8. Cấu trúc luận văn
2.2. Khái quát tình hình kinh tế xã hội và giáo dục thành phố Quy
Nhơn, tỉnh Bình Định
2.2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội
Quy Nhơn là một thành phố ven biển miền Trung Việt Nam và là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Bình Định, Việt Nam.Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía nam trực thuộc tỉnh Bình Định, có chiều dài bờ biển hơn 40 km, diện tích tự nhiên khoảng 284 km2, dân số hơn 268 nghìn người, được chia thành 21 đơn vị hành chính (16 phường và 5 xã) trong đó có 04 xã đảo, bán đảo và 1 xã miền núi, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của cả tỉnh Bình Định. Hai mặt tây và bắc thành phố giáp và phân cách với huyện Tuy Phước bởi sơng Hà Thanh, phía
nam giáp và phân cách với tỉnh Phú Yên bởi dãy núi Cù Mông ăn lan ra biển, phía đơng là biển Đơng.Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 27oC, độ ẩm trung bình 80%, hàng năm có số giờ nắng trung bình trên 2.000 giờ, lượng mưa trung bình khoảng 2.000 mm, rất thích hợp cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp và du lịch.
Thành phố Quy Nhơn với những dự án quy mơ lớn và đang thể hiện thiện chí mời gọi hợp tác, đầu tư từ các đối tác trong và ngoài nước với quyết tâm biến tiềm năng thành nguồn lực thực tế phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Trong đó, thành phố Quy Nhơn là đơ thị loại I, là trung tâm kinh tế biển của quốc gia. Tổng dân số toàn tỉnh năm 2035 ước khoảng 1,91 triệu người, trong đó có khoảng 930.000 dân đơ thị, tỉ lệ đơ thị hóa đạt hơn 48,6%. Hệ thống giao thông, hệ thống điện, thông tin liên lạc được đầu tư, nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển GD&ĐT. Hệ thống mạng lưới y tế phát triển khá đồng bộ, phong trào xây dựng đời sống văn hóa diễn ra sơi nỗi, rộng khắp…Có thể nói rằng thành phố Quy Nhơn rất xứng đáng với sự tin tưởng và kỳ vọng của Đảng và Nhà nước. Thành phố Quy Nhơn được quy hoạch phát triển theo định hướng dịch vụ - cảng biển -công nghiệp - du lịch. Trong đó, trọng tâm là dịch vụ - cảng biển tạo sức lan tỏa đến hệ thống đơ thị tồn tỉnh Bình Định và vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội phục vụ đời sống, sinh hoạt của nhân dân được quan tâm đầu tư, đến nay toàn bộ các hẻm thuộc vùng ven thành phố đã được xi măng hóa; nhiều tuyến đường lớn được mở rộng, nhiều khu nhà ở, CSVC cho giáo dục, y tế, thể dục thể thao được xây dựng, ...
Hoạt động văn hóa xã hội được đẩy mạnh nhằm chăm lo đời sống văn hóa tinh thần, sự nghiệp phát triển giáo dục, thực hiện tốt chính sách đền ơn đáp nghĩa, giảm nghèo bền vững, thúc đẩy xã hội hóa nâng cao đời sống nhân dân.
Cùng với tốc độ phát triển của thành phố về dân số, cơ cấu độ tuổi, cơ cấu lao động thì cơng tác giáo dục đào tạo tại thành phố Quy Nhơn tiếp tục
được quan tâm và không ngừng phát triển về quy mô trường lớp và chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao. Hệ thống trường lớp và CSVC, trang thiết bị phục vụ dạy và học tiếp tục được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu của phụ huynh và đảm bảo ngày càng tốt hơn về yêu cầu giáo dục toàn diện. Tất cả những điều kiện thuận lợi trên là cơ sở thúc đẩy sự phát triển giáo dục của thành phố Quy Nhơn trong thời gian sắp tới.
