1.2.1 .Khái niệm
2.2. Thực trạng tại SCB Hà Nội
2.2.2.2. Tình hình nợ xấu
Nợ xấu là một vấn đề muôn thuở của các ngân hàng. Dù có thận trọng trong thẩm định đến đâu chăng nữa, ngân hàng cũng không tránh khỏi nợ xấu. Chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ thể hiện rõ nhất chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Như trên bảng số liệu 2.3, ta thấy tỉ lệ này hầu như rất thấp. Với phương châm chất lượng đi đơi với tăng trưởng tín dụng, việc kiểm sốt và quản lí rủi ro trong hoạt động tín dụng ln được chi nhánh quan tâm. Năm 2006, tỷ lệ này là 0% vì: chi nhánh mới đi vào hoạt động 1 năm nên chủ yếu cho vay trung và dài hạn, nợ mới ở nhóm 1 và nhóm 2, chưa xuất hiện nợ xấu. Đến năm 2007, tỷ lệ này là 0,44%; năm 2008, tỷ lệ là 0,52%, năm 2009 là 0,3%. Như vậy, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ ln nhỏ hơn mức 1%, ở mức an tồn. Tỷ lệ này cũng thấp hơn của SCB nói chung. Tỷ lệ nợ xấu năm 2008 tăng lên so với năm 2007 là do khủng hoảng tài chính. Đây là vấn đề của nền kinh tế thế giới nói chung cũng như của Việt Nam nói riêng. Tình hình kinh tế khó khăn, sản xuất trì trệ , đình đốn khiến các doanh nghiệp lao đao. Thêm vào đó, lãi suất ngân hàng tăng lên quá cao càng làm cho doanh nghiệp khó có thể trả nợ được. Số doanh nghiệp bị phá sản tăng đột biến. Vì thế, số nợ ngân hàng khơng địi được cũng tăng lên. Tuy có tăng nhưng tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ của chi nhánh vẫn ở mức thấp. SCB Hà Nội đã đảm bảo chất lượng cho vay trong tình trạng “bong bóng bất động sản và chứng khốn xì hơi” bằng cách chọn lọc chặt chẽ các đối tượng cho vay, cân nhắc thời điểm tham gia tài trợ dự án.
Sang đến năm 2009, trong tổng dư nợ của SCB Hà Nội xuất hiện nợ có khả năng mất vốn. Đây là những khoản nợ quá hạn trên 360 ngày hoặc cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên 180 ngày mà ngân hàng vẫn chưa đòi được. Đây là những khoản nợ xấu phát sinh từ năm 2008 . Nhiều khách hàng của chi nhánh lâm vào tình trạng phá sản. Sang năm 2009, ngân hàng vẫn chưa đòi được nợ nên đến cuối năm, các khoản nợ này đã chuyển sang nợ nhóm 5.