Quy trình tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – chi nhánh Hà Nội (Trang 31 - 38)

1.2.1 .Khái niệm

2.2. Thực trạng tại SCB Hà Nội

2.2.1.1 Quy trình tín dụng

Việc xác lập một quy trình tín dụng và khơng ngừng hồn thiện nó đặc biệt quan trọng đối với một NHTM. Về mặt hiệu qủa, quy trình hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao chất lượng cho vay và giảm thiểu được rủi ro. Cịn về mặt quản lý, nó có tác dụng làm cơ sở để phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận, là cơ sở để thiết lập hồ sơ.

Nhận thức được tầm quan trọng của quy trình này đối với hoạt động cho vay của chi nhánh, SCB Hà Nội cũng thiết lập một quy trình tín dụng phù hợp với điều kiện của chi nhánh, dựa theo những quy định của pháp luật và quy trình chung của SCB. Mục đích của quy trình này là:

- Quy định các bước trong việc cho vay của SCB Hà Nội.

- Xác định người thực hiện công việc và trách nhiệm người thực hiện.

- Giúp quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, phịng ngừa hạn chế rủi ro và khơng ngừng nâng cao chất lượng tín dụng.

- Thoả mãn tốt nhu cầu hợp lý của khách hàng trong quan hệ với ngân hàng. Do tính chất khác nhau của tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung, dài hạn khác nhau nên quy trình cho vay ngắn hạn của chi nhánh cũng khác quy trình cho vay trung và dài hạn

a. Về quy trình tín dụng ngắn hạn

Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn.

Cán bộ làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ, bao gồm

- Hồ sơ pháp lý - Hồ sơ khoản vay

- Hồ sơ đảm bảo tiền vay

Bước 2: Thẩm định các điều kiện tín dụng.

Cán bộ tín dụng thẩm định hồ sơ vay vốn theo những nội dung sau:

1. Đánh giá chung về khách hàng, bao gồm: Năng lực pháp lý; mơ hình tổ chức, năng lực lao động; quản trị và điều hành của doanh nghiệp; ngành nghề kinh doanh; các rủi ro chủ yếu.

2. Tình hình tài chính của khách hàng: đánh giá sự trung thực của BCTC; phân tín dụng tích các chỉ tiêu kinh tế tài chính; phân tích các tồn tại và nguyên nhân.

3. Đánh giá phương án kinh doanh; khả năng trả nợ của khách hàng. 4. Bảo đảm tiền vay.

5. Xác định phương thức và nhu cầu vay: CBTD xác định phương thức phù hợp với tính chất cấp tín dụng theo 3 loại cơ bản sau: chiết khấu, hạn mức, cho vay theo món.

6. Xem xét khả năng nguồn vốn để cho vay

- Xem xét, cân đối những khoản vay lớn đối với chi nhánh.

- Mua bán chuyển đổi ngoại tệ đối với những khoản vay cần chuyển đổi để thanh tốn nước ngồi

- Lãi suất ápdụng cho khoản vay

7. Xem xét điều kiện thanh tốn: CBTD cùng trưởng phịng tín dụng (TPTD) phối hợp với nhân viên thanh toán quốc tế để xem xét các điều kiện thanh tốn, hình thưc thanh tốn với những khoản vay cần thanh tốn với nước ngồi.

Bước 3: Xét duyệt cho vay, kí hợp đồng tín dụng:

1. CBTD sau khi xem xét các điều kiện vay vốn (Bước 2), lập tờ trình cho vay theo mẫu BM01/QT-TDNH kèm hồ sơ vay vốn trình TPTD

2. TPTD trên cơ sở tờ trình của CBTD trên cơ sở hồ sơ vay vốn, xem xét, kiểm tra, thẩm định lại và ghi ý kiến vào tờ trình, và trình lên lãnh đạo chi nhánh.

3. Lãnh đạo xem xét lại hồ sơ TPTD trình và quyết định: - Duyệt đồng ý cho vay.

- Duyệt cho vay có điều kiện.

- Khơng đồng ý cho vay (kèm theo lý do).

- Đưa ra hội đồng tư vấn trước khi quyết định những khoản vay lớn, phức tạp theo quy định của chi nhánh.

- Trình hội sở chính trong trường hợp vượt quyền của chi nhánh.

Nôi dung duyệt cho vay của lãnh đạo phải ghi rõ: số tiền cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay, các điều kiện kèm theo nếu có.

