Thực trạng áp dụng mô hình sản xuất khoai tây của hộ nông dân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuyển giao mô hình khoai tây Atlantic tại xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (Trang 27 - 30)

1) Áp dụng kỹ thuật từ mô hình vào sản xuất của nông dân  Làm đất

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng: Làm đất là một giảp pháp kỹ thuật có tính ưu việt nếu làm theo đúng yêu cầu và kỹ thuật.

Khoai tây là loại cây trồng có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Mỗi loại đất là có cách cải tạo riêng để phù hợp với cây trồng. Để cho năng suất của khoai tây được tăng cao thì nên chọn đất cát phát, thịt nhẹ, nhiều chất hữu cơ, dễ thoát nước, pH = 5,5- 6,0. Không nên trồng khoai tây trên những chân đất trước đó đã trồng cây cùng họ như cà chua, ớt ... Trước khi trồng khoai tây đất phải được dọn sạch cỏ, cày bừa kỹ. Làm luống đôi 120 - 140 cm cả rãnh hoặc luống đơn 70 - 80 cm. Rạch hàng dọc, hai hàng cách nhau 35 - 40 cm.

Sử dụng phân bón

Khoai tây có nhu cầu cao đối với các chất dinh dưỡng, năng suất khoai tây phụ thuộc nhiều vào dinh dưỡng đất và khả năng cung cấp của con người. Đạm, lân, kali tác động rất mạnh đến quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất khoai tây. Hiệu quả của việc bón phân còn phụ thuộc vào liều lượng và kỹ thuật bón. Vì vậy với mỗi vùng, mỗi loại đất, loại giống cần có liều lượng, thời gian và phương pháp thích hợp.

Phân bón và kỹ thuật bón phân làm ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất khoai tây. Để khoai tây cho năng suất và hiệu quả cần có chế độ bón phân tích hợp cho từng giống. Với giống khoai tây Atlantic người ta sử dụng 10 – 12 kg phân đạm Urea, phân lân là 20 – 25 kg, phân kali 8 – 10 kg và có sử dụng 700 – 800 kg phần chuồng. Hiện nay trên thị trường có phân NPK chuyên dùng cho khoai tây song để đảm bảo củ thương phẩm cần bón thêm 2 kg kali/sào.

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần thực hiện 4 nguyên tắc để hạn chế những tác động tiêu cực và khai thác tốt nhất hiệu quả các loại thuốc nông dùng trong nông nghiệp.

•Đúng thuốc: Thuốc BVTV được sản xuất thành nhiều chủng loại, nếu không được sử dụng đúng vừa không hiệu quả mà còn gây lãng phí, ô nhiễm môi trường;

•Đúng liều lượng, nồng độ: Nồng độ, liều lượng được hướng dẫn trên nhãn thuốc còn được căn cứ vào độ an toàn cho nông sản, môi trường. Do vậy, khi sử dụng, bà con nông dân không được tự ý tăng hoặc giảm liều lượng, nồng độ đã quy định;

• Đúng lúc: Xác định đúng thời điểm cần phun thuốc đòi hỏi phải nắm chắc các quy luật phát sinh, phát triển của dịch hại. Cần theo dõi, điều tra chiều hướng phát triển của dịch hại để xác định thời điểm xử lý đúng nhất. Nếu điều kiện thuận lợi, dịch hại bùng phát nhanh thì cần phải ngăn chặn sớm;

•Đúng cách: Đối với từng loại thuốc BVTV đều được hướng dẫn sử dụng từng thuốc và đa dạng thuốc. Chế phẩm dạng bột, thấm nước, dạng sữa phải pha với nước; dạng hạt, viên nhỏ thì rải vào đất; có dạng để phun mù, phun sương với lượng rất nhỏ hoặc có dạng thuốc chỉ để xông hơi, khử trùng kho tàng ... Đa số thuốc BVTV trong trồng trọt thuộc dạng pha với nước hoặc rải vào đất. Cách phun thuốc cũng có hướng dẫn và cần tuân thủ chặt chẽ;

