Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển giao mô hình khoai tây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuyển giao mô hình khoai tây Atlantic tại xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (Trang 30 - 32)

Kinh nghiệm chuyển giao KTTB của các nước châu Á, châu Phi, kết quả của một số nghiên cứu về chuyển giao công nghệ và thực tiễn nước ta đã chỉ ra 6 nhóm nhân tố cơ bản sau đây quyết định tới sự thành công của công tác chuyển giao:

Thứ nhất, chính sách của chính phủ

Chính sách của Chính phủ về phát triển nông nghiệp và nông thôn, về công tác chuyển giao KTTB trong nông nghiệp có tác động lớn đến hình

thành hệ thống, phương thức và kết quả, hiệu quả chuyển giao. Các công cụ chính sách cho chuyển giao bao gồm chính sách đầu tư cho khuyến nông, chính sách cán bộ chuyển giao, nhất là cán bộ khuyến nông, chính sách trợ giá đầu vào (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cải tạo đất, thủy lợi) để nông dân tiếp thu được kỹ thuật mới chính sách phát triển nguồn nhân lực cho các địa phương và cộng đồng. Xu hướng chung là chính sách cho chuyển giao KTTB nhằm phát huy cao độ vai trò của các thành phần kinh tế nhất là kinh tế tư nhân, nội lực của cộng đồng, kết hợp sự hỗ trợ hợp lý ở bên ngoài cộng đồng (Đỗ Kim Chung, 2005).

Thứ hai, năng lực hệ thống khuyến nông ở địa phương

Với điều kiện chính trị và xã hội của hệ thống tổ chức khuyến nông cơ sở, năng lực của cán bộ khuyến nông, phương pháp khuyến nông, khả năng về tổ chức và sự kết hợp của các cơ quan liên đới trong chuyển giao, hệ thống khuyến nông càng được tổ chức phù hợp với tập quán văn hóa – xã hội của cộng đồng bao nhiêu thì hiệu quả của chuyển giao càng cao bấy nhiêu. Kiến thức và sự hiểu biết cán bộ khuyến nông về KTTB mà họ chuyển giao cho nông dân, khả năng am hiểu nông dân, khả năng phân tích vấn đề và cùng nông dân xây dựng giải pháp, sự vận dụng có hiệu quả các phương pháp khuyến nông và khả năng vận động quần chúng quyết định rất lớn tới sự thành công của công tác chuyển giao (Đỗ Kim Chung, 2005).

Thứ ba, công tác lập kế hoạch khuyến nông

Kế hoạch khuyến nông bao gồm việc xác định đúng nhu cần của nông dân cần giải quyết, xác định các giải pháp phù hợp với người dân, tổ chức tốt nguồn nhân lực để thực hiện đánh giá, rà soát và hoàn thiện quy trình kỹ thuật và công nghệ có ảnh hưởng lớn tới nông dân. Xu hướng chung là các nước đang phát triển áp dụng phương pháp kế hoạch khuyến nông có sự tham gia của dân vào các hoạt động chuyển giao (Đỗ Kim Chung, 2005).

KTTB giúp nông dân giải quyết được khó khăn của họ, phù hợp với nhu cầu của dân và thị trường, phù hợp với khả năng đầu tư, trình độ sử dụng của nông dân thì công tác chuyển giao dễ thành công hơn. Xu hướng chung, ở những vùng sản xuất nông nghiệp còn khó khăn (đất dốc, canh tác nhờ nước trời là chủ yếu) ở các nước đang phát triển là KTTB chuyển giao nên là đơn giản, tốn ít đầu tư, phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương (Đỗ Kim Chung, 2005).

Thứ năm, các nhân tố thuộc về nông dân

Các nhân này bao gồm các khả năng về vốn đầu tư, khả năng kiến thức của nông dân, hình thức tổ chức sản xuất, trình độ văn hóa, giới tính, lứa tuổi, kinh nghiệm, sự tiếp xúc xã hội (tham gia các tổ chức như câu lạc bộ khuyến nông, nhóm sở thích…) hơn nữa ở miền núi, các yếu tố văn hóa, tập tục địa phương của các dân tộc khác nhau cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự tiếp thu và ứng dụng KTTB của nông dân. Khả năng giao tiếp xã hội và cộng đồng của nông dân như sự tiếp xúc với cán bộ khuyến nông, tiếp xúc với nguồn thông tin đại chúng với hàng xóm bạn bè cũng là những nhân tố ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả của công tác chuyển giao, các nhân tố này cũng quyết định tới sự thành công của công tác chuyển giao.

Thứ sáu, đặc điểm cộng đồng mà kỹ thuật tiến bộ được chuyển giao tới

Cấu trúc làng xã, họ tộc, phân bố dân cư, sự gần các đường giao thông và sự tiện lợi của thị trường cũng ảnh hưởng lớn tới kết quả của quá trình chuyển giao KTTB tới nông dân (Đỗ Kim Chung, 2005).

2.2 Cơ sở thực tiễn về chuyển giao mô hình sản xuất khoai tây phục vụ cho chế biến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuyển giao mô hình khoai tây Atlantic tại xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (Trang 30 - 32)