Áp dụng kỹ thuật từ mô hình vào sản xuất của nông dân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuyển giao mô hình khoai tây Atlantic tại xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (Trang 71 - 96)

Nông dân áp dụng kỹ thuật từ mô hình vào sản xuất

Khoai tây là cây trồng vụ đông có năng suất ổn định và là nguồn nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, với kỹ thuật trồng khoai cũ áp dụng lối canh tác cày bừa toàn diện, làm đất nhỏ, trong điều kiện khó khăn do vụ đông hay gặp mưa đầu vụ khiến đất nát khó làm. Mặt khác, muốn khoai tây năng suất cao cần có nguồn giống sạch bệnh, mầm khỏe, lượng phân hữu cơ đủ cung cấp cho cây. Nhưng lượng phân hữu cơ ngày càng hiếm do chăn nuôi hộ gia đình giảm. Hiện nông dân còn ít sử dụng rơm rạ làm chất đốt và phân hữu cơ, rơm rạ thường được đốt trực tiếp trên đồng ruộng gây ô nhiễm môi trường…

Mô hình sản xuất khoai tây Atlantic được chuyển giao tới nông dân xã Cảnh Thụy với kỹ thuật trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu. Trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu có phủ rơm rạ là một phương pháp giúp tăng năng suất, giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất, tăng độ phì cho đất và giảm ô nhiễm môi trường do đốt rơm rạ bừa bãi và giúp người nông dân có ý thức về sản xuất nông nghiệp bền vững.

Bảng 4.10 Số lượng, tỷ lệ hộ áp dụng kỹ thuật từ mô hình sản xuất khoai tây Atlantic

Loại kỹ thuật Số lượng (Hộ) Tỷ lệ (%)

Áp dụng phương pháp làm đất tối thiểu 57 95

Bón phân cân đối và hợp lý 52 86,7

Sử dụng thuốc BVTV với tiêu chí 4

đúng 42 70

(Nguồn: số hộ điều tra, năm 2014)

Kết quả điều tra cho thấy số lượng hộ nông dân áp dụng kỹ thuật từ mô hình sản xuất khoai tây Atlantic là rất lớn. Có 95% hộ áp dụng trồng khoai bằng phương pháp làm đất tối thiểu, kỹ thuật bón phân cân đối và hợp lý là có

86, 7% hộ và sử dụng thuốc BVTV với tiêu chí 4 đúng thì có 70% hộ nông dân thực hiện khá tốt. Có thể thấy rằng hầu hết bà con nông dân áp dụng những kỹ thuật từ mô hình vào sản xuất thực tế. Đây cũng là một thành công trong công tác chuyển giao KTTB.

Trồng khoai bằng phương pháp làm đất tối thiếu đã cho kết quả vô cùng khả quan: năng suất khoai tây cao hơn cách làm cũ từ 10 – 15 %, tiết kiệm 30% chi phí vật tư và công lao động. Đặc biệt, đã khắc phục được khó khăn trong khâu làm đất khi gặp thời tiết bất thuận mưa kéo dài, đất ướt nhão, không làm đất tơi nhỏ theo yêu cầu của cây khoai tây. Tại mô hình cải tiến trồng khoai tây trên rơm rạ không cần làm đất, 95% hộ điều tra áp dụng đều nhận xét, sau khi ủ rơm 15 ngày đưa ra phủ lên củ giống khoai tây, rơm rạ hoai mục dần thành phân bón hữu cơ làm cho củ khoai dễ phát triển, củ lớn nhanh, ít gặp các loại bệnh hay xuất hiện khi trồng khoai tây như chết (héo) xanh, sương mai, phấn trắng… Trong suốt vụ, chỉ cần phun thuốc hóa học trừ bệnh từ 1-2 lần củ khoai tây rất sạch, nhẵn nhụi, mẫu mã đẹp, vị ngon đậm, trong khi các mô hình sản xuất cũ, kể cả mô hình trồng khoai tây phủ rơm rạ không xử lý vẫn phải phun thuốc trừ sâu bệnh 3- 4 lần.

Để khoai tây đạt năng suất cao, người trồng cần thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật, trong đó có khâu bón phân. Thực hiện bón phân cân đối và hợp lý cho khoai tây. Do được cán bộ khuyến nông hướng dẫn, giám sát nên 86,7% các hộ đã sử dụng phân bón hợp lý : bón đủ lượng, đủ loại và bón cân đối phân đạm, phân lân, phân ka li; bón đúng cách và đúng thời điểm cây khoai tây cần. Lượng phân bón hợp lý cho 1 sào khoai tây Atlantic là: đạm 11kg/sào; lân 22,5kg/sào; kali 9kg/sào. Tuy nhiên vẫn còn những hộ sử dụng phân bón chưa hợp lý, có hộ thì bón phân quá liều lượng, hộ thì bón chưa đủ lượng, chưa đúng thời điểm nguyên nhân là do các hộ này chưa nắm rõ kỹ thuật, nhiều hộ còn cho rằng bón càng nhiều thì khoai tây cho năng suất cao

