Giải pháp cho tổ chức chuyển giao mô hình khoai tây Atlantic

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuyển giao mô hình khoai tây Atlantic tại xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (Trang 81 - 96)

Công tác tuyên truyền

Công tác thông tin tuyên truyền cần phối hợp và tổ chức hợp lý, phù hợp hơn về nội dung và số lượng các chương trình. Hiện nay, hầu hết các thôn đã có loa phóng thanh rất thuận lợi cho công tác tuyên truyền. Do đó, cần phải tuyên truyền những mô hình sản xuất tiên tiến, kỹ thuật chăm sóc, tình hình và biện pháp phòng trừ sâu bệnh… tần suất phát phải tăng lên để người dân chú ý, biết, hiểu và làm theo.

Ban HTX và cán bộ khuyến nông tích cực vận động các hộ nông dân tham gia xây dựng mô hình bằng các phương pháp vận động như: khuyến khích hỗ trợ, giám sát quá trình sản xuất, tư vấn, giải thích cặn kẽ cho bà con nông dân.

Đào tạo và tập huấn nông dân

Để bà con nông dân hiểu được rõ hơn về các kỹ thuật phục vụ cho sản xuất khoai tây Atlantic theo phương pháp làm đất tối thiểu thì tài liệu tập huấn hướng dẫn nông dân là rất quan trọng. Tuy nhiên tài liệu tập huấn cần cụ thể, rõ ràng, đa dạng và phong phú hơn nữa về nội dung, phương pháp trình bày phải dễ hiểu phù hợp với nhận thức của nông dân, không sử dụng những từ ngữ khoa học mà phải sử dụng từ ngữ gần gũi gắn liền với phong tục tập quán địa phương.

Tăng cường tổ chức nhiều lớp tập huấn về sản xuất khoai tây cho các hộ trồng khoai tây. Chủ đề của các lớp tập huấn cần sát với nhu cầu thực tiễn

của nông dân nhằm phổ biến các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất khoai tây và giúp họ nhận thức được đầy đủ các lợi ích do trồng khoai tây mang lại. Trong quá trình tập huấn, cán bộ huấn luyện cần áp dụng những phương pháp tập huấn giúp nông dân dễ hiểu, tiếp thu nhanh và nhớ lâu. Ngôn ngữ tập huấn cần gắn sát với ngôn ngữ của nông dân.

Với cán bộ chuyển giao của dự án: Cần giao nhiệm vụ cụ thể cho các cán bộ này trong việc triển khai các hoạt động chuyển giao trong phạm vi dự án. Bổ sung thêm các nhân lực và chính sách hỗ trợ cho các cán bộ chuyển giao của dự án để họ có thể giám sát nông dân sản xuất được thường xuyên.

Với cán bộ khuyến nông tại địa phương: đây là những người có kiến thức rất tốt về cộng đồng, địa phương họ. Họ có mối quan hệ khá thân thiết với những nông dân ở địa phương mình. Bên cạnh đó, các cán bộ này cần trau dồi cho mình những kiến thức kỹ thuật, kiến thức chuyên môn và đặc biệt là kiến thức khuyến nông. Không những thế họ cần liên kết chặt chẽ và thường xuyên với các cán bộ chuyển giao khác của dự án để cùng phối hợp thực hiện hoạt động chuyển giao khoai tây có hiệu quả.

Xây dựng mô hình trình diễn: dự án cần hỗ trợ, tổ chức xây dựng MHTD nhiều hơn nữa để bà con được tiếp cận với các giống khoai mới, để họ tận mắt chứng kiến, so sánh hiệu quả mà khoai tây Atlantic đem lại. Mô hình trình diễn có tính thiết thực và đáp ứng được sự mong đợi của nông dân sản xuất khoai tây.

Giải pháp về hỗ trợ trong chuyển giao

Để tiến hành chuyển giao KTTB cả HTX và người dân đều cần tới vốn. Vốn ở đây bao gồm: vật tư, phân bón, giống, tiền mặt... Khi bắt đầu tham gia xây dựng mô hình khoai tây chế biến Atlantic bà con nông dân được hỗ trợ về giá giống và tiền phân bón. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây khi không được hỗ trợ bà con có tiếp tục tham gia sản xuất khoai tây Atlantic không? Do giá giống khoai tây Atlantic cao. Chính vì vậy cần tăng cường các biện pháp nhân giống

với số lượng và chất lượng cao, ổn định, giá thành hợp lý để cung cấp cho bà con nông dân. HTX cần quy hoạch vùng sản xuất giống riêng với vùng sản xuất khoai tây thương phẩm, phát triển mạnh mẽ hệ thống kho lạnh.

