Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuyển giao mô hình khoai tây Atlantic tại xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (Trang 49 - 96)

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Để tiến hành thực hiện đề tài, tôi điều tra tại xã Cảnh thụy vì xã có những điều kiện tốt để chuyển giao và mở rộng mô hình sản xuất khoai tây Altantic.

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1 Thông tin thứ cấp

Bảng 3.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Stt Thông tin thu tập Nguồn thu thập Phương pháp thu thập

1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển giao mô hình khoai tây ở Việt Nam và Thế giới

Sách, báo, luận văn, luận án và internet có liên quan.

Tra cứu và chọn lọc thông tin

2 Thông tin về đặc điểm địa bàn nghiên cứu: điều kiện tự nhiên, kinh kế, xã hội... tại xã Cảnh thụy huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang

Phòng thống kê, phòng kinh tế, phòng địa chính trong xã, và các trang web có liên quan.

Tra cứu, tổng hợp từ các báo cáo.

3 Năng suất, sản lượng, diện tích gieo trồng khoai tây nguyên liệu cho chế biến ở xã Cảnh Thụy,huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.

Các phòng thống kê, trạm khuyến nông, internet có liên quan

Tra cứu, tổng hợp từ các nguồn.

Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua điều tra các hộ nông dân: chúng tôi tiến hành điều tra 60 hộ sản xuất khoai tây. Các hộ được điều tra là những hộ tham gia vào hoạt động chuyển giao. Họ là những người hưởng lợi trực tiếp trong quá trình chuyển giao. Thông qua phiếu điều tra đã thu thập được các thông tin về: các thông tin cơ bản về các hộ điều tra và các kết quả chuyển giao mô hình khoai tây Atlantic cụ thể tới các hộ nông dân tại điểm nghiên cứu. Phiếu điều tra được thiết kế và bổ sung lại cho phù hợp với thực tế sau khi đã điều tra thử và tham khảo ý kiến của một số cán bộ chuyển giao ở xã.

Ngoài ra, thông tin sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn 3 lãnh đạo địa phương và 2 cán bộ làm công tác chuyển giao mô hình khoai tây Atlantic, chủ nhiệm HTX. Phỏng vấn để thu thập được thông tin về: Phương thức tiếp cận trong chuyển giao mô hình sản xuất khoai tây Atlantic; Cơ quan tổ chức chuyển giao; Tổ chức chuyển giao mô hình khoai tây Atlantic tới nông dân; Các ý kiến đóng góp, những mong muốn và đề nghị…

3.2.3 Phân tích và xử lý số liệu

Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích số liệu như sau:

- Thống kê mô tả : dùng để so sánh các mô hình chuyển giao, so sánh giữu các vùng sinh thái, so sánh giữa các năm, tình hình trước và sau khi chuyển giao mô hình khoai tây Atlantic. Đồng thời sử dụng để mô tả các thông tin chung của các hộ điều tra, tình hình sản xuất khoai tây và nhận thức của chủ hộ về sản xuất khoai tây Atlantic…

- Phương pháp phân tích, so sánh: dùng để so sánh các chỉ tiêu quan trọng như diện tích trồng khoai tây, diện tích trồng khoai tât Atlantic, năng suất, số hộ trồng khoai tây Atlantic, các kết quả chuyển giao.

3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong đề tài

a. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả

•Số lớp tập huấn, đào tạo nông dân được tổ chức về chuyển giao mô hình khoai tây Atlantic trong từng năm. Chỉ tiêu này cho biết những lợi thế của xã để phát triển mở rộng mô hình sản xuất khoai tây Atlantic.

•Lượt người tham gia tập huấn, đào tạo. Chỉ tiêu này cho biết số lượng nông dân tham gia trong các đợt tập huấn, đào tào.

•Số lượng mô hình sản xuất khoai tây Atlantic trong từng năm và tính chung cho 3 năm 2011- 2013. Chỉ tiêu này dùng đánh giá mặt được và chưa được trong phương pháp chuyển giao.

•Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm và dịch vụ mà các hộ sản xuất khoai tây thu được trong 1 năm, tính cho 1 hộ hoặc 1 diện tích gieo trồng.

GO= ∑Qi. Pi Trong đó: Qi là khối lượng sản phẩm thứ i Pi là giá trị của sản phẩm thứ i tương ứng

+ Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất như giống, phân bón, làm đất, bảo vệ thực vật...

