Xây dựng mô hình khoai tây Atlantic

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuyển giao mô hình khoai tây Atlantic tại xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (Trang 64 - 68)

Tham gia xây dựng mô hình trình diễn của các hộ nông dân

Để xây dựng thành công mô hình sản xuất khoai tây chế biến Atlantic cần có sự tham gia tích cực của người dân. Tất cả các hộ tham gia xây dựng mô hình trình diễn đều nhận xét đây là việc làm hoàn toàn thiết thực. Số hộ điều tra tham gia xây dựng mô hình qua các năm ngày càng tăng lên, vì thế

diện tích trồng khoai của toàn xã cũng tăng lên. Không những vậy nhiều hộ còn tăng diện tích sản xuất so với năm bắt đầu trồng.

Bảng 4.7 Tham gia xây dựng mô hình sản xuất khoai của hộ điều tra năm 2011 – 2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số hộ tham gia Hộ 35 50 60

Tổng diện tích Sào 31,5 60 92,5

Diện tích BQ Sào/hộ 0,9 1,2 1,5

(Nguồn: Số hộ điều tra, năm 2014)

Qua bảng 4.7 cho thấy diện tích xây dựng của các hộ điều tra qua các năm đều tăng lên. Năm 2012 có 50 hộ tham gia xây dựng mô hình với tổng diện tích là 60 sào tăng 28,5 sào so với năm 2011, trung bình có 1,2 sào/hô ̣.Tổng diện tích xây dựng mô hình của các hộ điều tra năm 2013 tăng nhanh chóng với tổng diện tích là 92,5 sào, tăng 32,5 sào so với năm 2012, trung bình có 1,5 sào/hộ với 60 hộ điều tra tham gia xây dựng mô hình. Đặc biệt có hộ có tổng diện tích xây dựng mô hình trình diễn lên tới 4,5 sào. Nguyên nhân các hộ tham gia vào mô hình sản xuất khoai tây Atlantic ngày càng tăng lên là do: họ nhận thấy rằng giống khoai tây Atlantic cho năng suất, chất lượng cao hơn các giống trước kia họ đã trồng; việc áp dụng gieo trồng bằng phương pháp làm đất tối thiểu đã nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm thời gian giúp nông dân thu được năng suất cao; khi tham gia xây dựng mô hình họ được hỗ trợ về đầu vào nên các chi phí thấp hơn các năm trước. Không ch v y, i ng cán b khuy n nông c ng không ng ng quan tâm, t p hu n, chuy n giao k thu t và h n g d n ng i dân s n xu t n ng su t t t lên.

Mô hình trình diễn này do các đối tác của dự án phối hợp với cán bộ khuyến nông xã cùng bà con tham gia xây dựng. Mục đích của việc xây dựng mô hình trình diễn là muốn bà con nông dân thấy được thực tế của việc sản xuất khoai tây chế biến Atlantic.

Khi tham gia xây dựng mô hình trình diễn, bà con nông dân đều nhận xét rằng mô hình họ tham gia xây dựng với giống khoai tây Atlantic là giống có chất lượng và năng suất cao, củ to và sạch bệnh rất dễ tiêu thụ trên thị trường, phù hợp cho chế biến.

Hộp 4.3. Nông dân tham gia xây dựng mô hình trình diễn

KHOAI TÂY ATLANTIC HỢP VỚI VƯỜN ĐẤT NHÀ CHÚNG TÔI

Giống khoai tây Atlantic củ to đồng đều, năng suất và chất lượng cao, giống sạch bệnh lại dễ trồng và thích hợp với vườn đất Cảnh Thụy của chúng tôi.

Nguồn PV: Bà Trần Thị Thu, thôn Tây, Cảnh Thụy, Yên Dũng, Bắc Giang.

MÔ HÌNH ĐÃ THUYẾT PHỤC ĐƯỢC CHÚNG TÔI

Mô hình thuyết phục được mọi người. Tuy tốn kém nhưng thu được hiệu quả cao. Tôi thấy giống khoai tây Atlantic rất tốt nên vụ sau tôi lại tiếp tục trồng. Nguồn PV: Bà Hoàng Thị Liên, thôn Tây, Cảnh Thụy, Yên Dũng, BG

Ưu điểm của mô hình là đã đưa ra cho bà con thấy được giống khoai tây Atlantic có năng suất, chất lượng cao, củ đồng đều và sạch bệnh. Nhà nước và các viện nghiên cứu nên tiếp tục đưa các mô hình trình diễn để xã thực tế đánh giá kết quả để nhân ra diện rộng và có chính sách hỗ trợ khi gặp rủi ro.