4. Hồn chỉnh các thủ tục theo quy định: Cán bộ tín dụng căn cứ theo phê duyệt của lãnh đạo để tiến hành làm một hoặc một số các thủ tục sau:

- Yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ, tài liệu đối với trường hợp còn thiếu. - Thẩm định lại, bổ sung tờ trình nếu khơng đạt yêu cầu.

- Soạn thảo văn bản trả lời khách hàng trong trường hợp từ chối cho vay. Sau đó, trình TPTD kiểm duyệt nơi dung. TPTD có ý kiến đồng ý hay khơng đồng ý trình lãnh đạo phê duyệt.

5. Kí Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng đảm bảo tiền vay: TPTD kiểm tra hợp đồng. Nếu đúng thì trình lãnh đạo kí, nếu sai u cầu CBTD làm lại.

6. Làm thủ tục giao, nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo tiền vay.

7. Thời gian thẩm định, xét duyệt cho vay: 7 ngày làm việc đối với khách hàng mới và 3 ngày đối với khách hàng cũ kể từ khi khách hàng cung cấp đủ bộ hồ sơ vay vốn theo quy định, chi nhánh cần có câu trả lời cho khách hàng.

Bước 4: Giải ngân, theo dõi, giám sát việc vay vốn.

1. Giải ngân

* Chứng từ của khách hàng: CBTD yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ,

chứng từ về mục đích sử dụng khoản vay để giải ngân, bao gồm: - Hợp đồng cung ứng vật tư, hàng hoá, dịch vụ.

- Bảng kê các khoản chi tiết, các khoản chi phí, biên bản nghiệm thu.

- Đối với hố đơn, chứng từ thanh tốn, chi nhánh có thể u cầu xuất trình bản gốc hoặc chỉ liệt kê danh sách để đối chiếu kiểm tra trong qua trình sử dụng vốn sau khi vay.

- Thông báo nộp tiền vào tài khoản của ngân hàng trong trường hợp thanh tốn với nước ngồi

* Chứng từ của ngân hàng: CBTD hướng dẫn khách hàng hồn chỉnh nơi

dụng chứng từ theo mẫu sau:

- Hợp đồng bảo đảm tiền vay trong trường hợp bước 3 chưa hoàn tất - Bảng kê rút vốn

- Giấy lĩnh tiền mặt, Uỷ nhiệm chi

* Trình duyệt giải ngân:

- CBTD xem xét lại 2 yêu cầu trên. Nếu đã đủ điều kiện giải ngân thì trình duỵệt TPTD

- TPTD kiểm tra lại:

 Nếu đồng ý ký trình lãnh đạo.

 Nếu có sai sót yêu cầu CBTD sửa lại.  Nếu khơng đồng ý thì ghi rõ lý do. - Lãnh đạo chi nhánh:

 Nếu đồng ý thì ký duyệ cho vay.  Nếu chưa phù hợp: yêu cầu chỉnh sửa.  Nếu khơng đồng ý thì ghi rõ lý do

2. Theo dõi và kiểm tra khoản vay: theo đúng quy trình kiểm tra, giám sát vốn vay mà Tổng giám đốc ban hành.

Bước 5: Thu nợ, lãi và phí phát sinh.

1. Theo dõi việc thực hiện hợp đồng của khách hàng

CBTD thường xun theo dõi thơng qua hợp đồng tín dụng, chứng từ kế tốn, sổ sách… và phần mềm điện tốn để có thể thơng báo nội dung trả gốc, lãi, phí phát sinh (nếu có) cho khách hàng trước 5 ngày làm việc.

2. Xử lý các phát sinh trong quá trình theo dõi theo quy định của chi nhánh. 3. Xử lý tranh chấp hợp đồng tín dụng (nếu có) theo hướng dẫn của HSC.

Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng.

1. Tất tốn khoản vay: Khi khách hàng trả hết nợ, CBTD phối hợp với Phịng kế tốn đối chiếu kiểm tra về só tiền trả nợ gốc, lãi, phí phát sinh.. để tất tốn khoản vay.

2. Giải toả các hợp đồng đảm bảo tài sản: Kiểm tra tình trạng giấy tờ, tài sản thế chấp, cầm cố. Sau đó, làm thủ tục xuất kho các giấy tờ, tài sản thế chấp, cầm cố. Các thủ tục này làm theo quy định nhập xuất tài sản đảm bảo của SCB.

