Qui định chung:

Một phần của tài liệu Đề tài: Mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam ppt (Trang 53 - 88)

* Tuân thủ pháp luật: Tất cả các công nhân viên chức NHNT có trách nhiệm tuân thủ qui định của pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng, hoạtđộng tín dụng và các qui định liên quan khác.

* Phải phù hợp với chiến lược hoạt động và phát triển của NHNT VN theo từng thời kỳ: Việc mở rộng tín dụng phải dựa trên chiến lược, định

hướng của NHNT TW qua từng thời kỳ và giai đoạn. * Quan điểm bình đẳng và hướng tới khách hàng:

Trong cấp tín dụng, NHNT không phân biệt thành phần kinh tế, hình thức

sở hữu và thực hiện theo đúng qui trình cấp tín dụng.

* Đề cao trách nhiệm cá nhân: NHNT đề cao trách nhiệm của cá nhân trong hoạt động tín dụng, tuân thủ các bước cấp tín dụng, các cá nhân được

giao quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm đối với quyết định đó, không ngừng học hỏi nâng cao trình độđạođức và nghiệp vụ.

2.3.1.2. Chính sách tín dụng của NHNT VN:

* Chính sách cho vay:

- Đối tượng vay vốn: Mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn. - Nguyên tắc cho vay:

+ Sử dụngđúng mụcđích

+ Hoàn trả gốc và lãi đúng hạn - Điều kiện cho vay:

+ Phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự. + Mụcđích sử dụng vốn vay hợp pháp

+ Có phương án đầu tư, sản xuất kinh doanh khả thi và phù hợp với qui

định của pháp luật.

- Mức cho vay: Điều này còn căn cứ vào: năng lực tài chính của khách hàng, TSĐB, mứcđộ khả thi của dự án, định hướng phát triển của Nhà nước...

- Thời hạn cho vay:

- Lãi suất cho vay: Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt theo qui định

- TSĐB: Định giá TSĐB vô cùng quan trọng trong việc xác định hạn

mức cho vay

* Chính sách quản lý rủi ro tín dụng:

- Không tập trung cấp tín dụng quá cao cho một nhóm khách hàng, một

ngành nghề.

- Khi quyết định cấp tín dụng cho một dự án lớn phải thực hiện theo chế độ tập thể.

- Đối với các dự án có vốn vay trên 10 tỷđồng thì phải trải qua 3 phòng: Phòng thẩmđịnh dự án, phòng quản trị rủi ro và phòng quản lý nợ.

2.3.2. Các sản phẩm tín dụng mà SGD cung cấp cho DNVVN: * Bảo lãnh:

Hoạt động BL tại SGD luôn đảm bảo an toàn và không phát sinh các khoản nợ quá hạn do BL.Trong năm 2007, BL trong nước chiếm tỷ trọng

87,23% doanh số phát hành BL tại SGD và BL nước ngoài là 12,97% và chủ

yếu là BL trên cơ sở BL đốiứng. 90% số lượng BL là ngắn hạn, còn BL trung và dài hạn là BL bảo hành sản phẩm thiết bị.

- BL vay vốn : đó là cam kết của NHNT VN với bên thụ hưởng BL về

việc sẽ trả nợ thay cho khách hàng của NHNT trong trường hợp khách hàng không trả hoặc không trả đủ, đúng hạn nợ vay với bên thụ hưởng BL. Có 2 loại BL vay vốn: Bl vay vốn trong nước và BL vay vốn nước ngoài.

- BL thanh toán: là cam kết của NHNT VN với bên thụ hưởng BL về việc

sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán của khách hàng NHNT trong trường hợp

khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầyđủ nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn.

- BL dự thầu: là cam kết của VCB với bên mời thầu đểđảm bảo nghĩa vụ

tham gia dự thầu của khách hàng của NHNT trong trường hợp khách hàng phải nộp phạt do vi phạm qui định đấu thầu mà không nộp hoặc nộp không

đầy đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì NHNT có trách nhiệm phải thực hiện

thay.

- BL thực hiện hợp đồng: Là cam kết của NHNT đối với bên thụ hưởng

BL về việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng của ngân hàng theo đúng hợpđồngđã kí kết với bên thụ hưởng BL. Trong trường hợp, khách hàng vi phạm hợp đồng và phải bồi thường cho bên thụ hưởng BL nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì VCB sẽ thực hiện

thay.