+ Giá trị gia tăng (VA): Là phần chênh lệch giữa giá trị sản xuất ra trên một đơn vị diện tích và phần chi phí được sử dụng trong quá trình sản xuất.

VA= GO- IC

+ Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túycủa người sản xuất hay nó là phần còn lại của giá trị gia tăng sau khi trừ đi khấu hao tài sản cố định và thuế.

MI=VA- (A+ T) – LĐ (thuê nếu có)

Trong đó: A là giá tr kh u hao tài s n c nh. T là thuế nông nghiệp

LĐ là lao động thuê b Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả

- Năng suất/sào của khoai tây Atlantic trên địa bàn xã.

- Giá trị sản xuất (GO) bình quân trên chi phí trung gian (IC) trên 1sào khoai tây nguyên liệu Atlantic.

- Thu nhập hỗn hợp (MI) bình quân trên chi phí trung gian (IC) trên 1 sào khoai tây nguyên liệu Atlantic.

PHẦN IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Tình hình chuyển giao mô hình khoai tây Atlantic

4.1.1 Tổ chức thực hiện chuyển giao mô hình sản xuất khoai tây Atlantic

KTTB chuyển giao tới nông dân hiệu quả hay không thì đòi hỏi phải được tổ chức thực hiện theo một quy trình nhất định. Chuyển giao mô hình sản xuất khoai tây chế biến Atlantic cũng giống như chuyển giao KTTB. Để nông dân tích cực tham gia xây dựng mô hình sản xuất khoai tây chế biến Atlantic cán bộ chuyển giao cùng ban HTX và cán bộ khuyến nông đã tổ chức thực hiện như sau.

4.1.1.1 Công tác tuyên truyền

Đây là một trong những khâu quan trọng của quá trình chuyển giao khoai tây Atlantic tới rộng khắp nông dân sản xuất khoai tây. Trong suốt quá trình hoạt động, công tác tuyên truyền về chuyển giao mô hình khoai tây Atlantic tới bà con nông dân đã được tuyên truyền qua nhiều phương pháp khác nhau.

Các phương tiện thông tin đại chúng là những công cụ giúp cho quá trình chuyển giao khoai tây Atlantic tới rộng khắp nông dân ở các địa phương. Các phương tiên này không chỉ có tác động trực tiếp tới các hộ trồng khoai tây Atlatic mà còn có tác động rất lớn tới nhận thức về giống khoai tây tốt của tất cả các hộ nông dân ở địa phương.

Bảng 4.1 Tỷ lệ và số lượng người dân đã nhận được thông tin tuyên truyền về khoai tây Atlantic qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Kênh cung cấp thông tin Số lượng (hộ) Tỷ lệ(%)

Loa phát thanh thôn, xã 47 78,3

HTX, cán bộ khuyến nông 51 85

Bạn bè, người than 25 41,7

(Nguồn: số hộ điều tra, năm 2014)

Qua bảng 4.1 ta thấy 100% các hộ nông dân được tiếp nhận thông tin từ các kênh: loa phát thanh thôn,xã; HTX, cán bộ khuyến nông; bạn bè và người thân. Qua điều tra hộ cho thấy có 85% các hộ được cung cấp thông tin từ ban HTX và cán bộ khuyến nông, 78,3% hộ nông dân được tiếp nhận thông tin từ hệ thống loa phát thanh của thôn, xã. Từ đây có thể thấy rằng người dân đã quan tâm đến việc tiếp cận những thông tin tiến bộ khoa học – kỹ thuật, bởi những thông tin này giúp ích cho việc mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Để bà con nông dân ứng dụng được tiến bộ khoa học - kỹ thuật, những công nghệ mới vào sản xuất là vấn đề khó khăn, bởi lẽ nhận thức của người nông dân còn hạn chế; trong phương thức sản xuất, canh tác còn nặng hình thức truyền thống, tự phát. Bên cạnh các phương tiện thông tin đại chúng như: tivi, đài, loa phát thanh … dùng để tuyên truyền việc chuyển giao mô hình khoai tây Atlantic đến bà con nông dân thì không thể thiếu được ban HTX, những cán bộ khuyến nông đã đồng hành cùng người nông dân để chia sẻ những thuận lợi, khó khăn trên con đường hướng tới phát triển một nền nông nghiệp hiệu quả và bền vững, có khoảng 85% các hộ nông dân được cán bộ khuyến nông trực tiếp tuyên truyền. Ban đầu, khâu vận động các hộ dân tham gia xây dựng mô hình khoai tây Atlantic gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bằng tất cả tâm huyết, những người làm công tác khuyến nông đã vận dụng

các phương pháp vận động như: khuyến khích hỗ trợ, giám sát quá trình sản xuất..., tư vấn, giải thích cặn kẽ cho bà con nông dân.

