Hỗ trợ đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của nhật và bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 90 - 91)

II. Những bài học kinh nghiệm từ chính sách phát triển SME của Nhật

3. Hỗ trợ các SME phát huy nội lực, nâng cao năng lực cạnh tranh

3.3. Hỗ trợ đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực của các doanh nghiệp là một nguồn lực hết sức quan trọng, có sự tác động đến tất cả các nguồn lực cịn lại. Vì vậy, chính phủ Nhật đã hết sức quan tâm để phát triển nguồn lực này. Chính phủ rất khuyến khích các hoạt động phát triển kỹ năng trong các doanh nghiệp thơng qua các khố học dành cho những người có trách nhiệm phát triển hoạt động hướng nghiệp và các hội thảo quốc gia về phát triển nguồn nhân lực. Ngồi ra, chính phủ cũng hỗ trợ chi phí cho những doanh nghiệp có chương trình đào tạo nghề và hoạt động hướng nghiệp được công nhận. Nhiều trung tâm tư vấn, thông tin và trợ giúp về kỹ năng nghề nghiệp cũng được hỗ

trợ. Những người lao động chuyển việc hoặc nghỉ việc cũng được chú ý đào tạo. Trong trường hợp các SME tăng chi phí đào tạo so với mức trung bình của hai năm trước đó thì thuế sẽ được giảm 25% tính cho phần tăng thêm.

Như vậy, có thể thấy chính phủ đã có nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các SME. Điều đó đảm bảo cho các SME có thể nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển.

Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê của Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tiến hành với sự tham gia của hơn 63 ngàn doanh nghiệp tại 30 tỉnh thành phiá Bắc, có tới 55.63% số chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó 43,3% chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp. Cụ thể, số người là tiến sỹ chỉ chiếm 0,66%; thạc sỹ 2,33%; đã tốt nghiệp đại học 37,82%; tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3,56%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 12,33% và 43,3% có trình độ thấp hơn. Điều đáng chú ý là đa số các chủ doanh nghiệp, ngay cả những người có trình độ học vấn từ cao đẳng và đại học trở lên thì cũng ít người được đào tạo về kiến thức kinh tế và quản trị doanh nghiệp. Về lao động kỹ thuật, lực lượng lao động có chun mơn kỹ thuật cịn hạn chế, hơn 84% lực lượng lao động khơng có chuyên môn kỹ thuật. Chênh lệch giữa tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng, đại học và kỹ thuật viên, cơng nhân kỹ thuật có xu hướng ngày càng giãn rộng( 1:1,5:1,7 ; trong khi tỷ lệ hợp lý tại các nước phát triển là 1:4:7)[4.102]. Như vậy, cơ cấu lao động của Việt Nam không hợp lý, ngồi ra chất lượng đào tạo thấp, khơng phù hợp với nhu cầu thực tế.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của nhật và bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)