1.4.3.1. Nhân tố từ phía ngân hàng:
Thứ nhất, chính sách tín dụng của ngân hàng:
Hoạt động tín dụng là hoạt động bao trùm của ngân hàng. Với tầm quan trọng và qui mô lớn, hoạt động này phải được thực hiện theo một chính sách rõ ràng. Chính sách tín dụng là kim chỉ nam đảm bảo cho hoạtđộng tín dụng đi đúng hướng, quyết định sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Một
chính sách tín dụng đúng đắn, đồng bộ và đầyđủ sẽ xây dựng phương hướng
cho cán bộ tín dụng khi thực hiện nhiệm vụ của mình, hạn chế rủi ro. Ngược
lại, một chính sách tín dụng không thống nhất và đồng bộ sẽ gây các quyết định sai lệch cho cán bộ tín dụng, rủi ro lớn vì không cấp đúng đối tượng. Chính sách tín dụng của mỗi ngân hàng là khác nhau và thay đổi theo từng
thời kỳ. Chính sách tín dụng bao gồm:
Chính sách khách hàng:
Khách hàng của ngân hàng thì rất đa dạng và phong phú, không phân biệt
loại hình kinh doanh, đối tượng. Phân loại khách hàng có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng. Ngân hàng có thể phân loại khách hàng truyền
thống, khách hàng quan trọng và khách hàng khác. Đối với loại khách hàng quan trọng và truyền thống, ngân hàng thường cho hưởng ưu đãi hơn so với
các khách hàng khác như: lãi suất thấp, dịch vụ kèm theo… Ngoài ra, ngân hàng cũng nên thường xuyên chấm điểm tín dụng đối với khách hàng nhằm
xác định doanh nghiệp tốt hay không tốt, từđó có kế hoạch quan hệ tín dụng
lâu dài hay không.
Tài sảnđảm bảo ( TSĐB):
Ngân hàng có thể tài trợ cho doanh nghiệp bằng uy tín của mình đối với
các khách hàng quan trọng và truyền thống. Còn đối với khách hàng khác, ngân hàng thường yêu cầu có TSĐB khi họ có nhu cầu vay vốn ngân hàng
nhằm hạn chế bớt các thiệt hại cho ngân hàng khi khách hàng có khó khăn không trảđược nợ. Chính sách đảm bảo bao gồm các loại TSĐB cho mỗi loại
hình tín dụng, tỷ lệ % cho vay trên TSĐB, định giá và quản lý TSĐB… Chính sách TSĐB ảnh hưởng rất lớn đến mở rộng tín dụng của ngân hàng, đặc biệt
là cho các DNVVN - hầu hết các TSĐB có giấ trị nhỏ, không đáp ứng được
yêu cầu của ngân hàng.
Chính sách lãi suất:
Lãi suất là chi phí của việc sử dụng vốn. Ngân hàng cần linh hoạt trong việc xác định lãi suất tuỳ thuộc vào từng khách hàng, thời hạn vay, loại tiền, qui mô tín dụng. Chính sách lãi suất là nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng tín dụng đối với DNVVN của ngân hàng, bởi lẽ, nếu lãi suất thấp sẽ khuyến
khích doanh nghiệp sử dụng tín dụng ngân hàng và ngược lại.
Thứ hai, qui trình phân tích tín dụng:
Mỗi ngân hàng thì đưa ra qui trình phân tích tín dụng riêng. Đây là bước
quan trọng trong việc xác định cấp hay không cấp tín dụng cho khách hàng. Qui trình tín dụng là trình tự các bước xử lý trong quá trình cấp tín dụng đối
với khách hàng. Một qui trình phân tích tín dụng phải trải qua nhiều bước
rườm rà, không cần thiết vô tình là rào cản tới việc xin cấp tín dụng của khách hàng. Do đó, một quá trình tín dụng tốt, gọn nhẹ là lợi thế trong vệc mở rộng
tín dụng đối với khách hàng nói chung và DNVVN nói riêng.