Hiện nay, toàn xã có 100 % các thôn có hệ thống loa phóng thanh. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc thực hiện công tác chuyển giao mô hình khoai tây Atlantic qua hệ thống này. Qua tìm hiểu thực tế, việc sử dụng loa phóng thanh để giới thiệu về những tấm gương nông dân đã thành công trong mô hình sản xuất khoai tây Atlantic và đặc biệt là hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, chăm sóc, thông báo về tình hình sâu bệnh, cách sử dụng thuốc BVTV, cách bón phân… đã thu hút 78,3% các hộ nông dân quan tâm . Tuy nhiên, mới chỉ dừng lại là những thông báo đơn thuần, tần suất phát thanh dành cho truyền bá về mô hình khoai tây Atlantic còn ít. Nội dung của chương trình chưa đáp ứng được nhu cầu của của bà con, những thông tin còn chung chung và khó hiểu, không mới mẻ, chưa có tính hấp dẫn với bà con.

Hộp 4.1 Nông dân theo dõi phương tiện thông tin đại chúng

CÁC CHƯƠNG TRÌNH RẤT BỔ ÍCH

Khi nghe các chương trình đào tạo, tập huấn kỹ thuật qua loa phát thanh của thôn mà chúng tôi hiểu biết thêm được về khoa học kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản khoai tây Atlantic.

Nguồn PV: Bà Hoàng Thị Nga, thôn Nhất, Cảnh Thụy, Yên Dũng, BG

Xem cái thông tin quảng cáo về khoai tây Atlantic tôi thấy rất hấp dẫn

Nguồn PV:Ông Phạm Trọng Hải, thôn Tân Mỹ, Cảnh Thụy, Yên Dũng, BG

CẦN CỤ THỂ VÀ MỚI MẺ HƠN

Một số chương trình đào tạo vẫn chung chung, chưa cụ thể và mới mẻ cho bà con ứng dụng.

Nguồn PV: Ông Trần Đình Văn, thôn Đông, Cảnh Thụy, Yên Dũng, BG

Như vậy, để phương pháp chuyển giao mô hình sản xuất khoai tây Atlantic qua các phương tiện thông tin đại chúng đem lại hiệu quả cao thì các

chương trình đó cần được phát thường xuyên và nôi dụng các chương trình phải có tính thiết thực và hấp dẫn, thực sự lôi cuốn bà con nông dân.

4.1.1.2 Đào tạo và tập huấn nông dân

Tài liệu tập huấn, hướng dẫn sản xuất khoai tây

Bên cạnh những kiến thức được truyền bá tới bà con nông dân thông qua các cán bộ chuyển giao, các hoạt động tập huấn, phương tiện thông tin đại chúng như: theo dõi tivi, đài phát thanh thì các tài liệu tập huấn: sách, báo, các tờ rơi… cũng có vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển giao mô hình khoai tây Atlantic cho bà con nông dân.

Bảng 4.2 Nhận xét của người dân về chất lượng và số lượng các tài tiệu tập huấn STT Chỉ tiêu Số hộ đánh giá tài liệu tập huấn (hộ) Tỷ lệ (%) Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt 1 - - -

Chất lượng tài liệu

Nội dung cụ thể Trình bày dễ hiểu Hình ảnh phong phú 48 35 54 12 25 6 80 58,3 90 20 41,7 10

2 Số lượng tài liệu 60 0 100 0

(Nguồn: số hộ điều tra, năm 2014) Do nông dân thường là những người có trình độ học vấn thấp, ít được tiếp cận thông tin thị trường, có tính bảo thủ nên việc cung cấp các tài liệu cho việc tập huấn chuyển giao mô hình sản xuất là rất cần thiết. Qua bảng 4.2 cho thấy 100% các hộ điều tra đã được đáp ứng đầy đủ số lượng tài liệu chuyển giao mô hình. Về chất lượng tài liệu có 80% hộ cho rằng nội dung của tài liệu là đầy đủ, 58, 3% hộ nói tài liệu tập huấn trình bày dễ hiểu và 90% hộ nông dân thấy tài liệu được phát có hình ảnh rất phong phú. Như vậy, ta có thể thấy việc cung cấp tài liệu tập huấn cho quá trình chuyển giao mô hình sản

xuất khoai tây Atlantic được chuẩn bị rất đầy đủ và phù hợp với trình độ nhận thức của bà con nông dân.

