Các chiến lược phát triển và chính sách hỗ trợ SME

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của nhật và bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 28 - 29)

II. Những vấn đề chung về chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và

1. Các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển SME của các nước trên thế giới

1.2. Các chiến lược phát triển và chính sách hỗ trợ SME

Chiến lược phát triển các SME chủ yếu theo hướng sau:

- Xác định rõ ngành nghề cần hỗ trợ ( nhằm thực hiện các mục tiêu của từng

nước : thu nhập, việc làm…), hoạt động cần hỗ trợ (đào tạo, mở rộng quy mơ, hiện đại hố doanh nghiệp, nghiên cứu ứng dụng, công nghệ mới…)

- Có các giải pháp định hướng cho từng giai đoạn.

Chính sách hỗ trợ SME : chủ yếu tập trung vào chính sách thuế, vốn, đào tạo,

cơng nghệ. Dưới đây là một số chính sách ở các nước, trong đó giảm thuế là giải pháp khá phổ biến.

Ở cộng hoà liên bang Đức các doanh nghiệp có lợi nhuận hàng năm dưới 2 triệu DM chỉ phải nộp mức thuế bằng 50% các hãng lớn. Chính phủ Đức tăng tài trợ cho các nghiên cứu khoa học – ứng dụng đổi mới các SME : năm 1988 là 749 triệu MD, năm 1989 là 736 triệu, năm 1990 là 675 triệu. Chính phủ Đức có kế hoạch giúp các SME hoạt động trong diều kiện thị trường chung châu Âu. Chi phí của nhà nước Đức cho các SME năm 1991 là 1,3 triệu DM.

Ở Pháp, doanh nghiệp được giảm 75% thuế trong 5 năm đầu sau khi đi vào hoạt động kinh doanh.

Ngồi ra, nhiều nước sử dụng các hình thức khác như trợ cấp xuất khẩu, bảo hiểm, khuyến khích các doanh nghiệp lớn chuyển giao công nghệ, mở rộng hệ

thống vệ tinh đến các SME, giúp đỡ đào tạo công nhân và chủ doanh nghiệp, tư vấn kỹ thuật – cơng nghệ, khuyến khích thành lập các hiệp hội của các SME . Nhà nước khuyến khích mở rộng sản xuất : tăng định mức khấu hao miễn phí, khơng đánh thuế lợi nhuận dùng để trả lãi suất tín dụng.

Ở một số nước có các hình thức đáng chú ý như cấp vốn mạo hiểm : thành lập ngân hàng chuyên trách đảm bảo tài chính cho hoạt động nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học – cơng nghệ mới. Ở Mỹ có 10 ngân hàng như vậy với số vốn là 16 tỉ USD, ở Cộng hồ liên bang Đức có 40 tổ chức tương tự với số vốn 1,6 tỉ DM.

Một hình thức hỗ trợ phổ biến và có hiệu quả là hỗ trợ về tín dụng: cấp tín dụng trực tiếp, cho vay lãi suất thấp, bảo lãnh tín dụng. Chẳng hạn ở Anh, trong 5 năm (1982 – 1986), 15 nghìn doanh nghiệp nhỏ nhận các khoản tín dụng trị giá 500 triệu bảng. Các bang ở cộng hồ liên bang Đức đã lập ra các quỹ tín dụng để giúp các SME vay vốn ngân hàng.

Liên minh châu Âu (EU) có các biện pháp trợ giúp thất nghiệp, bảo lãnh tín dụng cho các SME, trợ giúp về cơng nghệ mới thơng qua “nhóm lợi ích kinh tế chung”, trợ giúp đào tạo lao động thông qua hệ thống đào tạo ban đầu, cấp vốn mạo hiểm …

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của nhật và bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)