8. Cấu trúc luận văn
1.3. Hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo ở
trường mầm non
1.3.1. Mục tiêu của hoạt động phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non
Theo Quyết định số 1248/QĐ-TTg ngày 19/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phịng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021 – 2030. Theo đó, Chương trình xác định mục tiêu tổng quát là kiểm sốt, giảm thiểu tình hình tai nạn, thương tích trẻ em trên tất cả các loại hình tai nạn, thương tích, nhất là tai nạn đuối nước, tai nạn giao thơng nhằm bảo đảm tính mạng và sức khỏe của trẻ em, hạnh phúc của gia đình và xã hội. Với các mục tiêu giảm tỷ lệ tai nạn, thương tích và tử vong do tai nạn, thương tích của trẻ em:
- Giảm tỷ suất trẻ em bị tai nạn, thương tích năm 2025 xuống còn 550/100.000 trẻ em và 500/100.000 trẻ em vào năm 2030.
- Giảm tỷ suất trẻ em bị tử vong do tai nạn, thương tích năm 2025 xuống cịn 16/100.000 trẻ em và 15/100.000 trẻ em vào năm 2030.
- Hằng năm giảm 5 - 10% số trẻ em bị tử vong và bị thương do tai nạn giao thông đường bộ.
- Giảm 10% số trẻ em bị tử vong do đuối nước năm 2025 và 20% vào năm 2030.
- 7.000.000 ngơi nhà thuộc các hộ gia đình có trẻ em đạt tiêu chí Ngơi nhà an tồn vào năm 2025 và 8.000.000 vào năm 2030; 12.000 trường học đạt tiêu chuẩn Trường học an toàn vào năm 2025 và 15.000 vào năm 2030; 400 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn Cộng đồng an tồn phịng, chống tai nạn, thương tích trẻ em vào năm 2025 và 500 vào năm 2030.
Hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non hướng đến các mục tiêu sau:
- Đảm bảo sự tồn tại an toàn về thể chất cho trẻ: Cơ thể trẻ được khỏe mạnh, không bị tổn thương về da thịt, đảm bảo cho sự tồn tại về tính mạng của trẻ.
- Đảm bảo sự phát triển về thể chất của trẻ, trong đó thể hiện tập trung ởsự phát triển của sức khỏe, sức đề kháng; sự phát triển của các vận động cơ bản, các phẩm chất/tố chất vận động; các hệ sinh học và các giác quan.
- Đảm bảo sự phát triển về nhận thức, ngơn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ… trẻ không bị tổn thương về mặt thể xác hay về mặt tinh thần thì trẻ được tìm hiểu, khám phá về thế giới xung quanh tốt hơn. Trẻ tích lũy được vốn kiến thức, kỹ năng để có thêm kinh nghiệm, làm hành trang để trải nghiệm cuộc sống.
- Đảm bảo tạo cơ sở tốt nhất cho trẻ vào lớp 1 và nền tảng phát triển tốt cho những giai đoạn, độ tuổi sau của trẻ.
1.3.2. Nội dung hoạt động phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non
Hàng ngày trẻ được tiếp xúc, được tham gia rất nhiều các hoạt động học tập và vui chơi trong trường, ở mọi nơi như trong lớp, ngồi sân trường. Chính vì vậy, một trong những nhiệm vụ của trường mầm non là trang bị cho trẻ mẫu giáo những hiểu biết về cách phịng tránh tai nạn thương tích. Để trẻ tiếp thu được những kiến thức đó, giáo viên mầm non cần được trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản về bệnh của trẻ, đảm bảo an tồn cho trẻ để từ đó có thể áp dụng vào cơng tác đảm bảo an tồn, phịng tránh tai nạn, biết phát hiện sớm, xử lý bước đầu bị tai nạn. Ngoài ra, chúng ta cần cung cấp kiến thức và kỹ năng về giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo nhằm đáp ứng với việc thực hiện chương trình đổi mới chăm sóc và giáo dục mầm non để góp phần giáo dục phát triển tồn diện cho trẻ.
Hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo bao trùm toàn bộ những hoạt động của trẻ ở trường: Chăm sóc dinh dưỡng; chăm sóc giấc ngủ, giờ ăn; chăm sóc vệ sinh; chăm sóc sức khoẻ cho trẻ. Đảm bảo an toàn cho trẻ trong các hoạt động chơi; hoạt động học; hoạt động lao động; hoạt động ngày hội, ngày lễ.