Bên cạnh những hộ cho rằng chất lượng tài liệu đã đáp ứng về nội dung, hình ảnh, hình thức trình bày thì có khoảng 41,7% các hộ thấy tài liệu chưa đáp ứng về phương pháp trình bày, 20% hộ thấy nội dung tài liệu chưa đáp ứng được nhu cầu của họ. Họ cho rằng tài liệu tập huấn còn đơn giản, không chuyên sâu so với những loại tài liệu khác như sách hướng dẫn kỹ thuật, hình thức trình bày nội dung tập huấn chưa thực sự rõ ràng và dễ hiểu. Những hộ nông dân này yêu cầu các tài liệu tập huấn về nội dùng và hình thức trình bày cần cụ thể và đa dạng hơn nữa. Như vậy, khi áp dụng những kiến thức chuyển giao vào thực tế sản xuất bà con nông dân sẽ thấy dễ dàng và hiểu về phương thức sản xuất mới.

Qua việc tìm hiểu nhu cầu về chất lượng và số lượng các tài tiệu tập huấn của các hộ ta thấy số lượng và chất lượng tài liệu đã đáp ứng được hầu hết nhu cầu của hộ nông dân (số lượng đã đáp ứng 100%, chất lượng tài liệu đáp ứng đạt khoảng 79, 43%). Tuy nhiên việc trình bày tài liệu chỉ đáp ứng được 58, 3% hộ, điều này cho thấy cần phải đổi mới cách trình bày, đa dạng hóa cách trình bày tài liệu,sử dụng ngôn ngữ dể hiểu phù hợp với nhận thức của bà con nông dân.

Triển khai các lớp tập huấn kỹ thuật

Trên thực tế sản xuất khoai tây, bà con nông dân đã có nhiều kinh nghiệm truyền thống trong sản xuất. Tuy vậy, cũng có nhiều phương thức sản xuất còn lạc hậu và nhận thức về giống, sâu bệnh hại, bảo quản… của nhiều bà con nông dân còn thấp. Chính vì vậy, dự án chuyển giao mô hình sản xuất khoai tây Atlantic đã phối hợp với ban HTX tổ chức nhiều lớp tập huấn ngắn hạn về khoai tây cho cán bộ khuyến nông và các hộ nông dân để phổ biến kỹ thuật trồng và chăm sóc khoai tây Atlantic. Với mong muốn thông qua lớp tập huấn:

- Nông dân sẽ hiểu rõ tầm quan trọng của việc sản xuất khoai tây Atlantic. Thông qua đó làm tăng năng suất khoai tây;

- Bản thân nông dân sẽ tự trang bị cho mình về kiến thức trồng khoai tây Atlantic, thông qua đó chính họ sẽ là nhưng nhân tố để chuyển giao, giới thiệu cho những nông dân khác;

Sau đây là một số kết quả về công tác tổ chức tập huấn cho nông dân

Bảng 4.3 Kết quả lớp tập huấn được tổ chức năm 2011- 2013 Năm Đơn vị

tổ chức Nội dung tập huấn

Số lớp Số hộ tham gia 2011 Dự án Xây dựng cánh đồng mẫu lớn

- Kỹ thuật sản xuất khoai tây - Kỹ thuật chăm sóc và bảo quản

4 5 400 550 2012 HTX Cảnh Thụy

- Kỹ thuật trồng khoai tây Atkantic - Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh 3 4 150 200 2013 HTX Cảnh Thụy

- Kỹ thuật bổ củ và trồng khoai tây - Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và bảo quản khoai tây

5 7

250 350

(Nguồn: Báo cáo công tác khuyến nông xã, năm 2014)

Bên cạnh sự hỗ trợ tổ chức các lớp tập huấn của dự án phát triển, nhận thấy rõ được hiệu quả của việc chuyển giao mô hình khoai tây Atlantic, ban HTX và cán bộ khuyến nông cũng chủ động kết hợp với từng địa phương để tổ chức các lớp tập huấn cho bà con nông dân tại địa phương đó. Qua bảng 4.3 ta thấy số lượng lớp tập huấn sản xuất khoai tây Atlantic được các địa phương chủ động tổ chức ngày càng tăng. Năm 2012 tổng số lớp tập huấn là 7 lớp, với 350 người tham gia. Đến năm 2013 số lượng các lớp tập huấn tăng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuyển giao mô hình khoai tây Atlantic tại xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (Trang 49 - 96)