Chú trọng giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động phòng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 115 - 119)

2.5.2 .Yếu tố khách quan

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho

3.2.6. Chú trọng giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động phòng

chống tai nạn thương tích

3.2.6.1. Mục đích và ý nghĩa

Phòng chống TNTT là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tại trường. Kiểm tra đánh giá để nắm được những thuận lợi, khó khăn, khắc phục kịp thời những nguy cơ gây ra TNTT, nhằm nâng cao ý thức thực hiện qui chế của GV, tạo nền nếp và chất lượng cao trong chăm sóc, giáo dục trẻ, xây dựng uy tín của nhà trường. Mặt khác kiểm tra trường có thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra hay khơng để có thể điều chỉnh, hỗ trợ giáo viên khi cần thiết hoặc xử lý nghiêm đối với những trường hợp gây ảnh hưởng đến an toàn của trẻ. Giảm tối đa TNTT cho trẻ trong trường, lớp mầm non.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Trước hết cần xây dựng quy trình kiểm tra nhằm thống nhất chung về quy trình kiểm tra. Quy trình này gồm các bước:

- Chuẩn bị kiểm tra: Xây dựng nội dung kiểm tra tổng thể, nội dung kiểm tra theo chuyên đề; xác lập chuẩn và phương pháp đo lường thành tích; xác định hình thức kiểm tra: kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra tổng thể, kiểm tra theo chuyên đề; lựa chọn lực lượng kiểm tra: Lực lượng kiểm tra phải là cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng), đại diện các tổ chức,

đoàn thể, giáo viên giỏi chuyên môn, nắm vững nghiệp vụ giảng dạy nói chung, nghiệp vụ phịng chống TNTT cho trẻ mầm non nói riêng; phân cơng nhân sự theo kế hoạch, nội dung kiểm tra đã được xây dựng; phân bổ các nguồn lực: điều kiện vật chất, cơ chế, nhân sự thực hiện kiểm tra. Cần xác định cụ thể cơ chế phân cấp quản lý hoạt động kiểm tra, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các nhân sự trong quá trình thực hiện hoạt động kiểm tra.

- Tiến hành kiểm tra: Sử dụng các phương pháp, hình thức kiểm tra đã xác định phù hợp với từng đối tượng kiểm tra; thực hiện xem xét, đo lường thành tích, thu thập thơng tin về đối tượng kiểm tra; việc đo lường được xác định trên cơ sở nội dung kiểm tra đã được xác định theo từng đối tượng được kiểm tra. Bao gồm các nội dung sau:

+ Kiểm tra, đánh giá kết quả thông qua dự giờ GV, NV khi tổ chức các hoạt động PCTNTT cho trẻ (nhận xét về việc thực hiện chương trình; vận dụng đổi mới phương pháp của GV, NV trên cơ sở việc chuẩn bị và sử dụng các thiết bị, cách thức tổ chức hoạt động trên lớp; việc tổ chức đánh giá các hoạt động mộ tngày theo chủ đề).

+ Việc sắp xếp, trang trí lớp khoa học, an tồn đạt u cầu của chương trình GDMN (đảm bảo số lượng, vị trí, diện tích các góc hoạt động và các khoảng trống cho trẻ hoạt động theo nhóm; Đồ dùng, đồ chơi, học liệu cho trẻ sử dụng: An toàn, đa dạng, hấp dẫn có tác dụng kích thích trẻ hoạt động, khám phá; sản phẩm của trẻ được trưng bày và sử dụng ở các góc khác nhau...).

+ Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ sinh hoạt trong ngày ở trường mầm non: Theo dõi kế hoạch tổ chức ăn, ngủ tại trường (lên thực đơn, khẩu phần ăn, chế biến thực phẩm; đủ điều kiện cho trẻ ăn, ngủ, các hoạt động học hoạt động vui chơi, đón trả trẻ... tại trường; theo dõi sức khỏe trẻ trường, lớp; vệ sinh an toàn thực phẩm…), việc tổ chức các hoạt động phát

triển vận động cho trẻ.

+ Việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ như: Tỷ lệ trẻ được theo dõi bằng biểu đồ phát triển; tỷ lệ trẻ được tổ chức khám sức khoẻ, tổ chức tiêm chủng theo định kỳ; việc thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho trẻ.

+ Kiểm tra sổ y tế: Theo dõi sức khỏe của cháu trên biểu đồ tăng trưởng; kết quả tỷ lệ suy dinh dưỡng, tăng giảm so với đầu năm học hoặc năm học trước. So sánh rút kinh nghiệm cho việc nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Việc tổ chức, ni dưỡng trẻ tại trường, lớp theo các chế độ quy định của nhà trẻ mẫu giáo.