- BL đảm bảo chất lượng sản phẩm: Là cam kết của NHNT đối với bên thụ hưởng BL đảm bảo việc khách hàng của mình thực hiện đúng các thoả

thuận về chất lượng sản phẩm theo đúng hợp đồng đã kí với bên thụ hưởng

BL nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì VCB phải thực

hiện thay.

- BL khoản tiền giữ lại: Là cam kết của VCB với bên thụ hưởng BL về

việc sẽ thanh toán lại cho bên thụ hưởng BL số tiền mà khách hàng của VCB giữ lại của bên thụ hưởng BL đểđảm bảo cho nghĩa vụ của bên thụ hưởng BL theo hợp đồng đã kí kết khi bên thụ hưởng đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ mà khách hàng không hoàn trả số tiền họđã giữ lại.

- BL đối ứng: là cam kết của VCB ( bên BL đốiứng) với bên BL về việc

sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính cho bên BL trong trường hợp bên BL thực

hiện BL và phải thay khách hàng của ngân hàng trả cho bên thụ hưởng BL. - Xác nhận BL: là cam kết của NHNT VN đối với bên thụ hưởng BL về

việc đảm bảo khả năng thực hiện nghĩa vụ BL của bên BL đối với khách hàng.

Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, năng lực chuyên môn, khả

năng tài chính và uy tín của khách hàng, NHNT và khách hàng sẽ thoả thuận

hàng đối với bên BL trên cơ sở tuân thủ các qui định của pháp luật, của

NHNT VN và các thức đảm bảo gồm: Kí quĩ bằng tiền

Đảm bảo bằng sổ tiết kiệm VCB

Khoanh/ ghi nợ tài khoản của khách hàng tại VCB

Cầm cố/ thế chấp tài sản

BL cho bên thứ ba Tín chấp

Các biện pháp bảo đảm khác theo qui định của pháp luật

* Dịch vụ bao thanh toán:

Bao thanh toán là thoả thuận của VCB với bên bán/bên xuất khẩu hàng trong đó: bên bán/bên xuất khẩu hàng chuyển nhượng cho VCB tất cả các quyền, lợi ích liên quan tới khoản phải thu ngắn hạn của bên mua/bên nhập

khẩu thoả thuận trong hợpđồng mua bán hàng để bên bán/bên xuất khẩu được

VCB cung cấp ít nhất 2 trong 4 dịch vụ: Theo dõi các khoản phải thu

Ứng trước tới 80 – 90% giá trị khoản phải thu Thu nợ

Bảođảm rủi ro tín dụng của bên mua/bên nhập khẩu

- Các loại bao thanh toán: Dịch vụ bao thanh toán xuất khẩu

Dịch vụ bao thanh toán nhập khẩu

Dịch vụ bao thanh toán trong nước

- Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp muốn bán/xuất khẩu hàng theo phương thức thanh toán chuyển khoản trả chậm trong vòng 180 ngày nhưng lại nhậnđược tiền mặt ứng trước ngay sau khi giao hàng và đượcđảm bảo rủi

* Cho vay:

Đây là hoạtđộng quan trọng của SGD. SGD huy động vốn từ nền kinh tế

rồi tiến hành cho vay, đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh… nhằm mục đích tốiđa hoá lợi nhuận. Các hình thức cho vay tại SGD:

- Cho vay vốn lưu động: là việc VCB cho vay nhằm đápứng nhu cầu vốn

lưu động hoặc nhu cầu hình thanh tài sản lưu động của khách hàng. Gồm 2 hình thức: Cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức tín dụng.

- Cho vay dự án đầu tư: là việc NHNT cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu

hình thành mới hoặc mở rộng công suất, đổi mới công nghệ, hoạt động sản

xuất kinh doanh, nhu cầu hình thành tài sản cố định hay bất động sản của

khách hàng. Thông thường, khách hàng vay với thời hạn trên 12 tháng và ngân hàng sẽ giải ngân theo cam kết hợpđồng.

2.3.3. Thực trạng mở rộng tín dụng đối với DNVVN:

2.3.3.1. Số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng với SGD:

* Một trong những chỉ tiêu về mặt lượng đánh giá mở rộng tín dụng của

Sở đối với DNVVN là số lượng các DNVVN có quan hệ tín dụng.