- Đảm bảo cho trẻ được ni dưỡng, chăm sóc đầy đủ, vệ sinh, phòng tránh dịch bệnh thật tốt ở các thời điểm và tình huống liên quan đến TNTT có thể xảy ra với trẻ theo lịch sinh hoạt hàng ngày: Giờ học, giờ chơi ngoài trời, giờ chơi trong lớp, giờ ăn, giờ ngủ, giờ vệ sinh… Bếp ăn nhà trường phải thực hiện ký Bản cam kết an toàn thực phẩm theo Thông tư 47/2014/TT-BYT. Việc đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm cho trẻ rất quan trọng nhằm phịng tránh các bệnh truyền nhiễm, ngộ độc thực phẩm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vì vậy, nhà trường cần lựa chọn và kí hợp đồng cung cấp nguồn thực phẩm an tồn vớicác cơng ty có uy tín, đảm bảo chất lượng thực phẩm đạt chuỗi an toàn.
- Biết cách phịng tránh và xử trí ban đầu một số tai nạn cho trẻ: Dị vật đường thở, đuối nước, cháy bỏng, ngộ độc, điện giật, phòng tránh vết thương do các vật sắc nhọn, phòng tránh tai nạn giao thơng, phịng tránh động vật cắn: chó, mèo, rắn cắn, ong đốt, hóc xương, bỏng, gãy xương, hơ hấp nhân tạo, xoa bóp tim ngồi lồng ngực. Tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, cần trang bị đầy đủ đồ dùng sơ cứu và các loại thuốc thông thường sử dụng cho trẻ nhằm sơ cứu kịp thời những bệnh thường gặp ở trẻ hoặc những tai nạn, thương tích khi xảy ra.
- Bảo vệ tính mạng của trẻ được xem là vấn đề trọng tâm trong việc phòng tránh TNTT cho trẻ. Tính mạng của trẻ là điều vô cùng quan trọng. Trong Điều 12, Chương II, Luật Trẻ em có ghi rõ: “Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển” [22]. Do vậy,cần đảm bảo an toàn, phịng tránh TNTT về tính mạng cho trẻ
một cách tuyệt đối. Trước hết, các trường mầm non, nhóm trẻ khơng để xảy ra tai nạn và thất lạc trẻ. Hàng ngày phải kiểm tra, quản lý số lượng trẻ tại lớp của mình theo đúng quy trình an tồn tiếp nhận trẻ từ cha mẹ trẻ.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc hoặc nhận quà từ người lạ. Thường xuyên theo dõi số lượng trẻ trong suốt quá trình vui chơi học tập trong cũng như ngoài lớp. Để giảm thiểu tối đa việc trẻ đi ra ngoài khu vực trường học sẽ rất nguy hiểm, xung quanh khu vực trường học hoặc (lớp, nhóm) phải có tường rào bao quanh. Trường và lớp học không gần đường, có nhiều phương tiện tham gia giao thơng
- Chú ý, quan tâm đến cơ sở vật chất của trường vì đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ, bởi lẽ, tâm sinh lý trẻ mầm non cho thấy, các em rất hiếu động, thích nghịch đồ chơi, khám phá mơi trường xung quanh. Trong q trình học, vui chơi ở trong lớp và ngoài lớp học, trẻ thường xuyên tiếp xúc với đồ chơi, các mơ hình trị chơi, bàn ghế...Do vậy, hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ cần phải chú ý đến cơ sở vật chất của trường nhằm đảm bảo mơi trường vật chất an tồn cho trẻ:
+ Thiết kế sân chơi và đồ chơi ngoài trời phải phù hợp lứa tuổi, đảm bảo an tồn. Tạo khơng gian cho trẻ hoạt động, trong lớp tránh kê, bày quá nhiều, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi hợp lý theo nhóm, lớp. Đảm bảo đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ và an tồn. Các đồ dùng, vật dụng hóa chất phải được cất cao, tránh tầm với của trẻ. Khi cho trẻ sử dụng các đồ chơi phải có sự giám sát chặt chẽ của GV hoặc người trông trẻ.
+ Đảm bảo đủ ánh sáng cho lớp học, nhóm trẻ (bằng hệ thống đèn chiếu sáng, cửa sổ) tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên. Nhà vệ sinh phù hợp lứa tuổi, tránh để sàn bị trơn gây trượt. Các bể chứa nước, miệng cống phải có nắp đậy kín.