2.2.2. Khái quát tình hình giáo dục
2.2.2.1 Tình hình giáo dục nói chung
Ngành Giáo dục thành phố có 102 trường với tổng số 57.317 học sinh ở 1.768 nhóm, lớp (gồm 72 trường công lập, 29 trường tư thục, 01 trường dân lập), ngồi ra trên địa bàn có 40 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục độc lập đang hoạt động. Tồn ngành có 42 trường cơng lập (THCS: 17, tiểu học: 15, mầm non: 10) và 01 trường Mầm non tư thục đạt chuẩn quốc gia; 42 trường công lập (THCS: 14, tiểu học: 11, mầm non: 17) và 01 trường tư thục được công nhận kiểm định chất lượng giáo dục. Các đơn vị trong toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” trong đội ngũ cán bộ, viên chức và học sinh thông qua những hành động thiết thực, hiệu quả, phù hợp với nhiệm vụ đổi mới hoạt động giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, viên chức, học sinh ở từng đơn vị.
Triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; thực hiện hồn thành cơng tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
Chú trọng các hoạt động giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống, giáo dục thể chất, vệ sinh học đường, phối hợp cùng ngành y tế trong cơng tác
phịng chống dịch bệnh, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học; phối hợp cùng Bảo tàng tổng hợp Bình Định tăng cường giáo dục lịch sử dân tộc, truyền thống cách mạng cho học sinh; lồng ghép giảng dạy về lịch sử đảng bộ địa phương và chủ quyền biển đảo quốc gia.
Tiếp tục tổ chức việc giảng dạy tiếng Anh cho học sinh ở cấp tiểu học và THCS theo Đề án ngoại ngữ quốc gia và thực hiện thí điểm làm quen với tiếng Anh cho học sinh lớp 1, 2 ở một số trường tiểu học và trẻ mẫu giáo ở một số trường mầm non theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT.
2.2.2.2 Tình hình giáo dục mầm non
Cấp học mầm non hiện có 55 trường, trong đó trường MN, MG cơng lập: 25 trường, 30 trường ngồi cơng lập; nhóm/lớp độc lập tư thục: 40; số trường tổ chức bán trú: 50 (tỉ lệ 90,9%); số trường tổ chức cho trẻ làm quen tiếng Anh: 25 trường (08 trường MN-MG cơng lập, 17 trường MN-MG ngồi công lập (tỉ lệ 45,5%). So với năm học trước, số trường MN, MG giảm 02 trường (MG Lê Lợi, MG Trần Hưng Đạo do sáp nhập vào trường MN Hoa Hồng và MN Hoa Mai).
Tổng số nhóm, lớp: 534 lớp (cơng lập: 213; ngồi cơng lập: 321) với tổng số trẻ: 15132
Căn cứ các văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT Bình Định, Phịng GD&ĐT Quy Nhơn đã tổ chức hướng dẫn, tập huấn, hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên phát triển Chương trình giáo dục mầm non phù hợp với văn hóa, điều kiện địa phương, trường, lớp, khả năng và nhu cầu của trẻ; chú trọng thực hiện phương châm giáo dục “học mà chơi, chơi bằng học” trong cơ sở GDMN; đẩy mạnh việc tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ; Giới thiệu Bản đánh giá toàn cầu GGA (Bản đánh giá thực hiện chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ) tại một số trường mầm non trọng điểm; thực hiện lồng ghép giáo dục dinh dưỡng hợp lý và chế độ vận động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ trong các cơ sở GDMN; hỗ trợ, phối
hợp với cha mẹ trẻ chăm sóc giáo dục trẻ có chất lượng; khai thác, sử dụng hiệu quả môi trường cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi hiện có; việc tự làm đồ dùng đồ chơi cần đảm bảo an tồn, hiệu quả, tránh hình thức, tăng cường sự tham gia của trẻ trong quá trình làm đồ dùng, đồ chơi; đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, trang bị tài liệu hướng dẫn CBQL, GV thực hiện có hiệu quả các nội dung trên và tuyệt đối không dạy trước Chương trình lớp Một cho trẻ.
2.2.2.3. Chất lượng giáo dục
Bảng 2.2. Số lượng trường mầm non trong 3 năm của thành phố Quy Nhơn
Năm học 2018-2019 2019-2020 2021-2022
CL NCL CL NCL CL NCL
Số lượng 28 27 28 27 25 30
Tổng cộng 55 55 55
(Nguồn: Phịng GDĐT thành phố Quy Nhơn) Chú thích: CL: Cơng lập; NCL: Ngồi cơng lập
Nhìn trên bảng 2.2 ta thấy mạng lưới trường mỗi năm tương đối ổn định, hệ thống các trường, lớp ngồi cơng lập tăng dần góp phần đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của cha mẹ học sinh và giảm tải học sinh trong trường công lập.