Nguồn PV: Ông Đàm Đức Hướng, thôn Nhất, Cảnh Thụy, Yên Dũng, BG

Từ đó có sức thuyết phục họ và họ đều mong muốn ở rộng diện tích sản xuất khoai tây Atlantic.

Mô hình trình diễn tuy tốn kém nhưng thực sự đã thuyết phục được các hộ tham gia xây dựng. Mô hình trình diễn cho bà con nông dân tận mắt chứng kiến hiệu quả của khoai tây Atlantic. Phương pháp chuyển giao này đã hoàn toàn thuyết phục được họ, cho dù phương pháp này rất tốn kém. Tuy vậy, họ vẫn luôn lo sợ rủi ro sẽ đến với họ khi tham gia xây dựng mô hình, chính vì thế mà họ đều có nguyện vọng được hỗ trợ khi họ tham gia xây dựng mô hình. Như vậy họ sẽ tin tưởng hơn vào việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp.

Xác định mô hình trình diễn là quan trọng trong công tác chuyển giao giống khoai tây Atlantic, nhằm xây dựng mô hình thực tế có tính thuyết phục cao, giúp bà con nông dân “mắt thấy tai nghe”, qua đó để áp dụng vào sản xuất khoai tây. Mặt khác, để nâng cao sự hiểu biết và cách nhìn nhận của nông dân về sản xuất khoai tây. Dưới sự điều phối, chỉ đạo trực tiếp và hỗ trợ của các hợp phần của dự án đã phối hợp với nông dân tổ chức tốt công tác xây dựng mô hình trình diễn.

Bảng 4.8 Kết quả tổ chức xây dựng mô hình trình diễn năm 2011 – 2013

ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số lượng mô hình MH 1 1 1

Diện tích Ha 30 35 50

Số hộ tham gia Hộ 350 420 600 – 650

(Nguồn: Báo cáo công tác khuyến nông xã, năm 2014)

Qua bảng 4.8 cho thấy, số lượng mô hình sản xuất khoai tây không đổi nhưng diện tích và số hộ tham gia xây dựng mô hình tăng lên nhanh chóng qua các năm. Khi mới tiếp cận với giống khoai tây chế biến Atlantic toàn xã chỉ có 350 hộ tham gia trồng với 30 ha (2011). Đến vụ đông năm 2012 diện tích khoai tây Atlantic có tăng lên nhưng tăng không đáng kể, tăng 5 ha so với năm 2012, số hộ tham gia xây dựng mô hình là 420 hộ. Sự vượt bậc về diện tích khoai tây chế biến Atlantic là vụ đông năm 2013, xã đã xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn sản xuất khoai tây chế biến Atlantic với diện tích là 50 ha với khoảng 600 – 650 hộ tham gia. Mô hình được áp dụng theo quy trình sản xuất khoai tây Atlantic với phương pháp làm đất tối thiểu.

Đến nay, cánh đồng khoai tây đã cho thu hoạch, năng suất trung bình 5 tạ/sào, sau khi trừ chi phí, nông dân thu lãi gần 2,5 triệu đồng/sào; tổng thu trên diện tích 50 ha ước đạt hơn 3,4 tỷ đồng. Việc xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn đã làm thay đổi cách nghĩ, tập quán cánh tác tự do truyền thống của người dân, giúp họ ứng dụng nhiều khoa học KTTB vào sản xuất rau màu tập trung, giúp hạn chế sâu bệnh, điều tiết nước hợp lý, tiết kiệm nước và

giảm chi phí cho người dân. Bên cạnh đó tạo được mối liên kết chặt chẽ giữa 4 “nhà” trong chuỗi sản xuất, làm tăng hiệu quả, thu nhập và cải thiện đời sống của người dân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuyển giao mô hình khoai tây Atlantic tại xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (Trang 64 - 68)