Bảng 2.7: Số lượng DNVVN trong hai năm 2006 và 2007 của SGD

Đơn vị: Số lượng doanh nghiệp

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007

Số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng 103 164

So với năm trước - 61

Số lượng DNVVN 0 50 100 150 200 31/12/2006 31/12/2007 S d o a n h n g h iệ p Số lượng DNVVN

Nếu như năm 2006, SGD bắt đầu tách ra khỏi hội sở chính , cơ cấu tổ

chức chưa ổn định, lượng khách hàng lớn chuyển lên TW. Hầu hết khách hàng tại SGD là DNVVN với số lượng 103 .

Đánh giá tầm quan trọng của DNVVN trong điều kiện hiện nay, SGD tập

trung tìm kiếm khách hàng, đẩy mạnh việc chào sản phẩm cho các DNVVN lầnđầu và kết quả là đã có thêm 61 doanh nghiệp.

Bảng 2.8: Cơ cấu DNVVN có quan hệ tín dụng với SGD phân theo

loại hình sở hữu:

Đơn vị: Số lượng

Năm 2006 Năm 2007

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Doanh nghiệp Nhà nước 24 23,3% 9 5,48% Doanh nghiệp ngoài quốc

doanh

79 76,7% 155 94,51%

(Nguồn: Theo báo cáo của SGD năm 2007)

Đa số các doanh nghiệp Nhà nước được xây dựng theo mô hình tổng

DNVVN. Hiện nay, doanh nghiệp ngoài quốc doanh đáng quan tâm của SGD. Doanh nghiệp Nhà nước không còn là “ át chủ bài “ của các NHTM. Vì:

- Phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn kém hiệu quả, quản lý yếu

kém, tài chính thiếu lành mạnh, không đủ khả năng trả nợ, làm phát sinh nợ

quá hạn và gia hạn...

- Doanh nghiệp Nhà nước đang trong quá trình cổ phần hoá nên vướng

mắc nhiều thủ tục pháp lý gồm: đấtđai, trị giá tái sản, cổ phiếuưu đãi...

2.3.3.2. Dư nợ cho vay đối với DNVVN:

Khi số lượng DNVVN tăng lên thì cũng có nghĩa dư nợ đối với loại hình doanh nghiệp này cũng tăng.

Bảng 2.9: Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với DNVVN

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007

Dư nợ cho vay đối với DNVVN 606 784 Mức tăng dư nợ cho vay - 178 Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay (%) - 29,37%

(Nguồn : Theo báo cáo của SGD NHNT)

SGD nỗ lực tìm kiếm khách hàng là các DNVVN mới, giữ chân các doanh nghiệp có quan hệ tốt với SGD bằng cách cho hưởng lãi suất cho vay thấp hơn các ngân hàng khác, không thu phí dịch tín dụng... bên cạnh việc đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Điều đóđược thể hiện qua số

lượng DNVVN lẫn dư nợ cho vay .

Tuy nhiên, khi vay vốn ngân hàng, DNVVN phải có TSĐB. Đây được coi

là nhân tố làm DNVVN ngại tiếp cận tín dụng ngân hàng vì những doanh nghiệp này quy mô vốn chủ sở hữu”siêu bé”, tài sản thế chấp có giá trị nhỏ… Do đó, tốcđọ tăng trưởng tín dụng chỉ tăng 29,37% với dư nợ cho vay là 784 tỷđồng.

* Nếu phân loại tín dụng đối với DNVVN theo thời gian, thì dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 83,22% tổng dư nợ cho vay đối với DNVVN.

Bảng 2.10: Biểu diễn dư nợ cho vay đối với DNVVN theo thời gian

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2006 Năm 2007

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Ngắn hạn 349,45 64,26 652,49 83,22 Trung & dài hạn 216,55 35,73 131,51 16,78 Tổng dư nợ 606 100 784 100

(Nguồn: theo SGD NHNT)

Dư nợ cho vay DNVVN theo thời gian

Ngắn hạn Trung & dài hạn

Một trong những nguyên nhân làm cho dư nợ cho vay trung và dài hạn đối với DNVVN giảm 18,95% ( từ 35,73% xuống 16,78%) do năm 2007, SGD chưa phải giải ngân các khoản đã kí trong năm 2006: Dự án của công ty Bình Minh, dự án thuỷ điện Sê San…. Và chấm dứt cho vay, chỉ tiến hành thu nợ đối với công ty Dệt may Nam Định, công ty Đức Phương và một số

công ty khác. Cũng trong năm 2007, SGD cũng chỉ giải ngân cho một số

khách hàng mới với số lượng không lớn. Ngoài ra, một nguyên nhân làm cho tín dụng trung và dài hạn giảm : Khi tách ra hoạt độngđộc lập, nguồn vốn của

DNVVN thường có nhu cầu vốn trung và dài hạn nhằmđầu tư công nghệ, mở

rộng sản xuất thì SGD không đápứngđược.