Bảng 2.3. Số lượng trẻ mầm non huy động trong 3 năm của các trường mầm non trên địa bàn thành phố Quy Nhơn
Năm học 2018-2019 2019-2020 2021-2022
Số lớp 517 532 534
Số trẻ 14627 14968 15132
(Nguồn: Phòng GDĐT thành phố Quy Nhơn)
Số liệu thống kê 3 năm liên tục từ năm 2018 đến 2022 trên bảng 2.3 cho thấy, số trẻ huy động ở lứa tuổi mầm non ra lớp tại các trường năm sau tương đương năm trước và nhiều hơn năm trước. Điều này đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của nhân dân trong thành phố.
Bảng 2.4. Số lượng GV trong 3 năm ở các trường MN thành phố Quy Nhơn
Năm học 2018-2019 2019-2020 2021-2022
CL NCL CL NCL CL NCL
Ban giám hiệu 55 30 55 33 55 41
Giáo viên 978 1008 1019
(Nguồn: Phòng GDĐT thành phố Quy Nhơn)
Số liệu bảng thống kê cho ta thấy số lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên tăng theo từng năm. Điều này đáp ứng chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục mầm non trong thành phố.
Tuy nhiên, so với các bậc học khác thì giáo dục mầm non vẫn chưa thực sự được đặt đúng vị trí trong tổng thể chính sách phát triển giáo dục. Đầu tư ngân sách dành cho giáo dục mầm non trong thời gian qua quá nhỏ, hầu như mới chỉ đủ để chi trả lương cho một bộ phận giáo viên và cán bộ quản lý thuộc biên chế, chưa đủ mạnh để nâng cấp căn bản cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục. Cơng tác vệ sinh an tồn chưa thực sự đảm bảo, chưa kiểm sốt chặt chẽ. Nhóm trẻ gia đình mở tràn lan tại các hẻm phố mặc dù thiếu điều kiện tối thiểu. Việc huy động trẻ ở vùng sâu vùng xa trong độ tuổi đến cơ sở giáo dục mầm non lại đang gặp nhiều khó khăn.
2.3. Thực trạng hoạt động phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
2.3.1. Thực trạng nhận thức về mục tiêu phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non
Hoạt động PCTNTT là một hoạt động vô cùng cần thiết đối với các trường mầm non, sự nhận thức về tầm quan trọng của mục tiêu trong hoạt động phòng chống TNTT là cơ sở để thực hiện tốt hoạt động này ở trường mầm non. Để có thể lượng hóa và đánh giá tồn diện hơn sự nhận thức của cán bộ, giáo viên nhà trường đối với hoạt động phòng chống TNTT, tác giả tiến hành khảo sát khảo sát trình độ nhận thức của CBQL, GV về tầm quan
trọng của hoạt động phòng chống TNTT cho trẻ ở các trường mầm non Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.5
Bảng 2.5. Nhận thức của CBQL, GV về mục tiêu phòng chống TNTT cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
S TT Nội dung Mức độ đánh giá (tỉ lệ %) ĐTB Xếp hạng Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Đồng ý một phần Khơng đồng ý Hồn tồn khơng đồng ý 1 Đảm bảo sự tồn tại, an tồn tính mạng cho trẻ 92.05 7.95 0 0 0 4.92 1 2 Đảm bảo sự phát triển về thể chất của trẻ 82.12 17.88 0 0 0 4.82 3 3 Đảm bảo sự phát triển về nhận thức, ngơn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ của trẻ 87.42 12.58 0 0 0 4.87 2 4
Đảm bảo tạo cơ sở tốt nhất cho trẻ vào lớp1 và nền tảng phát triển tốt cho những giai đoạn, độ tuổi sau của trẻ.
79.47 20.53 0 0 0 4.79 4
Tỉ lệ % 85,2 % 14,8% 0 0 0 4,85
Kết quả khảo sát có 85,2% ở mức độ hồn tồn đồng ý và 14,8% ở mức độ đồng ý, khơng có ý kiến nào đánh giá ở mức độ phân vân hay không đồng ý. Như vậy, đa số các CBQL, GV đều nhận thức được tầm quan trọng của mục tiêu phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non. Nội dung “Đảm bảo sự tồn tại, an tồn tính mạng cho trẻ” được đánh giá cao nhất. Có 92,05% CBQL, GV đồng ý cho rằng phịng chống tai nạn giúp đảm bảo sự tồn tại, an
tồn về tính mạng cho trẻ. Đây là sự sống cịn và uy tín của nhà trường, tạo niềm tin cho Cha mẹ trẻ khi gửi trẻ và điều này có ý nghĩa rất lớn đến sự phát triển của trẻ trong tương lai nên được nhiều CBQL, GV lựa chọn nhất.