Khi tham gia xây dựng mô hình thì bà con được hỗ trợ như nhau về giá giống và tiền phân bón. Để giảm sự chênh lệch giữa hộ khá và hộ nghèo đang ngày gia tăng ở nông thôn thì nguồn vốn của HTX dùng cho công tác chuyển giao cần phải được sử dụng hợp lý. Khi hỗ trợ nên có sự phân biệt cho từng đối tượng, có sự khác biệt giữa hộ giàu, hộ nghèo. Các hộ giàu và khá không nhất thiết phải hỗ trợ giống, phân bón mà chỉ cần hỗ trợ tài liệu, quy trình canh tác… còn các hộ nghèo cần tập trung hỗ trợ cho họ nhiều hơn. Có như vậy mới giảm gánh nặng chi ngân sách của chính phủ cho trợ cấp, đồng thời giảm khoảng cách chênh lệch giữa hộ khá và các hộ nghèo.

4.2.2 Giải pháp về kỹ thuật

Đây là một nhân tố quan trọng quyết định đến năng suất cây nông nghiệp cũng như khoai tây nguyên liệu cho chế biến. Trong những năm gần đây năng suất khoai tây nguyên liệu ngày càng tăng cao là do có sự đóng góp tích cực của các tiến bộ kỹ thuật mới về vật tư và các biện pháp kỹ thuật gieo trồng. Thực tế đã cho thấy các hộ sản xuất khoai tây nguyên liệu cho chế biến đã sử dụng tương đối có hiệu quả các yếu tố đầu vào để sản xuất, nâng cao năng suất khoai tây nguyên liệu. Tuy nhiên, tiềm năng để nâng cao năng suất hơn nữa vẫn còn khá cao.

* Giống là một yếu tố đầu tiên quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm. Hiện nay có nhiều loại giống khoai tây cho hiệu quả cao, sức chống chịu sâu bệnh, thời tiết khắc nghiệt khá tốt, đặc biệt có mẫu mã đẹp rất thích hợp cho chế biến như Solarat, Atlantic (Đức), Diamat (Hà Lan)..., các hộ xã Cảnh Thụy chủ yếu sử dụng giống Atlantic. Các hộ nên tiếp tục sử dụng giống này để sản xuất và để nâng cao hiệu quả sản xuất vì đây là giống có năng suất cao, phù hợp với công nghiệp chế biến. Ngoài ra, để phong phú

chủng loại, đáp ứng đủ nhu cầu thị trường và phát triển kinh tế các hộ thì các hộ nên ứng dụng một số giống mới có năng suất cao và phù hợp với ngành chế biến.

* Kỹ thuật gieo trồng mà các hộ đang sử dụng là một hình thức gieo trồng mất ít thời gian, công lao động, góp phần bảo vệ môi trường (phương pháp làm đất tối thiểu). Vì vậy, các hộ nên tiếp tục áp dụng kỹ thuật gieo trồng bằng phương pháp làm đất tối thiểu này để nâng cao hiệu quả trong sản xuất khoai tây nguyên liệu cho chế biến. Cán bộ khuyến nông xã cần tiếp tục hoạt động để khuyến khích các hộ chưa ứng dụng phương pháp làm đất tối thiểu áp dụng phương pháp này.

4.4.3 Giải pháp mở rộng diện tích sản xuất

* Về quy hoạch: mặc dù đã quy hoạch được hai vùng sản xuất, hạn chế tình trạng nhỏ lẻ, manh mún nhưng để đáp ứng được nhu cầu của thị trường cần tiếp tục mở rộng diện tích hai vùng đã quy hoạch để sản xuất.

* Về đất đai: với diện tích khoai tây nguyên liệu cho chế biến lớn trong khi diện tích của các hộ nhỏ vì vậy các hộ phải thuê thêm đất, khi các hộ cho thuê không cho thuê nữa hoặc hết thời hạn thì rất có nguy cơ việc sản xuất lại trở nên nhỏ lẻ. Do đó, cần tiếp tục công tác “dồn điền, đổi thửa”, chuyển dịch tích tụ đất, tạp điều kiện hình thành các trang trại, các vùng trồng khoai tây nguyên liệu có năng suất cao. Ngoài ra, công tác khuyến nông của địa phương cũng cần được thực hiện thường xuyên và chất lượng hơn nữa.

