Thành lập các cơ quan chuyên trách về quản lý nhà nước đối với SME

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của nhật và bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 29 - 32)

II. Những vấn đề chung về chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và

1. Các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển SME của các nước trên thế giới

1.3. Thành lập các cơ quan chuyên trách về quản lý nhà nước đối với SME

Hầu hết các nước trên thế giới đều có cơ quan quản lý nhà nước đối với các SME. Dưới đây là các cơ quan ở một số nước trên thế giới, cả những nước phát triển và nước đang phát triển.

Mỹ có Tổng cục các vấn đề kinh tế nhỏ được thành lập năm 1953.

Pháp có Uỷ ban quốc gia về công nghiệp vừa và nhỏ thành lập từ năm 1961. Inđơnêxia có Cục cơng nghiệp nhỏ thuộc bộ cơng nghiệp với chức năng thực hiện vai trò quản lý nhà nước đối với SME như : lập kế hoạch và chương trình phát triển, xúc tiến phát triển SME ( kể cả việc thành lập các trung tâm hỗ trợ)…

Malaixia có Phịng cơng nghiệp nhỏ thuộc Bộ cơng nghiệp thương mại thành lập năm 1989 với chức năng lập chương trình phát triển SME, cung cấp tài chính, nối kết các hợp đồng kinh tế giữa các SME, cung cấp cơ sở dữ liệu cho Chính phủ hoạch định chính sách. Ở nước này có tới 13 bộ và 30 cơ quan công cộng tham gia dưới hình thức này hay hình thức khác vào việc phát triển SME.

Philippin có Uỷ ban doanh nghiệp nhỏ và vừa, Phòng phát triển kinh doanh và Phịng cơng thương là cơ quan cao nhất về phối hợp thực hiện chính sách và kế hoạch phát triển SME .

Singapo có Vụ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc Bộ phát triển cơng nghiệp. Ngồi ra Nhà nước thành lập một mạng lưới gồm các tổ chức chính phủ và phi chính phủ để hỗ trợ các SME như : các trường đại học, cơ quan máy tính quốc gia, cơ quan phát triển thương mại, các tổ chức tài chính, các trung tâm tư vấn…

Thái Lan có Vụ khuyến khích phát triển cơng nghiệp thuộc Bộ Cơng nghiệp với các chức năng chủ yếu là xúc tiến phát triển SME, cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ, tư vấn cho các doanh nghiệp này.

1.4. Khuyến khích thành lập các tổ chức hỗ trợ và các hiệp hội của các SME

Các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước có thể do Nhà nước trực tiếp thành lập, nhưng trên thực tế phần lớn các tổ chức này do doanh nhân thành lập với sự hỗ trợ của Nhà nước. Do đó các tổ chức này vừa mang tính chất kinh doanh, vừa thực hiện chức năng hỗ trợ trên cơ sở nguồn ngân quỹ được cấp. Các tổ chức này có chức năng chủ yếu như: cung cấp vốn, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tiếp thị, đào tạo công nhân và chủ doanh nghiệp, tư vấn cho SME. Ở các nước châu Á có nhiều tổ chức hỗ trợ SME . Dưới đây là các tổ chức hỗ trợ SME ở một số nước.

Inđơnêxia có các tổ chức:

- Ngân hàng Inđônêxia : với chức năng chủ yếu là cung cấp vốn cho các SME.

- Công ty nghiên cứu và phát triển công nghệ: thành lập năm 1978 với số vốn

hoạt động hàng năm là 367.000 USD, chức năng chủ yếu là nghiên cứu và hỗ trợ SME.

- Hãng quốc gia và phát triển xuất khẩu đối với SME.

- Quỹ phát triển nghề thủ công: thành lập năm 1975 với chức năng chủ yếu là

nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.

- Viện quản lý, đào tạo và phát triển: thành lập năm 1976 với ngân quỹ hoạt

động hàng năm là 150.000 USD, chức năng chính là đào tạo chủ doanh nghiệp. Malaixia có các tổ chức:

- Cơng ty bảo lãnh tín dụng : thành lập năm 1972 với chức năng chính là bảo

lãnh cho doanh nghiệp vay vốn ngân hàng.

- Công ty MARA: thành lập năm 1960 với 3000 nhân viên, vốn hoạt động

hàng năm 165 USD, chức năng chính là cung cấp vốn tiếp thị, nghiên cứu, đào tạo, tư vấn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Trung tâm phát triển doanh nghiệp : thành lập năm 1975 với chức năng

chính là đào tạo , tư vấn cho SME.

- Công ty phát triển tài chính : thành lập năm 1960 với 30 nhân viên , vốn

hoạt động là 2,5 triệu USD, chức năng là cung cấp vốn và tư vấn cho SME.

- Trung tâm chất lượng quốc gia : thành lập năm 1962 với 235 nhân viên , vốn

hoạt động là 3,1 triệu USD, có chức năng đào tạo và tư vấn cho SME.

- Trung tâm công nghệ Cuala Lămpơ : có chức năng hỗ trợ, cung cấp và

chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hàn Quốc có các tổ chức:

- Quỹ bảo lãnh tín dụng: thành lập năm 1976 với số nhân viên là 1.190 người, chức năng chủ yếu là bảo lãnh cho các SME được vay vốn, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp này.

- Viện phát triển công nghiệp Hàn Quốc: thành lập năm 1970 với 140 nhân

viên , chức năng chính là đào tạo , tư vấn cho SME.

- Trung tâm năng suất Hàn Quốc: thành lập năm 1957, số vốn hoạt động hàng năm là 3 triệu USD, có chức năng đào tạo , cung cấp và chuyển giao công nghệ, tư vấn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Hội nghiên cứu các doanh nghiệp nhỏ: thành lập năm 1978 với số vốn hoạt động hàng năm là 32.000 USD, chức năng chủ yếu là đào tạo chủ doanh nghiệp , cung cấp và chuyển giao công nghệ.

- Ngân hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ: thành lập năm 1961 với 7.305 nhân viên, có chức năng đào tạo và tư vấn cho SME.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của nhật và bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)