Những nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 98 - 100)

2.5.2 .Yếu tố khách quan

3.1. Những nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính thực tiễn

Nguyên tắc này xuất phát từ cơ sở khoa học của lý luận dạy học, lý luận giáo dục về mối quan hệ tác động qua lại giữa lý luận và thực tiễn. Lý luận phải mang tính khoa học và phải ứng dụng được vào thực tiễn và đem lại hiệu quả trong cải tạo hiện thực.

Do đó, ngun tắc này địi hỏi, việc xây dựng các biện pháp phòng chống TNTT cho trẻ cần phải dựa vào thực tiễn và phục vụ cho mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ em mầm non. Đó là: thực tiễn về mục tiêu, nội dung chương trình, hình thức, phương pháp; thực tiễn về cơ sở vật chất; thực tiễn ứng dụng kết quả được nghiên cứu về công tác đảm bảo an toàn PCTNTT cho trẻ ở trường mầm non như thế nào.

Muốn thực hiện tốt nguyên tắc này thì trong quá trình xây dựng nội dung, lựa chọn phương pháp, hình thức phịng chống TNTT cho trẻ phải có sự lựa chọn, sàng lọc những nội dung cần thiết và có ý nghĩa thiết thực đối với trẻ.

3.1.2. Đảm bảo tính khoa học

Ngun tắc này địi hỏi các biện pháp quản lý hoạt động phòng chống TNTT cho trẻ được đề xuất phải dựa trên cơ sở lý luận khoa học, dựa trên phân tích thực tiễn, đáp ứng các yêu cầu của thực tế để đảm bảo cho hoạt động phòng chống TNTT cho trẻ đạt hiệu quả cao, đảm bảo chất lượng cao

với chi phí, thời gian và cơng suất thấp nhất; đồng thời phải mang tính khả thi cao có thể vận dụng được vào thực tiễn quản lý trong các trường mầm non thành phố Quy Nhơn.

3.1.3. Đảm bảo tính đồng bộ

Hệ thống các biện pháp phải đồng bộ, nghĩa là biện pháp tác động vào các khâu, các yếu tố của quá trình quản lý, của hoạt động phòng chống TNTT cho trẻ, bao gồm nhận thức, chỉ đạo hoạt động, tác động vào các chủ thể.

Ở trường học có rất nhiều bộ phận cùng tham gia cơng tác phịng chống TNTT cho trẻ, ngồi ra nhà trường cịn phối hợp với các lực lượng giáo dục ở ngoài nhà trường để thực hiện cơng tác phịng chống TNTT cho trẻ. Các biện pháp nêu ra phải thống nhất giữa các mục tiêu, nội dung và cách thức thực hiện, có sự phân cơng rõ ràng, tạo được ý thức tự giác, sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận và các cá nhân tham gia cơng tác phịng chống TNTT cho trẻ, tạo điều kiện cho công tác quản lý tiến hành đồng bộ, thống nhất nhằm đạt mục tiêu đề ra.

3.1.4. Đảm bảo tính khả thi

Nguyên tắc này yêu cầu các biện pháp đề xuất phải được cụ thể hóa từ mục đích, nội dung, cách thức và những điều kiện thực hiện và dễ áp dụng, dễ triển khai vào thực tiễn PCTNTT cho trẻ. Và khi được áp dụng vào thực tiễn phải đem lại hiệu quả cao hơn các biện pháp đang thực hiện.

Các biện pháp quản lý phải được kiểm chứng theo nguyên tắc như có tính khoa học, tính khách quan và có tính khả thi cao. Các biện pháp phải được tổ chức thực hiện một cách rộng rãi và điều chỉnh, cải tiến thường xuyên để ngày càng hồn thiện hơn

3.1.5. Đảm bảo tính hiệu quả

Công tác quản lý trường mầm non với trọng tâm là quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, trong đó quản lý hoạt động phịng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo giữ một vai trò quan trọng, cấp thiết trong thời điểm hiện nay. Nó

ảnh hưởng trực tiếp đến đến việc đảm bảo an tồn tính mạng cho trẻ và chất lượng cuộc sống của cộng đồng. Việc tăng cường các biện pháp quản lý hoạt động phòng chốngTNTT cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố Quy Nhơn phải nhằm đạt tới các mục tiêu:

- Đảm bảo trang bị kiến thức, kỹ năng về TNTT cho trẻ mẫu giáo, cha mẹ trẻ và cộng đồng, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân trên địa bàn.

- Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy học vàgiáo dục.

- Từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất, đảm bảo phương tiện phòng chống TNTT cho trẻ mẫu giáo đáp ứng được yêu cầu.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 98 - 100)