Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng phòng chống tai nạn thương

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 103 - 106)

2.5.2 .Yếu tố khách quan

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho

3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng phòng chống tai nạn thương

thương tích cho giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên

3.2.2.1. Mục đích và ý nghĩa

Trước hết chúng ta phải khẳng định giáo viên là yếu tố hàng đầu quyết định hiệu quả cơng tác phịng chống TNTT cho trẻ trong mỗi nhà trường. Vì thế, mỗi giáo viên phải không ngừng tự học tự bồi dưỡng kỹ năng phòng chống TNTT cho trẻ. Nhà trường thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn vào các dịp hè, các đợt chun đề, bồi dưỡng chun mơn, có chính sách bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo hiện nhiệm vụ của mình. Để đảm bảo hoạt động phòng chống TNTT của nhà trường đảm bảo hiệu quả cao, Ban giám hiệu trường bản thân mỗi giáo viên cần tăng cường ý thức được sâu sắc việc thường xuyên bồi dưỡng, trau dồi các kỹ năng về đảm bảo an tồn phịng chống TNTT cho trẻ của bản thân mình.

Bên cạnh việc bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ, việc chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp các nội dung phịng chống TNTT cho trẻ cũng góp phần giúp cho giáo viên có sự linh hoạt sáng tạo trong thực tế khi thực hiện các nội dung này.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Một trong những nội dung của hoạt động bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng phòng chống TNTT là nhằm nâng cao năng lực về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, kiến thức, kỹ năng về phịng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho CBQL, GV, NV. Cụ thể, Đội ngũ CBQL các nhà trường cần:

- Xây dựng chương trình và tổ chức tập huấn về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, cho tất cả giáo viên nhân viên và những người làm cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường.

- Giáo viên tổ chức các bài giảng về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là phịng, chống đuối nước, ngã, bỏng, điện giật, hóc sặc, súc vật cắn, ngộ độc thực phẩm...Tổ chức hoạt động truyền thơng về phịng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trên các phương tiện thông tin tuyên truyền, hệ thống bảng biểu của trường theo các chủ đề phù hợp với từng nhóm đối tượng.

- Đội ngũ nhân viên y tế, nhân viên nuôi dưỡng, nhân viên bảo vệ...cũng phải được thường xuyên tập huấn các nội dung về sơ cấp cứu trẻ trong các trường hợp trẻ bị tai nạn giao thông, đuối nước, ngã, bỏng, ngộ độc, động vật cắn, đốt, ngạt tắc đường thở, tai nạn vật sắc nhọn gây ra, tai nạn thương tích do các trò chơi nguy hiểm.

BGH tổ chức các buổi bồi dưỡng, tập huấn chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm, mời các chuyên gia về giải đáp những thắc mắc, những vấn đề khó khăn trong cơng tác phịng chống TNTT cho trẻ của các GV. Quá trình tham gia các lớp bồi dưỡng cũng như tự bồi dưỡng, GV cũng tích lũy cho mình những kiến thức nhất định, tuy nhiên, để đào sâu, nhớ kĩ và ứng dụng trong thực tiễn cơng tác thì BGH cần tổ chức các buổi bồi dưỡng, tập huấn chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm, mời các chuyên gia về giải đáp những thắc mắc, những vấn đề khó khăn trong cơng tác phịng chống TNTT cho trẻ của các

giáo viên. BGH có thể mở rộng hình thức này với một số trường mầm non khác trong thành phố, để trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ, giúp nhau hiểu biết và làm việc hiệu quả hơn trong cơng tác của mình.

Phối hợp với các cơ quan chức năng ngồi trường như: Trung tâm y tế dự phịng, Cơng an phịng cháy chữa cháy…tổ chức các buổi luyện tập, xây dựng phương án sơ tán học sinh khi có sự cố cháy nổ, ngộ độc thực phẩm trong nhà trường, nhằm rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho cán bộ giáo viên, nhân viên khi xảy ra các sự cố trong nhà trường.

BGH tổ chức đánh giá, tổng hợp, xếp loại kết quả bồi dưỡng thường xuyên và tự bồi dưỡng của GV. Để công tác bồi dưỡng GV được tiến hành thuận lợi, có hiệu quả thì BGH cần có sự đánh giá, tổng hợp, xếp loại kết quả bồi dưỡng thường xuyên và tự bồi dưỡng của GV. Nhờ đó, BGH đánh giá, phân tích được hiệu quả của hoạt động này như thế nào, những điểm mạnh, điểm yếu, những thuận lợi, khó khăn và cả những nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng để có những tác động phù hợp, kịp thời giúp cho công tác này đạt hiệu quả như mong muốn.

BGH thực hiện những chế độ, chính sách dành cho những GV tham gia bồi dưỡng thường xuyên và tự bồi dưỡng tốt. Nhằm thúc đẩy GV tích cực hơn trong việc tham gia bồi dưỡng thường xuyên và tự bồi dưỡng, BGH nên có những chế độ, chính sách riêng dành cho họ. Đảm bảo cho các GV có đủ thời gian để dành cho việc bồi dưỡng cũng như những điều kiện về vật chất và tinh thần giúp họ an tâm hơn trong công tác và cống hiến công sức và gắn bó với nhà trường.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

Để biện pháp bồi dưỡng tập huấn kỹ năng PCTNTT cho GV, NV đạt kết quả tốt cần đảm bảo các điều kiện sau:

- Phải làm tốt công tác xây dựng kế hoạch, mục tiêu nội dung bồi dưỡng tập huấn một cách cụ thể rõ ràng.

- Tổ chức thực hiện các nội dung đã xây dựng đúng kế hoạch.

- Quan tâm đúng mức đến đội ngũ GV, NV đang thực hiện nhiệm vụ phòng chống TNTT cho trẻ ở trong nhà trường, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để đội ngũ này hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Xây dựng kế hoạch kinh phí cho cơng tác bồi dưỡng tập huấn theo hướng dẫn của các cấp quản lý.

- Cần đầu tư CSVC, phương tiện kỹ thuật hỗ trợ để công tác bồi dưỡng tập huấn đạt kết quả tốt.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 103 - 106)