PHẦN V

5.1 Kết Luận

Nghiên cứu đề tài “Chuyển giao mô hình khoai tây Atlantic tại xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang” một số kết luận được rút ra như sau:

1. Với điều kiện thuận lợi về sản xuất cây vụ đông, khoai tây cũng như các cây trồng khác thì việc chuyển giao mô hình sản xuất khoai tây chế biến Atlantic tại xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang là rất cần thiết. Khoai tây chế biến Atlantic cho năng suất cao hơn, ổn định hơn, giảm chi phí sản xuất và mang lại lợi nhuận cao hơn. Việc chuyển giao mô hình khoai tây chế biến Atlantic có vai trò quan trọng trong phát triển sản xuất khoai tây nguyên liệu, không chỉ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường mà còn giúp cải thiện đời sống của người sản xuất.

2. Thông qua thực trạng áp dụng mô hình vào sản xuất khoai tây chế biến Atlantic tại xã Cảnh Thụy chúng tôi thấy rằng nên chuyển giao mô hình sản xuất khoai tây chế biến Atlantic và phát triển sản xuất tại xã vì những hiệu quả và lợi ích của việc sản xuất mang lại khá cao: năng suất khoai tây trung bình/sào là 600kg, sau khi trừ chi phí bà con nông dân thu được gần 2,5 triệu đồng/sào; số hộ tham gia sản xuất khoai tây ngày càng tăng năm 2011 là 350 hộ với 30 ha, năm 2012 có 420 hộ tham gia sản xuất, với tổng diện tích là 35 ha, năm 2013 có khoảng 600- 650 hộ sản xuất khoai tây Atlantic, có tổng diện tích là 50 ha… Để mô hình có hiệu quả hơn nữa cần tập trung kỹ hơn nữa vào các khâu như xây dựng mô hình, công tác tuyên truyền, đào tạo tập huấn kỹ thuật và giám sát đánh giá.

3. Từ thực trạng đó, để đẩy mạnh và nâng cao hiệu công tác chuyển giao trong thời gian tới ban HTX cần thực hiện một số giải pháp: (1) Giải pháp cho tổ chức chuyển giao: Tiếp tục hoàn thiện công tác khuyến nông, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho người dân. Đồng thời, đào tạo, nâng cao năng lực khuyến nông viên để công tác khuyến nông được tốt hơn; Có các biện pháp hỗ trợ hợp lý về vật chất, kỹ thuật, hoàn thiện các chính sách vốn, đất đai để người dân yên tâm sản xuất; (2) giải pháp về kỹ thuật: Các hộ nên tiếp tục sử dụng giống Atlantic để sản xuất và để nâng cao hiệu quả sản xuất vì đây là

giống có năng suất cao, phù hợp với công nghiệp chế biến; tiếp tục áp dụng kỹ thuật gieo trồng bằng phương pháp làm đất tối thiểu này để nâng cao hiệu quả trong sản xuất khoai tây nguyên liệu cho chế biến; (3) cần tiếp tục công tác “dồn điền, đổi thửa”, chuyển dịch tích tụ đất, tạo điều kiện hình thành các trang trại, các vùng trồng khoai tây nguyên liệu có năng suất cao.

5.2 Kiến Nghị

Để mở rộng diện tích sản xuất khoai tây chế biến của cả tỉnh nói chúng và của xã Cảnh Thụy nói riêng và để các hoạt động chuyển giao khoai tây chế biến Atlantic đem lại hiệu quả cao, tôi đưa ra một số kiến nghị như sau:

- Với nông dân trồng khoai tây: Tích cực học hỏi lẫn nhau và thường xuyên tiếp cận cán bộ khuyến nông, cán bộ đối tác dự án, ban chủ nhiệm HTX để áp dụng đúng quy trình kỹ thuật sản xuất khoai tây chế biến Atlantic.

- Với cán bộ chuyển giao: Cần sâu sát hơn trong việc hướng dẫn người dân áp dụng đúng kỹ thuật sản xuất khoai tây từ khâu chọn giống đến khâu tiêu thụ. Tích cực kết hợp với HTX, các đối tác dự án và các công ty để giải quyết vấn đề đầu ra cho khoai tây ở địa phương.

- Kinh phí hỗ trợ nên ở giai đoạn đầu và phát huy hơn nữa sự tham gia của dân. Cần dành nhiều kinh phí cho việc thực hiện công tác chuyển giao, nhất là kinh phí dành cho tập huấn đào tạo nông dân, in ấn tài liệu.

- Không nên trông chờ vào cấp trên phân phát nguồn tài chính mà phải tự hợp tác đầu tư, hoạt động như doanh nghiệp, phát huy nội lực của dân.