Thực tế cho thấy khoai tây thường mặc các bệnh như bệnh rệp sáp, héo xanh, bệnh mốc sương, bệnh lỡ cổ rễ. Để phòng ngừa cần kiểm tra thường xuyên và sử dụng thuốc BVTV đúng bệnh, đúng lúc, đúng liều lượng và đúng

cách. Đối với bệnh rệp sáp nên sử dụng thuốc Supracide 40EC (15-20 ml/10 lít nước); bệnh héo xanh thì sử dụng củ giống sạch bệnh, luân canh cây khác họ cà, thường xuyên thăm đồng phát hiện cây bị bệnh nhổ và tiêu hủy đồng thời rắc vôi bột ngay vào gốc cây bị bệnh hạn chế lây lan; để chống bệnh mốc sương có thể dùng các thuốc Mancozeb 80WP (20g/10 lít nước), Ridomil MZ72 (20g/10 lít nước)… để phun phòng, phòng khi thấy trời ẩm nhiều, có sương hoặc bón phân cân đối NPK, không nên bón đạm muộn; với bệnh lỡ cổ rễ, không dùng rạ rơm của các ruộng bị nhiễm bệnh khô vằn nặng phủ cho khoai tây, khi bệnh chớm xuất hiện phun các loại thuốc Valydacin (20-30g/10 lít nước), Anvil 5SC (10-20ml/10 lít nước)…

Thu hoạch và bảo quản khoai tây

Ở các nước phát triển các biện pháp hiện đại được áp dụng để bảo quản khoai tây: bảo quản bằng chiếu xạ, bảo quản lạnh hay bảo quản bằng hóa chất… làm giảm hao hụt xuống dưới 5%.

Từ nhiều năm nay khoai tây đã trở thành một trong những cây trồng chính trong vụ đông ở miền bắc nước ta và được gieo trồng ở cả 3 vùng đồng bằng, trung du và miền núi. Trong quá trình bảo quản, ước tính tỷ lệ hao hụt cảu khoai tây có lúc lên tới 40% mà nguyên nhân lớn nhất là do sự xâm nhập, phá hoại của vi sinh vật gây thối, do việc giảm hàm lượng nước, do những biến đổi sinh lý, sinh hóa nảy sinh trong quá trình bảo quản.

Hiện nay ở nước ta biện pháp phổ biến nhất là bảo quản lạnh, để giàn, vùi trong tro, trong cát, xử lý hóa chất (thuốc chống mọc mầm, diệt nấm, chất điều hòa sinh trưởng…) Dùng các loại thuốc kích thích, xử lý trước và sau khi thu hoạch, kết hợp với khống chế nhiệt độ, độ ẩm và môi trường để bảo quản khoai tây ở qui mô vừa hoặc hộ gia đình, đơn giản, rẻ tiền và dễ thực hiện đã cho hiệu quả bảo quản cao.

2) Hiệu quả kinh tế sản xuất khoai tây Atlantic

Hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp: là tổng hợp các hao phí về lao động và lao động vật chất hóa để sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp. Nó thể hiện bằng cách so sánh kết quả sản xuất đạt được với khối lượng chi phí lao

động và chi phí vật chất bỏ ra. Lúc đó ta phải tính đến việc sử dụng đất đai và nguồn dự trữ vật chất lao động hay nguồn tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp (vốn sản xuất, vốn lao động, vốn đất đai). Nghĩa là tiết kiệm tối đa các chi phí mà thực chất là hao phí lao động để tạo ra một đơn vị sản phẩm.

Theo Farell (1957) và một số nhà kinh tế học thì chúng ta chỉ tính được hiệu quả kinh tế một cách đầy đủ theo nghĩa tương đối: “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế trong đó sản xuất đạt được cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ”.

Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phầm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Như vậy, hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất, nó chỉ ra một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm.

Hiệu quả phân bổ (hiệu quả giá) là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào. Khi nắm được giá của các yếu tố đầu vào, đầu ra người ta sẽ sử dụng các yếu tố đầu vào theo một tỷ lệ nhất định để đạt được lợi nhuận tối đa. Thực chất của hiệu quả phân bổ, chính là hiệu quả kỹ thuật có tính đến giá của các yếu tố đầu vào và đầu ra, hay chính là hiệu quả về giá.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuyển giao mô hình khoai tây Atlantic tại xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w