Hiệu quả sử dụng thuốc phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật sử dụng, nồng độ sử dụng, điều kiện thời tiết và thời điểm sử dụng. Dưới sự hướng dẫn của

cán bộ khuyến nông, cùng với việc nghe đài phát thanh thông báo về tình hình sâu bệnh thì 70% các hộ điều tra đều sử dụng thuốc BVTV đúng cách, đúng liều lượng và đúng thời điểm. Đồng thời, trồng khoai bằng phương pháp làm đất tối thiểu nên khoai tây rất sạch bệnh, chỉ cần phun 1 – 2 lần trong suốt quá trình trồng đến khi thu hoạch.

Qua tìm hiểu về số lượng hộ nông dân áp dụng kỹ thuật từ mô hình vào sản xuất khoai tây Atlantic ta thấy hầu hết các hộ nông dân đều áp dụng những kỹ thuật được phổ biến. Trong đó, phương pháp làm đất tối thiểu có 95% hộ, kỹ thuật bón phân hợp lý có 86, 7% hộ áp dụng và kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV với tiêu chí 4 đúng thì có 70% hộ áp dụng đúng. Bên cạnh những hộ áp dụng các kỹ thuật từ mô hình thì vẫn còn những hộ chưa áp dụng, hoặc là áp dụng chưa đúng kỹ thuật. Với phương pháp làm đất tối thiểu thì họ cho rằng khi áp dụng sẽ gặp rủi ro, năng suất khoai tây không bằng với phương pháp làm đất truyền thống; nhiều hộ nông dân thì chưa hiểu tiêu chí 4 đúng trong kỹ thuật bón phân và sử dụng thuốc BVTV.

Thu hoạch và bảo quản

Thực tế, trong suốt quá trình bảo quản, hàm lượng và chất lượng khoai tây giảm đi. Nguyên nhân chính của sự hao hụt này là do sự nảy mầm sớm dẫn đến hao hụt trọng lượng và sự phá hoại của vi sinh vật, nấm bệnh. Cả hai yếu tố này đều liên quan mật thiết đến điều kiện tiểu khí hậu trong kho. Vì thế, bảo quản khoai tây là một vấn đề cần thiết và cấp bách để giả quyết vấn đề cung cấp đầy đủ khoai tây phục vụ cho các nhà máy chế biến, tiêu dùng của nhân dân và sản xuất giống cho việc mở rộng diện tích trồng khoai tây.

Kết quả điều tra cho thấy, để giảm bớt sự hao hụt của khoai tây sau thu hoạch bà con nông dân đã sử dụng một số biện pháp bảo quản như sau:

Bảng 4.11 Phương pháp bảo quản khoai tây của nông dân

Phương pháp Hộ Tỷ lệ (%)

Vùi trong tro, cát 8 13,3

Xử lý bằng hóa chất 39 65

Bảo quản lạnh 0 0

Tổng 60 100

(Nguồn: điều tra hộ nông dân, năm2014)

Qua bảng 4.12 cho thấy, để bảo quản khoai tây bà con nông dân đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó phương pháp bảo quản khoai tây bằng hóa chất được bà con nông dân áp dụng nhiều nhất với 65% hộ, phương pháp để giàn chiếm 21,7% hộ, và bảo quản khoai tây bằng vùi trong tro,cát chỉ có 13,3% hộ nông dân sử dụng, do điều kiện của các hộ trồng khoai tây chưa ổn định nên việc bảo quản khoai tây bằng kho lạnh chưa có hộ trồng khoai nào áp dụng.

Kết quả điều tra cho thấy với những phương pháp đơn giản, rẻ tiền và dễ thực hiện như để giàn, vùi trong tro, cát thì được những hộ nông dân sản xuất với quy mô nhỏ sử dụng. Họ sử dụng những nguyên vật liệu mà gia đình có sẵn để bảo quản khoai tây, lượng khoai tây không nhiều nên họ tận dụng những không gian như bếp, nhà chứa để mắc giàn bảo quản khoai tây. Bảo quản khoai tây bằng hóa chất với các loại thuốc chống mọc mầm, diệt nấm, dùng các loại thuốc kích thích, xử lý trước và sau khi thu hoạch, kết hợp với khống chế nhiệt độ, độ ẩm và môi trường để bảo quản khoai phần lớn được các hộ sản xuất khoai tây ở quy mô trung bình và quy mô lớn áp dụng. Bởi vì lượng khoai tây lớn nên họ bảo quản bằng cách xử lý bằng hóa chất nhằm tiết kiệm thời gian và làm giảm bớt tỷ lệ hao hụt của khoai tây. Tuy nhiên, bảo quản khoai tây bằng hóa chất có thể gây độc hại cho người tiêu dùng. Vì vậy, chính quyền và nhân dân xã cần cố gắng hơn nữa để xây dựng được kho lạnh bảo quản giống, khoai tây thương phẩm, tránh thất thoát và hao hụt sản lượng cũng như chất lượng và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Với bà con nông dân, họ là những người lấy công làm lãi. Tham gia vào xây dựng mô hình sản xuất khoai tây Atlantic họ mong muốn có kết quả tốt trong sản xuất, để nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống.