Bên cạnhđó, dư nợ tín dụngđối với DNVVN lại tập trung nhiều vào kinh doanh thương mại. Đây là lĩnh vực dễ thu nợ, ít rủi ro hơn so với tín dụng

trung và dài hạn. Doanh nghiệp thương mại thường vay vốn ngắn hạn.

2.3.3.3. Nợ quá hạn:

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, nợ quá hạn là các khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi đã quá hạn. Nợ quá hạn có thể

thuộc nhóm 2,3,4,5

Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý): là các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày.

Nợ nhóm 3 ( Nợ dưới tiêu chuẩn): là các khoản nợ quá hạn từ 90 – 180 ngày.

Nợ nhóm 4 ( Nợ nghi ngờ): là các khoản nợ quá hạn từ 181 – 180 ngày. Nợ nhóm 5( Nợ có khả năng mất vốn): Là các khoản nợ khoanh chờ

Chính phủ xử lý.

Như vậy, nợ quá hạn có thể thu hồi được hoặc không. Nợ xấu là các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả năng mất vốn). Nợ xấu được xác định dựa trên 2 yếu tố: đã quá hạn trên 90 ngày và khả năng trả nợ là đáng lo ngại.

Bảng 2.11: Dư nợ quá hạn đối với DNVVN

Đơn vị : Tỷ đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Tổng dư nợ 2.501,392 3.612,01

Dư nợ quá hạn 2,076 0,083 3,287 0,091

Dư nợ quá hạn đối với DNVVN

751.512 36,2 1380,54 42

Dư nợ quá hạn năm 2007 của SGD tăng so với năm 2006. Tất yếu, dư nợ

quá hạn đối với DNVVN tăng 5,8% (từ 36,2 tới 42%) do khách hàng là DNVVN chiếm tỷ lệ lớn tại SGD. Đây là dấu hiệu SGD cần chú ý dù rằng tỷ

lệ này vẫn còn xa so với qui định của Ngân hàng Nhà Nước (3%). Tỷ trọng

dư nợ quá hạn đối với DNVVN tăng là do các doanh nghiệp này sử dụng tín dụng ngân hàng để đầu tư vào các tài sản cố định, chủ yếu phát triển theo chiều rộng nên hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao. Mặt khác, công tác thu nợ đối với loại hình doanh nghiệp này gặp khó khăn vì nhiều DNVVN lừa đảo, hoạtđộng không ổnđịnh…

Tuy nhiên, SGD đã tích cực đôn đốc và đã thu được nhiều khoản nợ quá hạn như: Thu nợ đối với công ty Đức Phương từ tháng 1/2007, xoá một phần

nợ gốc và thu nợ hàng tháng đối với công ty Dệt Nam Định, thu hồi nợ theo quí với công ty Hoà Bình. SGD cũngđã hoàn thành hồ sơ của 16 đơn vị và cá nhân thuộc trường hợp nợ quá hạn đã xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro trên 5 năm để đề nghị xuất toán nợ theo Công văn số 1235/CV-NHNT.CN ngày 26/09/2007.

Tình hình nợ xấu tại SGD xu hướng tăng. Tỷ lệ nợ xấu là 1,9%; tăng 0,2% so với năm 2006.

Bảng 2.12: Tỷ lệ nợ xấu của SGD

Đơn vị: %

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007

Tỷ lệ nợ xấu 1,7 1,9

(Nguồn: Theo báo cáo kết quả kinh doanh 2007)

Đây là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng. Bên cạnh việc mở rộng

tín dụng, SGD cần tăng cường công tác thẩm định, giám sát chặt chẽ các khoản vay sau khi giải ngân cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cán bọ tín dụng cho tới khi kết thúc khoản tín dụng.

2.4. Đánh giá tình hình mở rộng tín dụng tại SGD đối với DNVVN:

2.4.1. Những kết quả đạt được:

- SGD đánh giá DNVVN là đối tượng khách hàng cần quan tâm và khai thác nhiều. Vì vậy, SGD đã và đang tiến hành mở rộng tín dụng đối với

DNVVN thể hiện qua số lương doanh nghiệp tăng lên là 61 và dư nợ cho vay

Một phần của tài liệu Đề tài: Mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam ppt (Trang 53 - 88)