+ Giáo viên, người trơng trẻ cần có ý kiến kịp thời những vấn đề về cơ sở vật chất chưa đảm bảo an tồn tại nhóm, lớp mình phụ trách với Ban giám
hiệu nhà trường, cha mẹ trẻ để cùng nhau đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời, như trang bị mới, tu bổ, sửa chữa... tạo mơi trường an tồn tuyệt đối cho trẻ.
- Thực hiện nội quy phòng chống cháy nổ, quy ước tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy, trang bị phương tiện, dụng cụ chữa cháy đầy đủ, đặt nơi an toàn, thuận tiện cho việc sử dụng khi cần thiết.
- Thực hiện các quy định về quy trình sử dụng hệ thống ga trong bếp, đảm bảo an toàn tuyệt đối về cháy nổ; thường xuyên, định kỳ kiểm tra đường dẫn gas, dây gas.
- Thường xuyên kiểm tra phát hiện và kịp thời sữa chữa các thiết bị vận hành từ điện: ổ điện, dây diện, đồng hồ điện, … nhằm phát hiện và khắc phục các yếu tố tiềm ẩn.
- Bố trí ngăn nắp, gọn gàng, khoa học các đồ dùng - đồ chơi, vật dụng phục vụ các hoạt động của trẻ để đảm bảo an tồn phịng tránh TNTT và thường xuyên thực hiện vệ sinh khử khuẩn các khu vực, nhóm lớp phịng chống dịch bệnh. Mơi trường an tồn đối với cơ sở GDMN khi: Môi trường vật chất và vui chơi an toàn. Giáo viên mầm non và người trơng trẻ có kiến thức, hiểu biết về an tồn, phịng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ và trẻ được giáo dục an tồn để phịng tránh các tai nạn ở mọi lúc mọi nơi. Ngồi ra, cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường trong việc ni dưỡng, chăm sóc, và giáo dục trẻ.
1.3.3. Phương pháp và hình thức phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non
a) Phương pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non
Để tổ chức các hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo có hiệu quả, GV cần lựa chọn và vận dụng khéo léo một số phương pháp giáo dục phù hợp với mục đích giáo dục kỹ năng phòng tránh TNTT cũng như phát huy được tính tích cực, hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động. Các phương
pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh TNTT cho trẻ có thể được GV sử dụng bao gồm:
* Phương pháp trực quan: Phương pháp này được sử dụng với mục đích cung cấp cho trẻ vốn tri thức chính xác về các tình huống dễ gây TNTT, giúp trẻ nắm vững những quy định an toàn đơn giản cũng như kỹ năng ứng phó có hiệu quả với các tình huống đó. Các phương tiện trực quan sinh động, hấp dẫn như tranh ảnh minh họa, sơ đồ, bảng biểu,... hay những những hành động mẫu cụ thể về việc thực hiện kỹ năng sẽ kích thích ở trẻ hứng thú khám phá, tìm hiểu các tình huống, tạo ấn tượng mạnh đối với trẻ, giúp trẻ ghi nhớ kiến thức sâu sắc và bền vững
* Phương pháp trò chuyện: Phương pháp trò chuyện được sử dụng với mục đích khai thác hiểu biết, kinh nghiệm của trẻ trong việc ứng phó với các tình huống dễ gây TNTT, từ đó, củng cố, chính xác hóa biểu tượng mà trẻ đã có về chúng, đồng thời, động viên khuyến khích trẻ thực hiện đúng các quy tắc an tồn.
* Phương pháp thảo luận nhóm: Phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng với mục đích tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, trao đổi ý kiến, kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân về các vấn đề có liên quan đến KN phịng tránh TNTT cùng với bạn bè trong nhóm nhỏ, từ đó, giúp trẻ có được sự chủ động, tích cực trong việc đề xuất, lựa chọn giải pháp ứng phó với các tình huống phù hợp và có hiệu quả.