Thứ ba, trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng:
Con người là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyếtđịnh đối với năng lực cạnh tranh của các NHTM. Bởi lẽ, cán bộ công nhân viên ngân hàng là cầu nối các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tới khách hàng, là người trực tiếp
thực hiện các nghiệp vụ nên họ sẽ đưa ra những đề xuất, sáng kiến mới, là hình ảnh thu nhỏ của ngân hàng về thái độ phục vụ trong tâm trí khách hàng. Ngân hàng là một ngành chứa đựng rất nhiều rủi ro. Do đó, nguồn nhân lực
ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng luôn phải được bồi dưỡng
nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghịêp. Đề cập tới
nguồn nhân lực, chúng ta không thể không nói tới chính sách cho người lao
động như: chính sách đãi ngộ, chính sách tiền lương tiền thưởng…. hợp lý nhằm phát huy năng suất lao động, tinh thần trách nhiệm đối với người lao
động, giữ chân nhân tài…
Thứ tư, mạng lưới phân phối của ngân hàng cũng rất quan trọng
Hệ thống kênh phân phối thể hiệnở số lượng chi nhánh và các đơn vị trực
thuộc như ngân hàng cũng như sự phân bố các chi nhánh theo lãnh thổđại lý. Ngân hàng nào có mạng lưới hoạt động rộng khắp thì sẽ có nhiều cơ hội tiếp
xúc với khách hàng hơn, được biết đến nhiều hơn, phát triển được cac sản
phẩm và dịch vụ của mình, tăng thị phần trong hệ thống ngân hàng. Do hoạt động tín dụng trong ngân hàng là cơ bản và quan trọng nên mạng lưới ngân hàng cũng là nhân tố ảnh hưởng tới việc tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp.
Thứ năm, nguồn vốn ngân hàng
Nguồn vốn ngân hàng gồm: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Nợ phải trả
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn và phải kểđến nguồn vốn huy động
từ các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Do đó, muốn mở rộng tín dụng thì ngân hàng cần phải có nguồn vốn huy động dồi dào về khối lượng và kỳ hạn
nhằm đáp ứng nhu cầu chi trả và nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế.
Điều đóđược thể hiện qua tính đa dạng hoá các kênh huy động vốn, mức độ
tiếp cận đến các nguồn vốn và qui mô vốn có khả năng huy động qua các kênh và được biểu hiện: Mức tiết kiệm trong dân cư phản ánh tổng quan về
lượng cung vốn trong nền kinh tế, khả năng huy động các nguồn vốn hỗ trợ
rộng tín dụng là rất khó khăn do DNVVN có nhu cầu vốn trung và dài hạn là chủ yếu.
Cuối cùng là công nghệ ngân hàng, đặc biệt là công nghệ thông tin:
Đây là thành phần quan trọng nhất trong yếu tố về cơ sở hạ tầng cần thiết trong lĩnh vực ngân hàng. Công nghệ ngân hàng không chỉ bao gồm công nghệ mang tính tác nghiệp như: hệ thống thanh toán điện tử, hệ thống ngân hàng bán lẻ, máy rút tiền tựđộng ATM... mà còn là hệ thống báo cáo rủi ro, hệ thống thông tin MIS… Công nghệ ngân hàng hiện đại tạo lợi thế cạnh
tranh của ngân hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, làm tăng lợi
nhuận ngân hàng, tiết kiệm thời gian giao dịch của khách hàng, ngân hàng
điện tử (e-bank, homebank… ). Đặc biệt, công nghệ có vai trò quan trọng
trong việc tìm kiếm tìm kiếm thông tin đối với khách hàng là các TCKT vì hầu hết doanh nghiệp nào cũng có website riêng, hay định lượng rủi ro các dự
án một cách tương đối chính xác…. Từđó, qui trình phân tích tín dụng có thể
diễn ra trong thời gian ngắn và các cán bộ tín dụng đưa quyết định cho vay
nhanh nhất có thể. Muốn vậy, bên cạnh việc đổi mới công nghệ, nhân viên công nghệ thông tin ngân hàng cần bắt kịp và tiếp cận sự phát triển công nghệ
ngân hàng.