+ Việc đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non: Thực hiện các quy định nội quy, quy chế chuyên môn... Đồ dùng thiết bị cá nhân của trẻ đồ dùng chung của nhóm lớp của trường đảm bảo tuyệt đối an tồn. Kiểm tra vệ sinh phòng học, vệ sinh bếp ăn, đồ dùng chế biến nấu ăn

+ Việc sắp xếp đồ chơi ngoài trời và cải tạo, sửa chữa tạo từng khu vực chơi cho trẻ theo yêu cầu chương trình giáo dục mầm non. Mơ hình được thiết kế có lối đi thuận tiện, tạo khoảng trống cho trẻ hoạt động theo từng chủ đề như: giao thơng, trị chơi dân gian, bể chơi cát, nước, nhà bóng.

+ Kiểm tra, đánh giá thông qua các loại hồ sơ sổ sách quản lý, bán trú, chuyên môn của nhà trường, ghi chép sổ nhật ký theo dõi việc thực hiện chương trình chăm sóc trẻ.

- Đánh giá: Căn cứ vào thông tin thu thập được, đối chiếu với chuẩn để đưa ra kết luận cụ thể đối với từng đối tượng kiểm tra theo các nội dung kiểm tra đã xác định; trên cơ sở các thông tin thu được, lực lượng kiểm tra và nhà quản lý tiến hành họp, phân tích, đối chiếu với chuẩn để đưa ra các kết luận phù hợp; thông thường các kết luận được đưa ra dưới dạng: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu, Kém.

- Tư vấn, thúc đẩy, điều chỉnh: Căn cứ vào kết quả kiểm tra, nhà quản lý thúc đẩy việc phát huy những thành tích tốt của hoạt động phịng chống

TNTT cho trẻ mẫu giáo của cán bộ, giáo viên, nhân viên; kịp thời tư vấn, điều chỉnh để uốn nắn, xử lý những điểm còn hạn chế sau kiểm tra. Điều chỉnh các hoạt động sau kiểm tra khắc phục những sai lệch, khiếm khuyết khi thực hiện hoạt động phòng chống TNTT cho trẻ so với mục tiêu, kế hoạch nhằm đổi mới, cải tiến hoạt động; trong trường hợp này việc điều chỉnh là cần thiết.

Cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hàng tháng, hàng quý việc thực hiện phòng chống TNTT cho trẻ mẫu giáo trong nhà trường. Trong trường hợp cần thiết có thể tiến hành tổ chức họp giao ban hàng tháng và trao đổi báo cáo bằng văn bản những thông tin về vấn đề này để giải quyết những vấn đề vướng mắc để khắc phục kịp thời.

Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất vào những thời điểm khác nhau để kịp thời uốn nắn những lệch lạc, thiếu sót, có những chỉ đạo sát thực và có hiệu quả. BGH xây dựng kế hoạch để GV kết hợp chặt chẽ với cha mẹ trẻ trong cơng tác phịng chống TNTT cho trẻ ở trường mầm non. Trong quá trình quản lý nếu phát hiện sai phạm về việc đảm bảo an toàn cho trẻ, nhà trường cần có những biện pháp xử lý nghiêm để cơng tác phịng chống TNTT cho trẻ ở trường đạt hiệu quả tốt.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện

Hiệu trưởng thực hiện dự thảo tiêu chuẩn và qui trình đánh giá, tổ chức cho CB, GV, NV thảo luận, góp ý bổ sung. Ban An toàn trường học điều chỉnh, hồn thiện nội dung trình hiệu trưởng duyệt và tiến hành tổ chức kiểm tra đánh giá theo đúng quy trình và tiêu chuẩn.

Phân cơng CB, GV, NV thực hiện kiểm tra định kỳ và đột xuất giáo viên thông qua các hoạt động trong ngày của trẻ. Việc kiểm tra được thực hiện theo đúng quy trình, ghi nhận đầy đủ nội dung kiểm tra, nhận xét của người kiểm tra để người được kiểm tra rút kinh nghiệm cho việc tổ chức hoạt động.

Kiểm tra đánh giá phải đảm bảo tính cơng khai, chính xác, khách quan. Nhận xét đánh giá phải cụ thể. Sau kiểm tra đánh giá, hiệu trưởng phải quan

tâm đến việc điều chỉnh hoạt động, để người được kiểm tra làm việc tốt hơn. Cha mẹ trẻ cùng phối hợp với nhà trường quan sát, kiểm tra, góp ý để nhà trường thực hiện ngày càng tốt hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 115 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)