* Phương pháp tạo tình huống: Phương pháp tạo tình huống được sử dụng với mục đích tạo cơ hội cho trẻ luyện tập kỹ năng phịng tránh TNTT thơng qua những tình huống giả định, tạo mơi trường giáo dục hấp dẫn, thân thiện, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi hợp lý và tạo điều kiện để trẻ được sử dụng các vật dụng, tiếp xúc với thế giới động thực vật, tham gia hoạt động ở địa điểm khác nhau,...
có thể được sử dụng để kích thích trẻ tự nguyện, hứng thú thực hành kỹ năng phòng tránh TNTT, bao gồm: trò chơi học tập, trò chơi vận động, trị chơi đóng vai, trị chơi đóng kịch,... Trị chơi học tập giúp trẻ nhận biết, phân biệt hành động đúng và sai, nên và không nên khi thực hiện các quy tắc an tồn. Trị chơi vận động giúp trẻ được luyện tập kỹ năng phịng tránh TNTT thơng qua giải quyết nhiệm vụ vận động được đặt ra trong trị chơi. Trị chơi đóng vai, trị chơi đóng kịch giúp trẻ được nhập vai và giải quyết các tình huống giả định, từ đó trẻ được thực hành kỹ năng phịng tránh TNTT một cách hứng thú và có hiệu quả.
* Phương pháp thực hành trải nghiệm: Phương pháp thực hành trải nghiệm được sử dụng với mục đích tạo cơ hội cho trẻ vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện kỹ năng phịng tránh TNTT một cách tích cực, chủ động thơng qua các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của trẻ như: lao động, tham quan, hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân,... chia sẻ lại những ấn tượng, kinh nghiệm về hoạt động đã trải qua, đồng thời, rút ra những hiểu biết, kinh nghiệm mới về phòng tránh TNTT. Như vậy, các phương pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh TNTT cho trẻ khá đa dạng, phong phú và phù hợp với đặc điểm lứa tuổi. Điều quan trọng là GV cần khai thác, tận dụng tối đa ưu thế của mỗi phương pháp nêu trên trong quá trình giáo dục kỹ năng phịng tránh TNTT cho trẻ trẻ thì mới có thể đạt được hiệu quả như mong muốn.
b) Hình thức phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non
Việc giáo dục kỹ năng phòng tránh TNTT cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non được tiến hành thơng qua nhiều hình thức hoạt động đa dạng, phong phú như hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động lao động... Mỗi hình thức hoạt động đều có ưu thế riêng đối với việc giáo dục kỹ năng phòng tránh TNTT cho trẻ.
khám phá môi trường xung quanh, hoạt động làm quen với tác phẩm văn học, hoạt động thể dục... , trẻ được rèn luyện kỹ năng nhận diện và thực hiện hành động ứng phó với các tình huống dễ gây TNTT. Chẳng hạn, các hoạt động khám phá thế giới các vật dụng giúp trẻ nhận ra được sự nguy hiểm khi tiếp xúc với một số vật dụng như sờ vào lưỡi dao kéo, nghịch ổ điện... ; các hoạt động thể dục giúp trẻ được thực hành các kỹ năng vận động như đi, chạy qua các chướng ngại vật, đi trên ghế thể dục, trèo lên xuống ghế, trèo thang... và vận dụng chúng một cách linh hoạt khi tham gia vào các hoạt động khác trong chế độ sinh hoạt hằng ngày.
* Hoạt động chơi: Hoạt động chơi có thể diễn ra trong lớp học hoặc
ngoài trời. Hoạt động chơi trong lớp học chủ yếu là các trị chơi đóng vai theo chủ đề, trị chơi vận động, trị chơi đóng kịch, trị chơi học tập, trò chơi xây dựng... Mỗi trò chơi là một mơ hình xã hội phù hợp cho trẻ mẫu giáo trải nghiệm và luyện tập kỹ năng. Chẳng hạn, trẻ được trải nghiệm việc thực hiện kỹ năng sử dụng dao kéo khi tham gia trò chơi “Nấu ăn”, lựa chọn thực phẩm tươi ngon khi chơi trò chơi “Đi siêu thị”,... Hoạt động chơi ngoài trời bao gồm: quan sát có chủ đích một số sự vật, hiện tượng tự nhiên; các hoạt động ở các khu vực chơi khác nhau: chơi trò chơi vận động, chơi trò chơi dân gian; chơi với các vật liệu thiên nhiên: cát, sỏi, nước,... chơi với các thiết bị ngoài trời: cầu trượt, xích đu, bập bênh, đu quay,.. làm thí nghiệm, chăm sóc con vật, cây cối.. Vì vậy, đây chính là hoạt động mà trẻ có nhiều cơ hội được tiếp