1.4.3.2. Nhân tố từ DNVVN:
- Chiến lược kinh doanh của DNVVN: Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: định hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai, kế
hoạch sử dụng vốn cũng như phương án chi trả nợ cho ngân hàng. Đây được
coi là nhân tố quan trọng để ngân hàng quyết định cho vay hay không. Một
tình hình kinh doanh hiệu quả, chiến lược sử dụng vốn rõ ràng cùng với việc
trả nợ đúng hạn là yếu tố để ngân hàng tiếp tục và mở rộng tín dụng với
- Hệ thống báo cáo tài chính: Đây là nguồn thông tin để cán bộ tín dụng
thẩm định hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cho biết kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và dựđoán trong tương lai. Báo cáo tài chính minh bạch, rõ ràng, trung thực với kết quả làm ăn hiệu
quả là điều kiện để quan hệ tín dụng giữa DNVVN và ngân hàng được mở
rộng.
- Năng lực tài chính: Cho biết số vốn tự có của doanh nghiệp. Đây cũng là yếu tốđể ngân hàng xem xét và xác định hạn mức cho vay nhằm hạn chế rủi
ro, đảm bảo an toàn tín dụng. Ngoài ra, năng lực tài chính còn biểu hiện khả
năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp. Điều này phụ thuộc tính thanh khoản của tài sản.
- Trình độ quản lý: Trình độ quản lý vẫn luôn được ngân hàng quan tâm. Nhiều phương án kinh doanh khả thi nhưng do khả năng quản lý doanh nghiệp yếu kém nên ngân hàng đã quyết định không cho vay.
1.4.3.3. Nhân tố khác:
* Môi trường kinh tế:
Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố: Tốcđộ tăng trưởng kinh tế, GDP, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát….. Những nhân tố này ảnh hưởng nhiều tới chiến
lược mở rộng hay thu hẹp tín dụng của ngân hàng. Khi nền kinh tế phát triển
với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, nhu cầu đầu tư tăng và khi đó tín dụng ngân hàng có cơ hội mở rộng. Còn khi nền kinh tế suy thoái, các ngân hàng sẽ có xu hướng thu hẹp tín dụng.
* Môi trường xã hội:
Một môi trường xã hội ổn định là cơ sở và tiền đề cho nền kinh tế phát triển và ngân hàng cũng mạnh dạn mở rộng tín dụng vì đây là hoạtđộng chủ
minh. Khi xã hội bất ổn, có nhiều biến động thì ngân hàng hạn chế cho vay nhằm bảođảm an toàn tín dụng.
* Môi trường pháp lý:
Ngày nay, pháp luật đã trở thành bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường có sựđiều tiết của Nhà nước. Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập, một hệ thống pháp luật đầyđủ, đồng bộ, thống nhất sẽ là cơ sở để ngân hàng, doanh nghiệp, và các tổ chức, các nhân khác phát triển theo hướng an toàn.
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI SỞ GIAO DỊCH
NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG
2.1. Tổng quan về Sở giao dịch ngân hàng ngoại thương:
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển:
2.1.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Ngoại
Thương:
- Ngày 1 tháng 4 năm 1963, ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (NHNT VN) chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/Cp do hộiđồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý ngoại hối thuộc ngân hàng Trung Ương. NHNT đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động
trong lĩnh vực kinh tếđối ngoại bao gồm cho vay tài trợ, xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ… Ngoài ra, NHNT còn tham mưu cho ban lãnh đạo ngân hàng Nhà Nước
về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà Nước và về quan hệ với ngân hàng Trung Ương các nước, các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế…
- Ngày 14/11/1990, Hội đồng bộ trưởng ban hành chỉ thị số 403/CT chuyển ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam theo Nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 thành ngân hàng thương mại quốc doanh, lấy tên ngân hàng ngoại
Tiếng Anh: Bank for foreign trade of Việt Nam (VCB). Trụ sở của VCB đặt
tại 198 Trần Quang Khải, Hà Nội.
- 1/4/1991, Sở giao dịch ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam được thành lập nhưng vẫn trực thuộc NHNT TW.
- Sau hơn 40 năm thành lập, trưởng thành và phát triển, NHNT gồm: 58 chi nhánh, 1 Sở giao dịch, 87 phòng giao dịch, 3 công ty trực thuộc trên toàn quốc, 3 văn phòng đại diện và 1 công ty con tại nước ngoài với đội ngũ cán bộ gần 6.500 người.
