Đây là một trong những khâu quan trọng của quá trình chuyển giao khoai tây Atlantic tới rộng khắp nông dân sản xuất khoai tây. Trong suốt quá trình hoạt động, công tác tuyên truyền về chuyển giao mô hình khoai tây Atlantic tới bà con nông dân đã được tuyên truyền qua nhiều phương pháp khác nhau.
Các phương tiện thông tin đại chúng là những công cụ giúp cho quá trình chuyển giao khoai tây Atlantic tới rộng khắp nông dân ở các địa phương. Các phương tiên này không chỉ có tác động trực tiếp tới các hộ trồng khoai tây Atlatic mà còn có tác động rất lớn tới nhận thức về giống khoai tây tốt của tất cả các hộ nông dân ở địa phương.
Bảng 4.1 Tỷ lệ và số lượng người dân đã nhận được thông tin tuyên truyền về khoai tây Atlantic qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Kênh cung cấp thông tin Số lượng (hộ) Tỷ lệ(%)
Loa phát thanh thôn, xã 47 78,3
HTX, cán bộ khuyến nông 51 85
Bạn bè, người than 25 41,7
(Nguồn: số hộ điều tra, năm 2014)
Qua bảng 4.1 ta thấy 100% các hộ nông dân được tiếp nhận thông tin từ các kênh: loa phát thanh thôn,xã; HTX, cán bộ khuyến nông; bạn bè và người thân. Qua điều tra hộ cho thấy có 85% các hộ được cung cấp thông tin từ ban HTX và cán bộ khuyến nông, 78,3% hộ nông dân được tiếp nhận thông tin từ hệ thống loa phát thanh của thôn, xã. Từ đây có thể thấy rằng người dân đã quan tâm đến việc tiếp cận những thông tin tiến bộ khoa học – kỹ thuật, bởi những thông tin này giúp ích cho việc mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Để bà con nông dân ứng dụng được tiến bộ khoa học - kỹ thuật, những công nghệ mới vào sản xuất là vấn đề khó khăn, bởi lẽ nhận thức của người nông dân còn hạn chế; trong phương thức sản xuất, canh tác còn nặng hình thức truyền thống, tự phát. Bên cạnh các phương tiện thông tin đại chúng như: tivi, đài, loa phát thanh … dùng để tuyên truyền việc chuyển giao mô hình khoai tây Atlantic đến bà con nông dân thì không thể thiếu được ban HTX, những cán bộ khuyến nông đã đồng hành cùng người nông dân để chia sẻ những thuận lợi, khó khăn trên con đường hướng tới phát triển một nền nông nghiệp hiệu quả và bền vững, có khoảng 85% các hộ nông dân được cán bộ khuyến nông trực tiếp tuyên truyền. Ban đầu, khâu vận động các hộ dân tham gia xây dựng mô hình khoai tây Atlantic gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bằng tất cả tâm huyết, những người làm công tác khuyến nông đã vận dụng
các phương pháp vận động như: khuyến khích hỗ trợ, giám sát quá trình sản xuất..., tư vấn, giải thích cặn kẽ cho bà con nông dân.
Hiện nay, toàn xã có 100 % các thôn có hệ thống loa phóng thanh. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc thực hiện công tác chuyển giao mô hình khoai tây Atlantic qua hệ thống này. Qua tìm hiểu thực tế, việc sử dụng loa phóng thanh để giới thiệu về những tấm gương nông dân đã thành công trong mô hình sản xuất khoai tây Atlantic và đặc biệt là hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, chăm sóc, thông báo về tình hình sâu bệnh, cách sử dụng thuốc BVTV, cách bón phân… đã thu hút 78,3% các hộ nông dân quan tâm . Tuy nhiên, mới chỉ dừng lại là những thông báo đơn thuần, tần suất phát thanh dành cho truyền bá về mô hình khoai tây Atlantic còn ít. Nội dung của chương trình chưa đáp ứng được nhu cầu của của bà con, những thông tin còn chung chung và khó hiểu, không mới mẻ, chưa có tính hấp dẫn với bà con.
Hộp 4.1 Nông dân theo dõi phương tiện thông tin đại chúng
CÁC CHƯƠNG TRÌNH RẤT BỔ ÍCH
Khi nghe các chương trình đào tạo, tập huấn kỹ thuật qua loa phát thanh của thôn mà chúng tôi hiểu biết thêm được về khoa học kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản khoai tây Atlantic.
Nguồn PV: Bà Hoàng Thị Nga, thôn Nhất, Cảnh Thụy, Yên Dũng, BG
Xem cái thông tin quảng cáo về khoai tây Atlantic tôi thấy rất hấp dẫn
Nguồn PV:Ông Phạm Trọng Hải, thôn Tân Mỹ, Cảnh Thụy, Yên Dũng, BG
CẦN CỤ THỂ VÀ MỚI MẺ HƠN
Một số chương trình đào tạo vẫn chung chung, chưa cụ thể và mới mẻ cho bà con ứng dụng.
Nguồn PV: Ông Trần Đình Văn, thôn Đông, Cảnh Thụy, Yên Dũng, BG
Như vậy, để phương pháp chuyển giao mô hình sản xuất khoai tây Atlantic qua các phương tiện thông tin đại chúng đem lại hiệu quả cao thì các
chương trình đó cần được phát thường xuyên và nôi dụng các chương trình phải có tính thiết thực và hấp dẫn, thực sự lôi cuốn bà con nông dân.