Tình hình chuyển giao KTTB trong nông nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuyển giao mô hình khoai tây Atlantic tại xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (Trang 34 - 36)

Những năm qua nội dung chuyển giao KTTB tập trung chủ yếu vào phổ biến áp dụng cây trồng vật nuôi tiến bộ, phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp. Một số nơi đã chuyển giao các KTTB về công nghệ sau thu hoạch, bảo quản nông sản phục vụ cho nông dân. Tuy nhiên, trọng tâm là chuyển giao các KTTB về giống mới, ưu thế lai cho nông dân.

Về phương pháp khuyến nông, hệ thống chuyển giao của ta đã áp dụng khá đủ các phương pháp bao gồm xây dựng mô hình trình diễn, tập huấn, tham qua, hội nghị đầu bờ, biên soạn tài liệu phổ biến, phát trên vô tuyến truyền hình. Tuy nhiên, phương pháp mô hình trình diễn và tập huấn vẫn là chính (Lê Hưng Quốc, 2001; Bộ NN & PTNT, 2002).

Trong những năm gần đây đã nổi lên một số mô hình chuyển giao đáng chú ý: Viện lúa ĐBSCL, Viện Ngô, Công ty Lương thực miền Nam, miền Bắc, công ty Bông Việt Nam, công ty Chè Việt Nam, công ty Điều, công ty Cao su, công ty Rau quả, công ty Mía đường Lam Sơn, Quảng Ngãi, công ty

Thức ăn gia súc CP rất thành công trong chuyển giao KTTB tới nông dân (Lê Hưng Quốc, 2001 và 2002).

Có thể tóm tắt các mô hình chuyển giao thành các dạng sau:

•Mô hình khuyến nông – Nông dân là mô hình khuyến nông nhà nước phối hợp với nông dân thực hiện chuyển giao;

•Mô hình doanh nghiệp – khuyến nông – nông dân là mô hình chuyển giao có sự tham gia của doanh nghiệp;

•Mô hình ngân hàng – khuyến nông – nông dân là mô hình chuyển giao có sự tham gia của ngân hàng trong hỗ trợ và quản lý vốn vay;

•Mô hình doanh nghiệp + mô hình ngân hàng là mô hình khuyến nông, doanh nghiệp, ngân hàng cùng liên kết với nông dân để sản xuất ra hàng hóa (Lê Hưng Quốc, 2002);

Các mô hình trên được phát triển thành “liên kết 5 nhà” để sản xuất hành hóa (Nhà khoa học và nhà khuyến nông chuyển giao KTTB cho nhà nông, nhà nông làm ra hàng hóa nông nghiệp, nhà doanh nghiệp tiêu thụ và chế biến sản phẩm nông nghiệp, nhà ngân hàng cung cấp vốn cho việc ứng dụng KTTB vào sản xuất và nhà nước hình thành khung chính sách cho chuyển giao và sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hóa) (Đỗ Kim Chung, 2002). Ngày 3-4/1/2003, Bộ NN & PTNT chính thức khẳng định: Một trong những hướng cơ bản của chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp là thực hiện liên kết 4 nhà (trong đó ngân hàng được coi là doanh nghiệp kinh doing tiền tệ) (Bộ NN & PTNT, 2003). Theo Bộ NN & PTNT có ba vấn đề cơ bản tạo ra bước đột phá trong nông nghiệp và nông thôn năm 2003: Một là quy hoạch đúng phù hợp với lợi thế so sánh của địa phương, nhu cầu của thị trường và hình thành vùng sản xuất hàng hóa. Hai là chuyển giao công nghệ bao gồm cả công nghệ sinh học, tin học và công nghệ quản lý. Ba là thực hiện liên kết 4 nhà (nhà nông, nhà khoa học và khuyến nông, nhà doanh nghiệp và nhà nước) (Lê Huy Ngọ, 2003). Ngày 4/1/2003, Bộ NN & PTNT đã chính thức tổ chức Hội nghị thực hiện liên kết 4 nhà giữa Hội nông dân Việt Nam,

Ngân hàng NN & PTNT, Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, Hội doanh nghiệp Việt Nam và Bộ NN & PTNT trong chuyển giao công nghệ, sản xuất, chế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuyển giao mô hình khoai tây Atlantic tại xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (Trang 34 - 36)