Ngoài ra, NHNT còn tham gia góp vốn với 6 doanh nghiệp, 7 ngân hàng và một quỹ tín dụng, tham gia 4 liên doanh với nước ngoài, liên kết với các
đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau: kinh doanh bảo hiểm, bấtđộng sản, quỹđầu tư…
2.1.1.2. Qúa trình hình thành và phát triển của SGD NHNT:
- Sở giao dịch ngân hàng Ngoại Thương được thành lập vào 1/4/1991 và trực thuộc Hội sở chính.
- Cùng với sự phát triển của toàn hệ thống ngân hàng VCB, việc hội sở
chính vừa thực hiện chức năng kinh doanh và chức năng quản lý không còn phù hợp. VCB mở rộng mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc. Lượng vốn huy
động và cho vay tăng mạnh. Nhiệm vụ quản lý là vô cùng quan trọng đối với
bất kỳ mộ doanh nghiệp nào và NHNT không phải là ngoại lệ. Do đó, ngày 1/1/2006, SGD NHNT được tách ra hoạt động độc lập, tương đương như chi nhánh cấp 1.
- Đầu năm 2008, SGD chuyển sang trụ sở mớiở 31 – 33 Ngô Quyền.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức:
Bộ máy tổ chức lãnh đạo của SGD gồm 1 Giám đốc, 2 Phó giám đốc và khoảng hơn 600 nhân viên. Hiện nay, SGD có 22 phòng giao dịch phân bố
* Phòng ngân quĩ: Quản lý trực tiếp và bảo quản tiền VNĐ, ngân phiếu
thanh toán, các loại ngoại tệ, các chứng từ có giá, hồ sơ thế chấp, cầm cố và kí quĩ theo chếđộ quản lý kho quỹ trong hệ thống NHNT hiện hành.
* Phòng tổ chức nhân sự: Chức năng thực hiện công tác tổ chức bộ máy, công tác cán bộ và tham mưu cho Ban giám đốc trong công tác quản lý tổ
chức, nhân sự, quy hoạchđào tạo và đề bạt cán bộ.
* Phòng bảo lãnh: Đây là phòng thực hiện các nghiệp vụ BL và tái BL như: BL vay vốn, BL tham gia dự thầu…
* Phòng đầu tư dự án: Phòng này chủ yếu đáp ứng nhu cầu trung và dài hạn của khách hàng, có nhiệm vụ xây dựng giới hạn tín dụng, tư vấn hỗ trợ
khách hàng, phân tích hồ sơ vay vốn có thời hạn trên 1 năm.
* Phòng tín dụng trả góp và tiêu dùng: Đối tượng khách hàng là thể nhân, có nhu cầu vay vốn nhằm cải thiệnđời sống. Hiện nay, SGD đang thực hiện
cho vay mua nhà, ô tô trả góp, cho vay đối với cán bộ công nhân viên… * Phòng tín dụng DNVVN: Đối tượng là các DNVVN - một bộ phận đông đảo trong nền kinh tế. Phòng thực hiện các nghiệp vụ: Cho vay chiết
khấu, cho vay thu mua hàng hoá, thanh toán lương, thanh toán tiền hàng nhập
khẩu, cấp tín dụng mua nguyên vật liệu, mở L/C ( L/C kí quĩ)….
* Phòng quản trị rủi ro: Khách hàng của phòng là các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn từ 10 tỷđồng trở nên, có chức năng: phân tích, đánh giá hồ
sơ vay vốn có thời hạn từ 1 năm trở nên.
* Phòng quản lý nợ: Phòng có chức năng quản lý và theo dõi quá trình sau khi cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp có tín dụng ngân hàng từ 10 tỷ đồng trở nên.
* Phòng quan hệ khách hàng: là phòng thực hiện quản lý tất cả các khách hàng của SGD. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong phân loại khách
hàng, chấmđiểm tín dụng có liên quan trực tiếp đến quan hệ tín dụng lâu dài hay chấm dứt của ngân hàng với doanh nghiệp.
* Phòng thanh toán nhập khẩu: Thực hiện các công tác thanh toán quốc tế