3. Thanh lý hợp đồng tín dụng: Thời gian hiệu lực của hợp đồng tín dụng theo thoả thuận của hợp đồng đã ký kết. Khi bên vay trả xong nợ gốc và lãi thì hợp đồng đương nhiên hết hiệu lực. Trong trường hợp khách hàng yêu cầu CBTD viết biên bản thanh lý hợp đồng trình TPTD kiểm duyệt và trìnhd lãnh đạo ký.

b. Quy trình tín dụng trung và dài hạn

* Bước 1: Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ.

1. Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn bao gồm: Giấy đề nghị vay vốn, hồ sơ pháp lý cảu khách hàng, hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính, hồ sơ dự án vay vốn và hồ sơ đảm bảo tiền vay.

2. Kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ: CBTD chịu ttrách nhiệm kiểm tra hồ sơ và báo cáo TPTD xin ý kiến. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, CBTD ký nhận về ngày tháng năm, thời gian nhận hồ sơ và danh mục hồ sơ.

* Bước 2: Thẩm định hiệu quả và khả năng trả nợ.

A. Thẩm định

1. Nội dung thẩm định:

- Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng.

- Thẩm định tình hình kinh doanh, tình hình tài chính, năng lực hoạt động và uy tín của khách hàng.

- Thẩm định khả năng đáp ứng nguồn vốn, lãi suất, thời hạn vay của bản thân ngân hàng.

- Thẩm định pháp lý và khả năng trả nợ của dự án - Thẩm định về kinh tế kỹ thuật cảu dự án

- Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay.

B. Lập tờ trình: Sau khi hoàn tất việc thẩm định, CBTD phải lập tờ trình để

trình TPTD và nêu rõ ý kiến đồng ý cho vay hay khơng.

C. Trình TPTD:

- Kiểm tra, rà soát lại những vấn đề được nêu trong tờ trình cảu CBTD.

- Bổ sung thơng tin về khách hàng (nếu có) rồi đưa ra ý kiến độc lập cho vay hay không.

TPTD phải ghi trực tiếp ý kiến vào tờ trình và chịu trách nhiệm về ý kiến đó.

D. Trình lãnh đạo: CBTD có trách nhiệm tập hợp hồ sơ để trình lên lãnh đạo

của chi nhánh.

* Bước 3: Quyết định cho vay.

1. Xét duyệt cho vay:

- Lãnh đạo căn cứ vào về thẩm quyền xét duyệt cho vay để:  Ký duyệt cho vay.

 Trình Tổng giám đốc hoặc Hội đồng tín dụng Hội sở quyết định (đối với các khoản vay có điều kiện: mức tiền, quy mơ dự án, tính chất phức tạp…)

- Trách nhiệm của lãnh đạo chi nhánh: Xem xét hồ sơ và ghi rõ ý kiến trên tờ trình - Quyết định cho vay

Chấp thuận cho vay, các điều kiện khách hàng phải thực hiện trước khi giải ngân. Đề nghị phòng tham gia thẩm địn giải trình các vướng mắc.

Từ chối khơng cho vay thì phải ghi rõ lý do.

Trường hợp vượt quyền của lãnh đạo chi nhánh thì phịng tín dụng lập tờ trình lãnh đạo HSC xem xét theo đúng quyết định.

2. Thông báo cho khách hàng: - Dự thảo văn bản gửi khách hàng. - Trình trưởng phịng xem xét. - Gửi văn bản cho khách hàng. 3. Thời hạn xem xét cho vay:

- Trong vòng 12 ngày làm việc kể từ khi chi nhánh nhận được hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết từ khách hàng, chi nhánh phải quyết định

 Nếu thuộc quyền của chi nhánh: Thông báo cho khách hàng.  Nếu vượt quyền chi nhánh: Lập tờ trình để trình HSC xem xét.

- Thời gian luân chuyển hồ sơ giữa các phòng: Tuỳ thuộc vào quyết định của chi nhánh sao cho phù hợp và bảo đảm không vượt quá thời gian xét duyệt chung quy định ở trên.

4. Kí hợp đồng tín dụng:

- Hồn thiện các thủ tục trước khi kí kết hợp đồng tín dụng.

- CBTD tiến hành soạn thảo theo mẫu rồi trình lên lãnh đạo xem xét kí duyệt. - Hợp đồng tín dụng được lập thành 3 bản chính: 1 bản khách hàng giữ, 2 bản ngân hàng giữ (lưu ở phòng kinh doanh 1 bản và phịng kế tốn 1 bản để theo dõi việc thu nợ).

* Bước 4: Giải ngân, kiểm tra giám sát.

