I. Trƣớc năm 1954
1. Từ năm 1945 trở về trước
2.2. Các biện pháp hỗ trợ SME
2.2.2. Ban hành Luật chống độc quyền
Các SME trong giai đoạn này cũng gặp phải một khó khăn lớn là sự độc quyền của các zaibatsu. Thêm vào đó, một nguyên tắc nữa của nền kinh tế Nhật sau chiến tranh mà quân đồng minh thực hiện lúc bấy giờ là “dân chủ hố nền kinh tế”. Chính sách đó gồm ba vấn đề chủ yếu là giải thể zaibatsu, cải cách ruộng đất và xây dựng tổ chức cơng đồn. Trong đó đáng quan tâm là chính sách giải thể các zaibatsu.
Giải thể zaibatsu là biện pháp giải tán và giành quyền chi phối cổ phần của các zaibatsu.
Tháng 4 năm 1947 “Luật chống độc quyền và duy trì thương mại bình đẳng” được ban hành. Tiếp đó, tháng 12 năm 1947, “Luật thủ tiêu sự tập trung quá mức sức mạnh kinh tế” đã được ban hành. Luật này quy định là các công ty hiện đang nắm quyền kiểm soát thị trường bị buộc phải thu hẹp quy mô hoạt động. Trên cơ sở luật này, Uỷ ban giải quyết vấn đề công ty cổ phần đã nêu tên 325 công ty cần phải được phân chia ra thành những tổ chức nhỏ hơn vào tháng 2 năm 1948. Nhưng do việc xây dựng lại nền kinh tế Nhật đã trở nên cấp thiết, do sự phản đối quá mạnh mẽ đối với luật này cả trong và ngoài nước cùng với sự tiến triển của cuộc chiến tranh lạnh cho nên các nhà cầm quyền quân đội chiếm đóng Nhật Bản đã nới lỏng việc thực hiện Luật thủ tiêu sự tập trung quá mức sức mạnh kinh tế. Chỉ có 18 cơng ty đã thực sự bị phân chia thành các tổ chức nhỏ hơn. Sự ra đời của hai luật này, không chỉ thể hiện nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế Nhật sau chiến tranh mà còn ngăn chặn các zaibatsu phục hồi, thủ tiêu sự tập trung kinh tế . Chúng đã tạo ra một nền kinh tế đặc trưng bởi sự cạnh tranh mạnh mẽ trong tất cả các ngành cơng nghiệp. Mặc dù cũng có một vài ngành cơng nghiệp như ngành sản xuất thép và xe hơi mà ở đó tính chất của ngành đã dẫn đến sự cạnh tranh giữa một số công ty độc quyền và một số ngành khác như dệt, mà ở đó có sự cạnh tranh của khá nhiều công ty, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào, xu hướng cơ bản sau chiến tranh vẫn là sự cạnh tranh giữa những SME. Chính điều này đã tạo ra một mơi trường cạnh tranh bình đẳng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của SME.