Để tìm hiểu rõ hơn, tác giả cũng phỏng vấn CBQL thì được biết: “Hiện nay đa số giáo viên đều được quán triệt về cách thức phòng tránh tai nạn và đảm bảo an tồn cho trẻ, thậm chí cịn đưa cơng tác này vào xếp loại thi đua đánh giá hàng năm. Cho nên hầu hết giáo viên đều ý thức được vai trò trách nhiệm của mình”.Điều này là phù hợp với kết quả khảo sát. (ĐTB của 4 tiêu chí là 4,85 đạt mức 1).
2.3.2. Thực trạng nội dung phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non mẫu giáo ở trường mầm non
Kết quả khảo sát thực trang mức độ thực hiện nội dung giáo dục phòng chống TNTT cho mẫu giáo các trường mầm non được phản ánh như bảng 2.6.
Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL, GV về nội dung phòng chống TNTT cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
S T T Nội dung Mức độ đánh giá (Tỉ lệ %) ĐTB Xếp hạng Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Khơng bao giờ 1 Phịng tránh thất lạc 90.07 9.93 0 0 0 4.9 1 2 Phòng tránh dị vật đường thở 85.43 14.57 0 0 0 4.85 2 3 Phòng tránh đuối nước 75.5 16.56 7.95 0 0 4.68 5 4 Phòng tránh cháy bỏng 74.17 18.54 7.28 0 0 4.67 7 5 Phòng tránh ngộ độc 80.13 17.22 2.65 0 0 4.77 3 6 Phòng tránh điện giật 78.15 19.21 2.65 0 0 4.75 4 7 Phòng tránh vết thương cho vật sắc nhọn 75.5 16.56 7.95 0 0 4.68 5
S T T Nội dung Mức độ đánh giá (Tỉ lệ %) ĐTB Xếp hạng Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ 8 Phịng tránh tai nạn giao thơng 72.19 20.53 7.28 0 0 4.65 8 9 Phòng tránh động vật cắn 70.86 21.19 7.95 0 0 4.63 9 10 Phòng tránh thất lạc 90.07 9.93 0 0 0 4.9 1 Tỉ lệ % 78% 17% 5% 0 0 4,73
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy: Tất cả những CBQL, GV được khảo sát đều cho rằng 9 nội dung trên đã được thực hiện rất thường xuyên với tỉ lệ trung bình là 78% ở mức độ rất thường xuyên, 17% ở mức độ thường xuyên và 5% ở mức độ thỉnh thoảng
Căn cứ mức độ thực hiện từ cao xuống thấp, những nội dung được thực hiện thường xuyên như: Phòng tránh thất lạc (90.07 ở mức độ rất thường xuyên và 9.93% ở mức độ thường xuyên, xếp thứ 1); Phòng tránh dị vật đường thở (85.43ở mức độ rất thường xuyên và 14.57% ở mức độ thường xuyên, xếp thứ 2); Phòng tránh ngộ độc (80.13ở mức độ rất thường xuyên và 17.22% ở mức độ thường xuyên, xếp thứ 3);... Qua đây, chúng ta có thể thấy CBQL, GV các trường mầm non thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định rất chú ý việc phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ và đặc biệt là phòng tránh thất lạc và phòng tránh dị vật đường thở cho trẻ, phòng tránh ngộ độc. Sở dĩ như vậy là do GV luôn lo ngại về việc trẻ bị hóc, sặc dị vật. Đây là loại TNTT dễ dẫn đến nguy hiểm tính mạng của trẻ nếu khơng được xử lý kịp thời, nhưng GV lại thường gặp khó khăn trong việc hạn chế loại TNTT này, bởi môi trường lớp học ln có sẵn những đồ chơi có kích thước nhỏ, dễ nuốt, trong
khi trẻ mầm non với kinh nghiệm sống ít ỏi và ln tị mị, muốn khám phá các vật dụng xung quanh bằng nhiều giác quan khác nhau, thì việc trẻ ngậm,