Bảng 4.12 Hiệu quả kinh tế 1 sào khoai tây Atlantic

Chỉ tiêu ĐVT

Khoai tây Atlantic Khoai tây giống khác Số lượng Giá trị

(đồng) Số lượng Giá trị (đồng) 1 Tổng thu 3.900.000 3.609.000 Năng suất Kg 600 3.900.000 401 3.609.000 Củ thương phẩm Kg 450 - 211,3 - Củ nhỏ Kg 94,8 - 119,5 - Khoai loại Kg 55,2 - 70,2 - 2 Tổng chi 1.574.400 1.830.700 Củ giống Kg 53 424000 66 462000 Đạm Kg 11 110000 15 150000 Kali Kg 9,4 112800 15,7 188400 Lân Kg 22,8 159600 28,4 198800 Phân HH khác Kg 0 0 0 0 Thuốc BVTV - 40800 - 111500 Thuê làm đất Công 3 360000 6 720000 LĐ gia đình Công 6,6 792000 10,3 1.236.000 3 Thu nhập HH 2.325.600 1.778.300

(Nguồn: số liệu điều tra hộ năm 2014 và tính toán của tác giả)

Qua bảng 4.13 ta thấy, trên cùng một sào canh tác khoai tây với 2 loại giống khác nhau thì năng suất của khoai tây Atlantic cao hơn năng suất của giống khoai tây bà con vẫn trồng. Với giống khoai tây mà các hộ nông dân vẫn trồng thì để đạt được năng suất trung bình là 401 (kg/sào), trị giá 3.609.000 đồng/sào thì bà con nông dân phải chi hết 1830700 đồng/sào và trung bình thu lãi được 1778300 đồng /sào. Tuy vậy, cũng trên một sào canh tác nhưng trồng với giống khoai tây Atlantic bà con nông dân chỉ cần chi 1574400 đồng/sào đã thu được 3900000 đồng với năng suất trung bình là 600 (kg/sào) và trung bình lãi thu được 2325600 đồng/sào. Theo dõi ở bảng 4.15 ta cũng thấy, khoai tây Atlantic có tỷ lệ củ thương phẩm cao hơn hẳn so với

giống khoai tây khác. Tuy các giống khoai tây bà con thường trồng bán với giá thành cao hơn, giá khoai tây giống thấp hơn khoai tây Atlantic nhưng năng suất của nó lại thấp hơn, chi phí cho việc chăm sóc cũng cao hơn hẳn so với khoai tây Atlantic.

Nguyên nhân dẫn đến năng suất khoai tây Atlantic cao hơn so với khoai tây ở địa phương vẫn trồng là do: Khoai tây Atlantic là giống khoai sạch bệnh, trong suốt quá trình trồng chỉ cần phun 1- 2 lần thuốc BVTV, phù hợp với nhưng điều kiện thời tiết, đất đai ở địa phương và đặc biệt là khoai tây Atlantic được trồng theo kỹ thuật mới (phương pháp làm đất tối thiểu), bà con nông dân được cán bộ khuyến nông đào tạo, tập huấn, hướng dẫn tận tình. Áp dụng kỹ thuật canh tác mới không những năng suất khoai tây tăng cao mà còn tiết kiệm được chi phí và công lao động.

4.1.2.3 Khả năng mở rộng mô hình sản xuất khoai tây Atlantic

Với quỹ đất nông nghiệp cố định, diện tích khoai tây chế biến Atlantic của xã Cảnh Thụy ngày càng tăng lên qua các năm và tốc độ phát triển của năm 2013/ 2012 cao hơn 26,19% của năm 2012/ 2011.

