầu phát triển những ngành công nghiệp nhẹ, sử dụng nhiều lao động. Việt Nam hiện nay cũng có được sự đầu tư từ các công ty trong và ngoài nước vào các lĩnh vực sử dụng nhiều nhân công. Nhưng hiện nay khác với Nhật Bản chúng ta cũng phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các quốc gia trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan về lợi thế nhân cơng này.

Như vậy, nhìn chung Nhật Bản và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng về tự nhiên, xã hội và kinh tế. Đó là những cơ sở hết sức quan trọng để Việt Nam có thể học tập và áp dụng những kinh nghiệm trong chính sách phát triển SME ở Nhật.

Bên cạnh những nét tương đồng đó, cũng có nhiều điểm khác biệt Việt Nam cần lưu ý trong quá trình học tập kinh nghiệm hỗ trợ SME.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của nhật và bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)