2.5.2 .Yếu tố khách quan
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho
3.2.5. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động phòng
chống tai nạn thương tích
3.2.5.1 Mục đích và ý nghĩa
Tham mưu với các cấp chính quyền tăng cường nguồn lực về tài chính và CSVC phục vụ cơng tác chăm sóc giáo dục nhằm phịng chống TNTT cho trẻ là nhằm hướng tới tăng kinh phí đầu tư cơ sở vật chất hợp lý, đầy đủ, đồng bộ và từng bước hiện đại, phục vụ tốt nhất cho hoạt động phòng chống TNTT cho trẻ trong trường mầm non góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường.
Thường xuyên kiểm tra cơ sở vật chất của nhà trường để phát hiện những vật dụng khơng đảm bảo an tồn cho trẻ để kịp thời đề xuất, trang bị và sửa chữa.
Nâng cao trách nhiệm của mỗi người để bảo quản, quan sát, kiểm tra cơ sở vật chất của trường, lớp để phát hiện những vật dụng không đảm bảo an toàn cho trẻ để báo cho BGH kịp thời trang bị và sửa chữa đảm bảo an toàn cho trẻ.
3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Hiệu trưởng nhà trường làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo các cấp về vai trò quan trọng của CSVC và đồ dùng trong hoạt động phòng chống TNTT phù hợp với tình hình phát triển giáo dục mầm non. Làm tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục từ việc vận động, thỏa thuận và có sự thống nhất cao của cha mẹ trẻ, chính quyền địa phương cũng như các tổ chức, cá nhân sẵn lòng hỗ trợ cho nhà trường cả về vật chất và tinh thần trong quá trình giáo dục trẻ.
CSVC tốt thể hiện ở chỗ trường lớp khang trang, sạch đẹp, là một điều kiện cần thiết để phòng chống TNTT cho trẻ trong trường mầm non, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường, do dó hiệu trưởng cần xác định bằng văn bản, lên kế hoạch chi tiết, cụ thể để có thể thực hiện kế
hoạch dễ dàng.
Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch về nhu cầu CSVC và đồ dùng dạy học phục vụ cho hoạt động phòng chống TNTT trong năm học, xác định những CSVC và đồ dùng dạy học nào vượt khỏi khả năng tài chính của trường và cần sự hỗ trợ kinh phí cấp trên. Hiệu trưởng tranh thủ sự quan tâm của lãnh đạo tham mưu xây dựng CSVC và đồ dùng dạy học vào các cuộc họp lãnh đạo đầu năm học cũng như những cuộc họp của Phòng giáo dục, trình bày những khó khăn cần được lãnh đạo quan tâm đầu tư.
Hiệu trưởng tăng cường đầu tư kinh phí mua sắm thêm từ nhiều nguồn (Ngân sách Nhà nước, ngân sách ngành giáo dục, nguồn huy động đóng góp từ hội cha mẹ trẻ …). Khi mua sắm chú ý kiểm tra xem kinh phí có đủ để mua khơng, trang thiết bị đồ dùng dạy học đó có thật sự cần thiết và có phù hợp với tình của trường khơng, có phù hợp với trình độ GV khơng. Hiệu trưởng là người chủ trì phải lắng nghe ý kiến đóng góp của cha mẹ trẻ và đại diện các ban ngành tham dự, đi đến thống nhất, đặc biệt đưa ra những biện pháp và các giải pháp về đầu tư xây dựng CSVC cho nhà trường.
Đối với các trường có phịng chức năng cần bố trí thêm đồ dùng dạy học và phân công người phụ trách giám sát việc sử dụng đồ dùng trong phịng đảm bảo khơng bị mất hư hao và biết sử dụng đồ dùng trong quá trình dạy trẻ, cần cho giáo viên ký tên trong việc nhận phòng và khi trả phòng người phụ trách sẽ kiểm tra và đảm bảo đồ dùng như lúc đầu, GV sẽ chịu trách nhiệm khi để trẻ làm hư đồ dùng.
Hiệu trưởng yêu cầu làm tốt các khâu quản lý trang thiết bị đồ dùng dạy học, có sổ sách thống kê hàng năm, có sổ sách cho mượn và thu về hàng ngày. Đánh giá được tiến bộ thực hiện trang thiết bị dạy học trong quá trình tổ chức dạy và học. Trên cơ sở đó có kế hoạch loại bỏ đồ dùng hỏng, mua thêm đồ dùng mới, tu bổ, bảo dưỡng để phục vụ thường xuyên và lâu dài.
đầu tư về nguồn lực con người. Bồi dưỡng giáo viên về công nghệ thông tin, các sử dụng các trang thiết bị đồ dùng dạy học hiện đại để họ có thể tổ chức tốt ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động phòng chống TNTT cho trẻ mầm non.
Tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên trong nhà trường có thời gian học tập, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trong và ngoài trường nhằm nâng cao chất lượng hoạt động phòng chống TNTT. Cán bộ, giáo viên trong nhà trường chủ động, tự giác tích cực trong học tập, sử dụng và làm các thiết bị dạy học phù hợp với điều kiện của nhà trường của mỗi giáo viên. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên tham gia học nâng chuẩn, dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn, chuyên đề do Sở giáo dục đào tạo, Phòng giáo dục đào tạo tổ chức. Kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập, bồi dưỡng của giáo viên kết hợp với động viên, khích lệ giáo viên tham gia học tập, tạo các điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong thời gian học tập. Đưa công tác bồi dưỡng về ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình quản lý, dạy và học nhằm nâng cao hiệu quả điều hành, nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.
Huy động các lực lượng giáo dục thực hiện đóng góp nhân lực, tài chính tiếp tục trồng thêm cây xanh có bóng mát, bố trí phù hợp với vị trí trong sân trường đảm bảo tối thiểu 40% diện tích sân trường được che phủ bởi cây xanh, cây hóng mát để cung cấp đủ bóng mát cho trẻ vui chơi, hoạt động ngồi trời. Thường xun chăm sóc vườn rau xanh phục vụ cho học sinh ăn bán trú. Quy hoạch lại các bồn hoa, thảm cỏ, trồng thêm các loại hoa cảnh trong sân trường nhằm tạo cảm giác thoải mái cho cán bộ, GV, NV sau các giờ học tập, giảng dạy và lao động, phù hợp với tổng thể quy hoạch của nhà trường, phục vụ cho việc tổ chức hoạt động vui chơi, học tập. Thường xuyên tu bổ chăm sóc chậu hoa, cây cảnh để cán bộ, giáo viên và trẻ được giảng dạy và học tập trong môi trường thân thiện.
3.2.5.3. Điều kiện thực hiện
Căn cứ vào tình hình thực tế tại đơn vị để xây dựng kế hoạch phù hợp. Thực hiện xã hội hóa huy động tài trợ từ phía phụ huynh cần cơng khai, minh bạch và đúng theo quy định.
Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phải đa dạng, phong phú, đảm bảo an toàn, đúng chuẩn, đúng quy cách, quy định và đáp ứng yêu cầu chăm sóc, giáo dục theo quy định.