Trong tổng diện tích khoai tây Atlantic có 2 vùng sản xuất (cánh đồng cụm thôn Tây và cánh đồng cụm Tân Mỹ), mỗi năm diện tích lại được chú ý mở rộng vì thế diện tích của mỗi vùng chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong cơ cấu đất nông nghiệp của xã. Diện tích tăng lên như vậy bởi khoai tây được sử dụng nhiều hơn cho ngành công nghiệp chế biến do yêu cầu của các bữa ăn nhanh, bữa ăn nhẹ... trong thị trường ngày càng cao. Đồng thời, cũng có rất nhiều công ty chế biến mọc lên và cần một một khối lượng lớn khoai tây nguyên liệu để sản xuất. Và để có được khối lượng lớn ấy, diện tích khoai tây chế biến không thể không ngày càng nhiều. Hơn nữa, sản xuất khoai tây chế biến Atlantic mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời xã Cảnh Thụy là một

xã có điều kiện thuận lợi về đất đai, hệ thống tươi tiêu phù hợp. Chính vì vậy, người dân trong xã đã và đang tập trung mở rộng, nâng cao diện tích sản xuất.

Bảng 4.13 Diện tích khoai tây Atlantic trong quỹ đất nông nghiệp

Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%)

Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 2013/2012 2012/201 1 Tổng diện tích đất nông nghiệp Ha 611 100 611 100 611 100 100 100

Tổng diện tích khoai tây nguyên liệu

- Cánh đồng khu Tân Mỹ - Cánh đồng cụm thôn Tây

Ha Ha Ha 30 20 10 4,91 3,27 1,64 35 20 15 5,73 3,27 2,46 50 30 20 8,18 4,91 3,27 142,86 150 133,33 116,67 100 150

(Nguồn: Tổng hợp số liệu phòng thống kê, năm 2014)

Với điều kiện thuận lợi, khoai tây chế biến Atlanic đã và đang ngày càng khẳng định hiệu quả kinh tế với các cây trồng khác trong xã Cảnh Thụy cũng như một số nơi khác. Nhận thấy được điều đó, các hộ nông dân trong xã tiến hành sản xuất và mở rộng diện tích.

Từ năm 2011 đến năm 2013 diện tích khoai tây chế biến Atlantic xã Cảnh Thụy liên tục tăng, giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2012 tăng ít hơn so với giai đoạn 2012 đến năm 2013 (ít hơn 10 ha). Với sự tăng lên đó, tổng diện tích khoai tây nguyên liệu trong 3 năm trở lại đây khá cao (đạt 115 ha), trong đó, diện tích năm 2011 chiếm 26,09%, năm 2012 chiếm 30,43% và năm 2013 chiếm tỷ lệ lớn nhất là 43,48%, điều này có thể thấy rằng năm 2013 diện tích đã cao hơn hẳn so với các năm khác.

Diện tích khoai tây Atlantic nguyên liệu cho chế biến của xã Cảnh Thụy ngày càng tăng do:

- Trong những năm sản xuất khoai tây nguyên liệu cho chế biến, loại cây này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với một số cây trồng khác, người dân đã chuyển đổi một số diện tích cây trồng hiệu quả thấp hơn như lúa, ngô, cà chua... sang trồng khoai tây làm nguyên liệu cho chế biến vào sản xuất và thuê thêm đất để mở rộng diện tích.

- Nhu cầu của người tiêu dùng về các ngành chế biến thực phẩm ăn nhanh có nguyên liệu là khoai tây như: khoai tây chiên, khoai tây rán, mì, bim bim... không ngừng tăng lên kéo theo nhu cầu về khoai tây nguyên liệu cũng tăng cao. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu ấy cần phải mở rộng diện tích sản xuất.

- Có sự hỗ trợ, quan tâm đầu tư của Nhà nước và chính quyền địa phương về cơ sở hạ tầng, hỗ trợ giá giống, chuyển giao khoa học kỹ thuật đồng thời tuyên truyền thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân được biết, tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân yên tâm mở rộng diện tích sản xuất.

- Điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi cho cây khoai tây Atlantic sinh trưởng, phát triển tốt và phù hợp với điều kiện canh tác của các hộ sản xuất.

Bảng 4.14 Sự thay đổi diện tích năm 2013 so với năm bắt đầu trồng khoai tây Atlantic năm 2011

Sự thay dổi diện tích Hộ Tỷ lệ (%)

Tăng 40 66,7

Giảm 5 8,3

Không đổi 15 25

Tổng 60 100

(Nguồn: điều tra hộ nông dân, năm 2014)

Có thể thấy rằng so với khi bắt đầu gieo trồng, phần lớn các hộ đều có xu hướng tăng diện tích, chỉ có một phần nhỏ các hộ giảm diện tích sản xuất khoai tây chế biến Atlantic. Số hộ tăng diện tích nhiều gấp 8 lần số hộ giảm diện tích và gấp 2,67 lần so với số hộ có diện tích không đổi. Với các chính sách của nhà nước và địa phương cộnsg với điều kiện thời tiết khí hậu tương đối thuận lợi, sản xuất khoai tây chế biến Atlantic ngày càng có hiệu quả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuyển giao mô hình khoai tây Atlantic tại xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (Trang 71 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w