Tình hình chuyển giao kỹ thuật tiến bộ ở một số nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuyển giao mô hình khoai tây Atlantic tại xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (Trang 32 - 34)

Chuyển giao KTTB là một nội dung chủ yếu trong chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn của các nước trên thế giới nhất là các nước đang phát triển (Chamber, 1990; Daniel, 1997; Niels, 1990). Công tác chuyển giao

KTTB chủ yêu do các cơ quan khuyến nông nhà nước, các viện nghiên cứu nông nghiệp, các tổ chức phát triển và thành phần kinh tế tư nhân tiến hành. Khoa học khuyến nông ra đời hơn 100 năm trước kia (1887) do Richard Moulton – một giảng viên của Đại học Cambridge ở nước Anh khởi xướng. Chương trình khuyến nông bao gồm 4 yếu tố cấu thành: xác định nhu cầu cần giải quyết, xác định kỹ thuật cần được chuyển giao để giải quyết nhu cầu đó, nông dân cần được hướng dẫn và tổ chức khuyến nông. Từ đó khoa học khuyến nông ra đời. Khuyến nông được tổ chức thành hệ thống từ trung ương tới địa phương để giúp nông dân giải quyết các vấn đề khó khăn của chính họ. Các nước Đông Nam châu Á, đều có các cục khuyến nông hay các tổ chức tương tự làm nhiệm vụ khuyến nông. Trung Quốc không tổ chức thành Cục khuyến nông nhưng có Cục Truyền bá kỹ thuật nông nghiệp. Hệ thống khuyến nông được tổ chức rộng khắp. Phương pháp cơ bản trong chuyển giao những năm cuối của thể kỷ 20 là phương pháp nhóm (tập huấn và gặp gỡ, trao đổi và tư vấn). Các Chính phủ của các nước như Phi-lip-pin, Sin-ga-po, Ma- lay-sia, Thái Lan đều thực hiện chính sách trợ giá đầu vào cho nông dân thông qua gắn với chương trình chuyển KTTB. Tuy nhiên, trong nhiều thập kỷ trợ giá, hiệu quả của chương trình khuyến nông không cao. Hiện nay xu hướng chung là công tác chuyển giao KTTB được thực hiện dưới nhiều hình thức thích hợp, giảm dần sự trợ cấp của Chính phủ, tăng cường sự phát huy sự tham gia của nông dân. Theo Robert Chamber (1993), có một số nhược điểm lớn của các chương trình khuyến nông ở các nước phát triển là: tập trung nhiều vào người giàu, nam giới hơn là người nghèo và phụ nữ; tập trung vào vùng gần đường giao thông, đất tốt hơn là vùng xa đô thị, đất đai nghèo nàn, tập trung vào kỹ thuật đơn lẻ là một hệ thống các giải pháp kinh tế kỹ thuật đồng bộ.

Các tác giả như Chamber (1994), Media (1989), Light Foot (1995) và Baker (1988) đã khẳng định: Phần lớn các nghiên cứu trên đều hướng vào

việc xây dựng phương pháp tiếp cận trong chuyển giao KTTB trong nông nghiệp cho nông dân. Từ trước đến giờ, từ khi có khoa học khuyến nông, trên thế giới trải qua các phương thức chuyển giao chủ yếu sau:

- Chuyển giao theo chiều hướng từ trên xuống (kỹ thuật được nghiên cứu ở cơ quan nghiên cứu và đưa thẳng cho nông dân);

- Chuyển giao từ dưới lên;

- Chuyển giao KTTB với tham gia của người dân;

Phương thức cuối cùng ra đời vào những năm đầu của thập kỷ 90 và hiện nay đang được phổ biến. Đây là phương thức tiếp cận gắn kết giữa nhà nghiên cứu, khuyến nông và nông dân để cùng với nông dân giải quyết các vấn đề khó khăn của nông dân. Nhiều nghiên cứu đánh giá chuyển giao KTTB có sự tham gia của người dân là một phương thức tốt nhất đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng (Đỗ Kim Chung, 2005).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuyển giao mô hình khoai tây Atlantic tại xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (Trang 32 - 34)