1. Hoàn thiện các điều kiện trước khi giải ngân.

-Thực hiện đảm bảo tiền vay bằng tài sản và các hình thức đảm bảo khác. - CBTD có trách nhiệm yêu cầu khách hàng thựch hiện đầy đủ các điều kiện trước khi giải ngân theo nội dung ghi trong hợp đồng hoặc thơng báo tín dụng.

2. Giải ngân

- Kiểm tra và trình duyệt giải ngân.

CBTD chịu trách nhiệm nhận bảng kê rút vốn kèm các chứng từ thanh toán của khách hàng, kiểm tra các căn cứ phát tiền vay theo quy định.

Lấy ý kiến của Bộ phận thanh toán quốc tế, kinh doanh tiền tệ, nguồn vốn (trong trường hợp có liên quan.

CBTD trình TPTD xem xét, kiểm tra, kiểm sốt và có ý kiến của lãnh đạo. - Quyết định giải ngân: Lãnh đạo chịu trách nhiệm xem xét trên cơ sở của phòng kinh doanh và quyết định

 Đồng ý: ký duỵêt.

 Có sai sót: u cầu phịng kinh doanh sửa lại.  Khơng đồng ý: nêu rõ lý do.

- Sau khi lãnh đạo quyết định, CBTD có trách nhiệm nhận lại hồ sơ:

 Đồng ý giải ngân: Thực hiện việc giải ngân đã được quyết định, lưu hồ sơ làm căn cứ giải ngâchi nhánh, chuyển chứng từ qua phịng kế tốn kiểm tra và lưu

 Nếu chưa phù hợp: đề nghị khách hàng sửa lại theo đúng quy định.  Nếu khơng đồng ý cho vay thi cần nói rõ lý do với khách hàng.

hiện theo quy trình của SCB.

4. Trường hợp đảm bảo tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay: CBTD theo dõi, đôn đốc khách hàng lập phụ lục hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản hình thành từ vốn vay sau khi tài sản đã hoàn thành các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu.

* Bước 5: Thu nợ gốc, lãi, phí và xử lý phát sinh.

1. Theo dõi doanh thu của khách hàng chuyển qua SCB theo cam kết, thu nợ gốc, thu lãi và phí phát sinh.

2. Thu nợ, lãi và phí :

- Theo dõi các khoản vay đến hạn và thông báo trước 10 ngày, chuẩn bị và gởi phiếu nhắc trả nợ đến đơn vị vay vốn ít nhất 5 ngày trước khi thu nợ.

- Thực hiện thu nợ theo chỉ đạo của lãnh đạo.

- Trình lanh đạo chuyển sang nợ quá hạn với trờng hợp đến hạn mà khách hàng khơng trả được nợ, khơng có văn bản cơ cấu lại thời hạn trả nợ do lãnh đạo ký.

3. Xử lý phát sinh:

- Trong q trình thu nợ, có một số tình huống phát sinh như: trả nợ trước hạn; điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ; chuyển qua nợ quá hạn; thu nợ quá hạn; xử lý tài sản đảm bảo; giảm miễn lãi, xử lý nợ từ quỹ dự phòng rủi ro, khoanh nợ hoặc xoá nợ theo quy định.

- Thao tác xử lý

 CBTD chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ. Khi nhận hồ sơ, CBTD phải ghi ngày thàng năm và danh mục hồ sơ.

 Chuyển hồ sơ qua các phịng chức năng khác liên quan có ý kiến tham gia theo quy định của chi nhánh.

 Lập từ trình nêu rõ tình hình của khách hàng, có ý kiến đề xuất hướng xử lý trình TPTD xem xét sau khi các phịng gửi lại hồ sơ và ý kiến tham gia bằng văn bản.

 Sau khi TPTD ghi ý kiến đọc lập vào tờ trình, CBTD tập hợp lại hồ sơ và trình lên lãnh đạo của chi nhánh chờ quyết định

- Nội dung xử lý: Thực hiện theo quy định của HSC.

- Quyết định xử lý: lãnh đạo xem xét tờ trình rồi ghi trực tiếp ý kiến vào tờ trình của phịng kinh doanh.

- Thực hiện quyết định xử lý đã thông báo cho khách hàng.

* Bước 6: Kết thúc hợp đồng tín dụng:

- Tất toán khoản vay: khi khách hàng trả hết nợ, CBTD đối chiếu kiểm tra cới

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – chi nhánh Hà Nội (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w