Cơ cấu lại tổng dư nợ

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – chi nhánh Hà Nội (Trang 56 - 58)

1.2.1 .Khái niệm

3.2. Giải pháp

3.2.3. Cơ cấu lại tổng dư nợ

Trong hơn bốn năm hoạt động, SCB Hà Nội đã dần chuyển dịch cơ cấu cho vay của chi nhánh theo hướng hợp lí hơn. Tuy nhiên, vẫn cịn nhiều điểm chưa phù hợp:

- Tỷ trọng cho vay đối với khách hàng cá nhân vẫn cịn thấp. Trong khi đó, đây là một thị trường đầy tiềm năng, các NHTM đang tích cực phát triển thì cho vay lại chưa chú trọng.

- Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn tuy có giảm nhưng vẫn còn khá cao. Cho vay trung và dài hạn tuy mang lại lợi nhuận cao nhưng đi kèm theo đó là khả ăng phát sinh rủi ro cao hơn nhiều so với cho vay ngắn hạn.

- Tỷ trọng theo ngành nghề: Tuy SCB có chủ trương ưu tiên cho vay xuất nhập khẩu nhưng tỷ trọng cho vay trong lĩnh vực kinh tế này là không đáng kể. Trong

nền kinh tế mở hiện nay, đặc biệt là Việt Nam đã gia nhập WTO, xuất nhập khẩu là lĩnh vực kinh tế có tiềm năng lớn. Chi nhánh có xu hướng tập trung cao vào cho vay xây dựng và bất động sản. Đây là hai ngành nghề có rủi ro cao.

Cơ cấu nợ chưa hợp lí cũng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động cho vay. Vì thế SCB Hà Nội cần cơ cấu lại tổng dư nợ:

* Cơ cấu dư nợ theo đối tượng:

Nâng cao tỷ lệ cho vay tiêu dùng ở chi nhánh bằng cách:

- Thắt chặt mối quan hệ với khách hàng truyền thống đi đơi với tìm kiếm khách hàng tiềm năng: Hiện nay các khách hàng cá nhân chủ yếu mà chi nhánh cho vay là cán bộ cơng nhân viên chức có thu nhập ổn định. Đối với những khách hàng này, chi nhánh cần có những chính sách ưu đãi để giữ vững mối quan hệ và thu hút họ sử dụng nhiều dịch vụ của ngân hàng hơn. Tuy nhiên, số khách hàng thường xuyên của chi nhánh lại chỉ chiếm một phần nhỏ dân cư trên địa bàn Hà Nội. Trong khi đó, có rất nhiều người có nhu cầu vay vốn như người làm ăn nhỏ, người làm ở các doanh nghiệp tư nhân,… Đây là nguồn khách hàng tièm năng mà ngân hàng cần có chính sách để thu hút để mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của mình. Cụ thể, chi nhánh có thể lập số điện thaọi tư vấn, có thể liên hệ với các cơ quan, đồn thể, chính quyền các quận, các phường… để mở các hội thảo giới thiệu hệ thống sản phẩm cho vay tiêu dùng; hướng dẫn quy trình, giải thích về lãi suất, về hình thức vay đồng thời trả lời các thắc mắc. Hoạt động này sẽ giúp khách hàng hiểu hơn về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cũng như các tiện ích của nó. Từ đó khuyến khích khách hàng sử sụng các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh nói chung, sản phẩm cho vay tiêu dùng nói riêng.

- Đa dạng hoá các sản phẩm cho vay tiêu dùng: Việc mở rộng đối tượng cũng tạo điều kiện để chi nhánh đa dạng hoá sản phẩm trong lĩnh vự cho vay tiêu dùng vì nhu cầu của người dân là rất phong phú ( như vay để đi du học, vay để sửa nhà, vay để mua ôtô, vay để khám chữa bệnh…)

* Cơ cấu theo ngành nghề lĩnh vực:

Một trong những nguyên tắc trong những nguyên tắc quan trọng nhất trong kinh doanh là “không nên bỏ trứng vào một giỏ”, trong hoạt động tín dụng cũng vậy. Một trong những giảp pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế rủi ro là thực hiện phân tán rủi ro tín dụng. Vì thế chi nhánh cần mở rộng cho vay đối với mọi đối tượng khách hàng, trong nhiều lĩnh vực nghành nghề kinh tế khác nhau, tránh việc tập trung quá mức vào một số ngành nghề kinh tế nhằm hạn chế rủi ro khi thị trưịng có

biến động, mơi trường kinh tế thay đổi. Ngồi ra, chi nhánh cũng khơng nên dồn vốn cho vay quá lớn đối với một nhóm khách hàng vì dù khách hàng có kinh doanh hiệu quả, quan hệ lâu năm với ngân hàng thì cũng khó đốn trước những rủi ro mà khách hàng này gặp phải trong quá trình làm ăn. Nếu rủi ro đột xuất xảy ra thì ngân hàng chắc chắn sẽ chịu tổn thất.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – chi nhánh Hà Nội (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w