- Cần thống nhất về quy định định mức các chương trình khuyến nông cho mô hình sản xuất khoai tây. Cần chủ động hơn nữa đưa ra hướng khắc phục các điều kiện khí hậu thời tiết không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất khoai tây Atlantic nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHAO

1. Bách khoa toàn thử mở (2013). Sản xuất, bản tin của Bách khoa toàn thư mở, ngày 24- 01- 2013,

Nguồn http://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BA%A3n_xu%E1%BA%A5t

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2002. Báo cáo về xây dựng và hoàn thiện tổ chức khuyến nông cơ sở để thực hiện nghị quyết “Đẩy mạnh công tác công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2001- 2010. Báo cáo số 2027 BNN- KNKL ngày 29 tháng 7 năm 2002, Hà Nội.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2003. Báo cáo về xây dựng mối liên kết giữa nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp và nhà nước trong sản xuất chế biến và tiêu thụ nông sản.

4. Đoàn Thị Lan, 2013: “Phát triển sản xuất khoai tây nguyên liệu cho chế biến tại xã Tư Mại, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang”. Báo cáo tốt nghiệp khóa 54, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội.

5. Đỗ Kim Chung, 2005. Phương thức và chính sách chuyển giao KTTB trong nông nghiệp ở miền núi và Trung du phía Bắc. NXB Nông nghiệp – Hà Nội.

6. FAOSTAT, Thực phẩm và nông nghiệp,

nguồn http://faostat.fao.org/site/567/DesktopDefault.aspx?PageID=567#ancor

7. Hoàng Tiến Hùng, 2009. Nghiên cứu khả năng thích ứng của một số giống khoai tây nhập nội và một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, năng suất khoai tây tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

8. Lê Huy Ngọ, 2003. Bài phát biểu tại Hội nghị tổng kết tình hình và công tác chỉ đạo Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2002.

9. Lê Hưng Quốc, 2001. Khuyến nông khâu cuối cùng của khoa công nghệ với nông dân. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thông, số 1/2001.

10.Mai Văn Lành, 2007. “Nghiên cứu công tác chuyển giao kỹ thuật tiến bộ tới các hộ nông dân của trung tâm ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ huyện Hương Khê – tỉnh Hà Tĩnh”. Báo cáo tốt nghiệp khóa 48, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội.

11.Nguyễn Thị Hằng, 2012: “Nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lắk, tỉnh Đắk lắk” Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội.

12.Nguyễn Văn Long, 2006. Giáo trình Khuyến nông. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

13.Nhóm dịch: Nguyễn Tuấn Sơn, Phạm Hữu Yên Phương và Nguyễn Thị Dương Nga, 2005. Cẩm nang về các phương pháp tiếp cận khuyến nông. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

14.Phan Văn Cường, 2005. Thực trạng chuyển giao KTTb về cây ăn quả của Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm rau quả Gia Lâm – Hà Nội.

15.Quyền Mạnh Cường, 2006. “Nghiên cứu các mô hình liên kết giữa sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm chè trên địa bàn huyện Thanh Ba – tỉnh Phú Thọ”. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

16.Trần Thị Vân, 2008. “Tình hình chuyển giao khoai tây giống xác nhận tới hộ nông dân của dự án “Thúc đẩy sản xuất khoai tây ở Việt Nam””.

Báo cáo tốt nghiệp khóa 49, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội.

17.Trương Văn Hộ, 2005. Sổ tay Kỹ thuật sản xuất khoai tây giống và khoai tây thương phẩm. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

PHỤ LỤC

PHIẾU TÌM HIỂU NGƯỜI SẢN XUẤT KHOAI TÂY I.Thông tinvề người được phỏng vấn

1. Tên người được phỏng vấn:……….. 2. Tuổi:………tuổi 3.Giới tính: 1. Nam  2. Nữ  4. Trình độ văn hóa 1. Cấp 1  4. Trung học, dạy nghề  2. Cấp 2  5. Cao đẳng  3. Cấp 3  6. Đại học  7. Không đi học 

II. Thông tin về hộ gia đình

5. Số nhân khẩu của hộ:……….. Người

6. Số lao động :……….. Nam …………Nữ 7. Nghề nghiệp chính của hộ

1.Trồng trọt  3. Nuôi trồng thủy sản  2.Chăn nuôi  4. Nghề tiểu thủ công nghiệp  Nghề khác:………

III. Thông tin về sản xuất khoai tây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuyển giao mô hình khoai tây Atlantic tại xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (Trang 81 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w